Chỉ lạc quan khi có Khả năng lao động cho Tương Lai tươi sáng

07:01 SA @ Thứ Sáu - 20 Tháng Tư, 2018

Như phương châm viết của tôi : sự thật, tâm thành, hữu ích ! Các câu chuyện đều nhằm tới vấn đề XH, nên đọc qua thấy mệt, nhưng nhìn rộng trong cuộc sống thấy mừng vì sự thật tôi viết dưới đây càng ít đi, và người ta đã biết rõ nguyên nhân của nó…Hơn nữa ngày càng nhiều người có khả năng xã hội hóa lao động hữu ích của mình hơn để không sợ tuổi tác...


Thế nào dạo này có gì mới không mày ? Ngồi xuống uống tí trà tao vừa pha, không tí mấy đứa ranh con vào lại hớp hết. Chủ nhật hôm qua tao biết có mấy đứa thì thụt đến nhà Sếp đấy.

- Mới có tí sáng đã cồn hết ruột vì uống trà đặc rồi . Có chó gì mới được ở cái xó này?! Năm nay tao hết date nhưng chỉ sợ nó báo nghỉ thì toi, cứ thấp tha thấp thỏm. Mà cũng đi hết các cửa rồi.

- Ngồi đấy mà kêu, mà đợi. Thôi chịu khó chạy cả cấp trên nữa đi, ít ra cũng được thêm 6 tháng. Tao cũng phải đi lại dày mặt mới còn được ngồi đây thêm 1 năm, cũng chả có việc khỉ gì làm cả, nhưng còn chút oai với làng xóm. Với lại thực ra đi lại mất 6 tháng lương thì thu về được cả năm lương

- Không phải nhắc, thằng này cũng đã làm cả rồi nhưng chả đứa nào hứa hẹn gì mình mà nó vẫn nhận phong bì đều. Đánh bạc cũng không mờ mịt thế này. Về hưu thì chả biết làm cái gì ! Chưa kể nhiều nơi kinh cái việc mình vẫn từng làm

- Ờ, bọn mình còn thế, huống hồ cái đám chức quyền đầy màu mè thì sống chết giữ chỗ cũng phải thôi, như Nông dân quê tao giữ ruộng í. Nếu có bị giải tỏa thì bét ra phải có cách nhận đền bù cao tí nào hay tí ấy

- Ơ mà lạ, có đứa nếu về làm nghề tay trái cũng kiếm được cũng không thích về. Cũng không ít đứa khi cận tuổi thôi lại muốn hạ cánh an toàn thế mà bọn mình cứ muốn bay mãi trên Giời là sao nhỉ. Rồi có những kẻ còn muốn ngồi tiếp trên Đạn Đạo bay ra nước ngoài hẳn í nữa chứ.

- Cuộc sống mà lị, chung qui anh đã ôm được trong tay cái lợi lộc gì và có ở cái vị trí, cái hoàn cảnh mà ‘còn muốn’ , còn ăn được nữa hay không mà thôi. Nông Dân quê tao vốn kiết xác nhưng đủ khôn để biết mọi cách mót tiền nữa là. Bọn mình cố bám cái ghế này cũng chẳng qua hư danh mà thôi chứ tiền chạy chọt, xăng xe đi làm chả quá tội tiền lương chênh lệch so với về hưu

- Mày có biết cơ quan bên cạnh chứ, trước khi nhận sổ bọn sắp phải về hưu còn được trên cho đi học tập tham quan mấy nước đấy, khiến bọn trẻ thèm rỏ rãi. Chính sách cán bộ ít ra cũng phải thế cho anh em đỡ tủi. Đằng này cơ quan mình…đấy năm ngoái Chủ nhiệm Phòng vừa nghe tin báo nghỉ ngã lăn quay ra đất sùi bọt mép phải gọi Y Sĩ còn gì. Bọn mình có lẽ không còn bọt mép mà sùi đâu

- Tao luôn dặn con tao cố thi vào đại học, rồi cố chen chân vào cơ quan Nhà nước nó yên ổn, tằng tằng đến 60 mới phải về hưu, khéo ra cũng còn chút bổng lộc này nọ. Mà xem ra đời bọn mình, so với anh em cũng chẳng bị thiệt gì, ngỏanh đi ngoảnh lại đã 60, mới thấy về hưu cũng không phải là lúc yên ổn ?

- Mụ vợ tao còn làm cho tao kinh hãi hơn nữa, khi mụ ấy trì chiết : ông mà bề hưu hàng ngày tôi nhìn thấy cái bản mặt ông thì hàng họ ế ẩm lắm. Bao lâu tôi không hỏi lương ông, thì ông hãy cố muộn hưu tí nào phúc đức tí ấy đề rồi khỏi phải về nhà, ườn cái xác ngồi ám công việc kiếm tiền của tôi đấy

- Ôi sao tao thích cái ngày xưa thế không biết, có đầu thai lại cũng muốn quay lại như vậy…Vào trận mà như đi trảy hội, được làm cán bộ, người của Nhà nước nghe nó oai thế. Sướng kinh lên được khi cầm trong tay cái sổ tem phiếu mà người Nông dân mặt cắm xuống đất chả dám mơ. Nhưng hôm nay bao nhiêu Nông dân đầy tiền tỉ trong tay, còn mình thì khiếp vía lên khi phải nhận sổ hưu

- Vợ con tao chả bao giờ hỏi tao thực ra từng làm cái nghề gì bởi chúng không quan tâm, không muốn hiểu. Nhưng hôm nay đứng trước cái tình cảnh này thì chúng mới hỏi mình thực ra nghề gì, nên đi làm ngoài…Tao điên quá vặc lại vợ : thế bà làm nghề gì? Bưng mẹ cái quầy hàng của bà ra ngoài chợ mà làm ăn sao cứ phải bám vào cái mặt tiền nhà này mãi thế

- Thôi mày đừng tông tốc thế nữa rối hết cả ruột. Trà đặc đã làm sôi bụng lắm rồi. Nhìn đi nhìn lại sắp hết 1 năm. Tao thú thực không sợ chết bằng sợ về hưu. Giá mà chết khi còn tại vị thì hay hơn bao nhiêu không. Tao từng thấy bao kẻ vừa về hưu hôm trước hôm sau già xọp, đầy bệnh tật phát tác, hôi hám, lằng nhằng níu kéo quá khứ…tao sợ lắm !

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mối quan hệ giữa sở hữu tư và tha hóa

    26/03/2018Ngụy Tiểu BìnhC.Mác đã không chỉ dùng khái niệm tha hoá để giải thích về sự đối tượng hoá (sự vật hoá) bản chất con người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, C. Mác vẫn chưa có sự phân biệt rõ hai phương thức biểu thị khác nhau của sự đối tượng hoá bản chất chủ thể, đó là: sự tha hoá nội sinh (dị hoá) và tha hoá ngoại sinh (ngoại hoá)...
  • Lạc sở hữu

    05/08/2015Tạ Thị Ngọc ThảoKhi doanh gia đọc sách Phật là cốt tìm một chút lắng đọng trong tâm hồn. Nhưng không ngờ từ những giờ phút bình yên nay lai nhận biết thêm nhiều điều mới mẻ sâu sắc... Quả, triết lý nhà Phật có sức hấp dẫn dù lòng người, kể cả những người quanh năm bận rộn mua và bán...
  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Hữu – tả có gì khác?

    21/10/2013Nguyễn Chính Viễn – Bùi ThậtTả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ...
  • Tư sản hôm qua, hữu sản hôm nay

    20/08/2010Hân Hương thực hiệnTrong giới sử học, ông thuộc số ít viết sử kinh tế.GS Đặng Phong - tác giả của hàng chục ngàn trang sử kinh tế VN. Ông bảo: “Nền kinh tế miền Nam trước 1975 phồn vinh thật nhưng giả tạo ở chỗ nó không tự nuôi nổi nó”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng”...
  • Về hưu đâu phải đã an toàn

    29/07/2009Sông ThươngLuật nước, luật trời và cả lòng dân không bao giờ có thể tha thứ cho một nhà lãnh đạo biến chất, coi thường pháp luật, chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của quốc gia để làm giàu cho bản thân mình.
  • Vì sao sợ về hưu?

    24/07/2009TS Nguyễn Ngọc ĐiệnỞ các nước tiên tiến, người lao động về hưu có thể sống an nhàn với các phúc lợi do chế độ hưu trí mang lại: lương hưu đủ, thậm chí dư, để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, bao gồm vui chơi, giải trí, du lịch; bảo hiểm y tế cho phép được chăm sóc sức khoẻ trong những điều kiện chấp nhận được. Cuộc sống của người lao động về hưu điển hình ở Việt Nam không được như thế, nếu không muốn nói là rất khó khăn, thiếu thốn.
  • Chuyện về hưu

    01/01/1900Nguyễn Quang ThânThời nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô
  • Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

    29/06/2006T. G....không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người..
  • xem toàn bộ