Người lao động xuất sắc

04:06 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Tám, 2016
Cần phải lựa chọn một cách nghiêm ngặt nên họ gì và không nên học gì? (L. Tônxtôi)

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh (Châm ngôn Việt Nam)


Ai là người lao động?

Câu hỏi đặt ra: Tổng thống, thủ tướng có phải là người lao động?

Người lao công, nội trợ có phải là người lao động?

Theo thiển ý của tôi, người lao động là người cần phải làm việc để kiếm sống, kiếm niềm vui. Vì vậy, cả 4 người trên: tổng thống, thủ tướng, lao công, nội trợ đều là những người lao động.

Chỉ những người nào không cần lao động để kiếm sống, được người khác nuôi thì mới không phải là người lao động.

Lao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?".

"Trẻ không học - già biết làm gì?". Câu ngạn ngữ Trung Quốc cho ta thấy điều quan trọng của sự học hành: lao động dù là đơn giản (ví dụ như nấu cơm mà không được học và thực tập đến đầu đến đũa thì cũng khó làm tốt được).

Để có thể trở thành những người lao động của thế kỷ XXI, Ủy ban Phát triển và Đào tạo Hoa Kỳ đã nghiên cứu và rút ra được 13 kỹ năng cần có để trở thành người lao động thành đạt (nghiên cứu theo đơn đặt hàng của Bộ Lao động Hoa Kỳ):

1. Kỹ năng tư duy sáng tạo
2. Kỹ năng đặt mục tiêu (tạo động cơ)
3. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
4. Kỹ năng lãnh đạo
5. Kỹ năng học hỏi
6. Kỹ năng lắng nghe
7. Kỹ năng thương lượng
8. Kỹ năng thuyết phục
9. Kỹ năng đảm bảo tính hiệu quả của tổ chức
10. Kỹ năng phát triển cá nhân
11. Kỹ năng giải quyết vấn đề
12. Lòng tự tôn
13. Kỹ năng làm việc theo nhóm


Đây là 13 kỹ năng cần có và thứ tự được xếp theo độ quan trọng của kỹ năng đó. Ở xã hội Hoa Kỳ - nơi nền kinh tế thị trường phát triển và việc mọi công dân sống và làm việc theo pháp luật cao thì kỹ năng tư duy sáng tạo là quan trọng nhất. Song ở nước ta, môi trường Việt Nam khác hẳn với Hoa Kỳ, theo bạn kỹ năng nào là quan trọng nhất?

Vì nước ta mới chập chững vào nền kinh tế thị trường, chưa xóa được tình trạng "nhất thân, nhì quen" nên kỹ năng giao tiếp - ứng xử (số 3) được xếp ở vị trí số (1), còn tư duy sáng tạo xếp thứ (3).

Người thành đạt thường là người lãnh đạo, vì vậy kỹ năng lãnh đạo rất quan trọng (số 4). Phải hiểu rằng con người trước khi lãnh đạo người khác người đó phải biết lãnh đạo chính mình! Dù có bằng tiến sĩ cũng vẫn phải học kiến thức mới, học những cái cần cho công việc của mình mà chưa biết, vì vậy ở thời đại mới cần kỹ năng học hỏi.

Napoleon đánh giá người chiến sĩ ra mặt trận như thế nào?

"Một người khi bước chân vào đời lính mà không mơ có một ngày trở thành đại tướng, là một người lính tồi". (Napoleon)

Chính vì vậy, kỹ năng phát triển cá nhân cũng là một kỹ năng quan trọng để đánh giá chất lượng người lao động.

Ngoài ra, lao động trong thời đại ngày nay chẳng ai làm việc một mình. Công việc thường được làm việc tập thể và chính vì vậy, ai trong thời đại bây giờ cũng đều phải trang bị cho mình kỹ năng làm việc theo nhóm. Không có kỹ năng này hiệu quả làm việc của người lao động sẽ rất thấp, gây thiệt thòi cho cả người lao động và cả xã hội.

Hãy tự hào về mình, về khả năng làm việc của mình và đó cũng là đòn bẩy giúp ta vượt qua những khó khăn thường ngày trong công việc, giúp ta làm việc có hiệu quả hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Sinh viên với kỹ năng

    03/04/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTheo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện 37% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Chúng ta không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc. chương trình đào tạo không theo kịp sự phát triển của xã hội, không đào tạo ra người có thể làm được việc ngay. Do vậy, sinh viên mới ra trường thiếu quá nhiều kỹ năng để làm việc, đặc biệt các kỹ năng “mềm” như tư duy phân tích, tổng hợp, thuyết trình, giao tiếp hay làm việc đồng đội...
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Rèn kỹ năng tự nhận thức

    22/12/2008Nguyễn Đăng Duy NhấtBài viết dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của sự tự nhận thức (self-awareness), đồng thời gợi ý một số kỹ thuật để nâng cao kỹ năng tự nhận thức. Kỹ năng này không chỉ giúp ích từng thành viên trong tổ chức mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng của những nhà quản lý bẩm sinh

    04/05/2007Cty Alpha BookMột số người được xếp vào hàng những nhà quản lý bẩm sinh vì họ sử dụng thành thạo các kỹ năng có tầm quan trọng đặc biệt trong những tình huống cụ thể và với một số người ủng hộ nhất định. Chẳng hạn, trong trường hợp cần đến các mối quan hệ, những người có khả năng xây dựng lòng tin sẽ dễ dàng chiếm được vị trí nhà quản lý xuất sắc hơn những người khác.
  • Kỹ năng suy nghĩ

    28/04/2007Nguyễn ĐăngTại sao lại cân phải tuyển một người tốt nghiệp Đại học thay vì PTTH...?Nhà tuyển dụng muốn tuyển một người tốt nghiệp Đại học là vì họ muốn có những người có khả năng "suy nghĩ". Họ cần những người có thể học mọi thứ nhanh, biết cách xác định và giải quyết các vấn đề đưa ra những ý kiến từ những thông tin lộn xộn, và đưa ra những kết luận đúng đắn, và suy nghĩ sáng tạo...
  • Kỹ năng lập kế hoạch dự án mini

    13/04/2007Ths Chu Quang KhởiĐặc trưng của dự án mini là nó do một người hoàn toàn chịu trách nhiệm từ bước phát kiến ýtưởng tới bước đánh giá tổng kết, tuy người này vẫn phối hợp với các đối tượng khác liên quan trong thời gian thực hiện dự án...
  • 6 kỹ năng giải quyết vấn đề

    12/07/2006Thương LinhLà một nhà quản lý, hàng ngày bạn phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Có bao giờ bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp?
  • Kỹ năng làm việc nhóm

    20/05/2006Phan ThươngTrong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái. Tuy nhiên, không khí làm việc khá căng thẳng đôi khi mâu thuẫn với nhau gay gắt do họ rất coi trọng cá nhân...
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm

    12/04/2006Nguyễn Vĩnh GiangNhững hiểu biết về kỹ năng phối hợp các cá nhân trong nhóm có rất nhiều, đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo được quyền lực và gây ảnh hưởng, kỹ năng khuyến khích người khác nỗ lực làm việc, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm và với các nhóm khác...
  • 9 kỹ năng “mềm” để thành công

    25/12/2005Phạm Thu ThúyBạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kĩ năng “mềm”...
  • Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên

    22/12/2005TS. Nguyễn Thường LạngCon người cá nhân hay con người trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người...
  • Kỹ năng & đặc tính của các nhà doanh nghiệp

    24/10/2005Trương Thu HàĐể xây dựng một doanh nghiệp thành đạt cần phải có một số kiểu người nhất định và thật không dễ dàng để điều hành công việc kinh doanh một mình. Các dự án mới bao giờ cũng rất mạo hiểm và đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sức lực của bạn. ...
  • Kỹ năng Networking

    27/07/2005Xây dựng quan hệ và cơ hội thành công (Jossey-Bass, 2000), bằng cách tìm kiếm những nét đặc trưng trong các mối quan hệ và liên hệ của mình, bạn có nhận ra được người cộng tác trong “mạng lưới toàn cầu” của mình, những người mà bạn có thể phát triển mối liên hệ với họ.
  • Kỹ năng quản lý

    27/07/2005Trương Thị Quỳnh TrangLàm thế nào chúng ta có thể nhận ra một nhà quản lý tài năng trong đám đông? Hãy nhìn vào một khung cảnh hỗn loạn, bạn sẽ thấy nhà quản lý tài năng chính là người nổi bật lên trên sự hỗn loạn và lập lại trật tự vốn có. Họ dường như được sinh ra trong những tình huống khủng hoảng nhất và khắc chế được sự khủng hoảng đó. Bởi vì bẩm sinh họ đã thích được thử thách và cảm thấy rất hưng phấn khi chiến thắng. ...
  • Bản chất của nghệ thuật có giống với kỹ năng không?

    21/07/2005Một lúc nào đó trong thế kỷ 19, từ “nghệ thuật” bắt đầu được dùng chủ yếu cho một loại hình nghệ thuật – cái gọi là “nghệ thuật tạo hình”. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại không loại trừ những ngành như điêu khắc, âm nhạc, và thi ca khỏi danh sách các nghệ thuật của họ, nhưng họ cũng không tuyên dương những ngành nghệ thuật này như nghệ thuật tới mức loại bỏ hết mọi sự tạo tác khác của con người.
  • Chương 2. Phong cách khoa học trong lao động

    14/07/2005
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • Kỹ năng sinh viên: Ngẫu hứng và... tự phát!

    09/07/2005T. VyMột cuộc thăm dò trên 2.000 SV của nhóm SV nghiên cứu marketing - Margroup (khoa Thương mại du lịch - ĐH Kinh tế TP.HCM) cho một kết quả: tỉ lệ SV “hẻo” kỹ năng giao tiếp và những kiến thức bổ sung nói chung khác ở các trường ĐH, CĐ chiếm đến 80%.
  • Sáu kỹ năng tạo danh tiếng

    27/03/2004Một số chủ doanh nghiệp thu hút khách hàng như có phép thuật. Nhiều khi, họ không cần phải sử dụng đến dịch vụ quảng cáo. Sự nổi tiếng của những doanh nhân này đủ để tên tuổi họ được khách hàng nhớ tới mỗi khi có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nào đó
  • Kỹ năng Đọc sách và tài liệu

    11/08/2003Sách báo, tài liệu (gọi chung là sách) là kho tàng tri thức nhân loại được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức rất quan trọng và vô tận đối với mọi người, đặc biệt làngười trí thức - trong đó có các bạn. Mọi thành công của con ngừơi đều là sự kết hợp của nỗ lực sức lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy, từ cuộc sống, từ sách vở...
  • Một định hướng giáo dục mới: phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề

    10/02/2003Một trong những vấn đề ta thường gặp ở Việt Nam là sinh viên học sinh ra trường chưa đủ khả năng sẵn sàng để đảm nhận được các công tác, chức vụ mà đáng lẽ họ phải có khả năng ứng xử độc lập. Họ phải qua một thời gian bỡ ngỡ, chới với rất dài so với thời gian cần thiết cho một sinh viên phương Tây.
  • xem toàn bộ