Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

09:43 SA @ Thứ Hai - 17 Tháng Mười Một, 2014

Chúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học ? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân ? một Vị Tướng hay một Chính khách được không ? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?

Ngày xưa Thành Cát Tư Hãn chiếm được những vùng đất bao la của Thế Giới bằng sự vô học, bạo tàn và kích thích sự u mê của Thần Dân, thì đến khi đạt được tham vọng ấy Ông mới ngộ ra rằng để cai trị nó thì vô cùng cần đến Chính Học và khát khao một ngày được nghe những điều hay, học được điều mới từ cuộc sống và những người xung quanh mình !

Ngay trong thời kì Nước Nga ở giai đoạn cuối của Thế Chiến lần thứ Nhất, lại phải đương đầu với Nội chiến, cần rất nhiều thanh niên tòng quân ra chiến trường, nhưng khi đến phát biểu ở hội nghị kêu gọi lòng yêu nước Người đã nói một câu rất nổi tiếng :’Học ! Học nữa ! Học mãi !’. Với điều ấy Người đã truyền cho mọi người thấy tinh thần học tập là chủ đạo dù bất luận là Chiến Tranh hay Hòa Bình

Lê Quí Đôn nói : ‘phi Nông bất ổn, phi Công bất phú, phi Thương bất hoạt, phí Trí bất hưng’ điều đó quả là vô cùng đúng trong Thế Giới ngày nay với nền Kinh tế Tri thức lấy học vấn làm động lực của sự phát triển và sứ mệnh của Lao động của chúng ta, với tư cách là những Trí Thức mới trong Thế Giới đó, phải đưa Tri thức biến thành Sản phẩm làm tăng giá trị sống của Con người.

Trong suốt cuộc đời mỗi người, sự ưu tiên cao và thường xuyên nhất chính là sự học tập. Bill Gate từng chia sẻ : tôi quyết định không học tiếp ở Havard để theo đuổi ngay lập tức ý tưởng kinh doanh của mình, nhưng tôi chưa bao giờ là người ngừng học tập, và chân thành khuyên các Bạn, hãy nỗ lực cho những dự định của mình trên cơ sở của sự học tập đến nơi đến chốn!


Học tập và ứng dụng ở mọi nơi là cách tốt nhất làm ta trưởng thành


Vâng ! Bản thân mỗi chúng ta khi từ ý thức sâu thẳm của mình coi học tập là chìa khóa đi vào cuộc sống với những mục tiêu dự định thì đã tiềm ẩn một ‘Nhà Tư Tưởng’ trên con đường sự nghiệp lao động của mình rồi, phần tiếp theo chính ta chúng ta tìm những cơ hội để học tập, thông qua đó tìm được giải pháp cho sự thành công của mình.

Quá trình học tập là đi từ Biết đến Hiểu, rồi đến ứng dụng, cải cách và thực hành ‘cái Đạo’ của nghề nghiệp. Trên thực tế có những người giàu có tiền bạc không dựa vào sự học tập nhưng còn một thực tế rõ ràng hơn thế là không có một sự Thành Đạt nào mà không dựa trên sự Học Tập. Mọi mưu cầu luôn có tham dự của yếu tố may rủi, nhưng sự thành đạt lại là quá trình lao động dựa trên Tri thức và bản lĩnh sống đúng đắn của Bạn.

Trong những thứ hữu hạn mà bạn phải tính toán chi li là Sức khỏe, Thời gian và Tiền bạc ? Bạn sẽ tìm thấy cách sử dụng chúng tuyệt vời khi tham gia những chương trình học tập theo cách phù hợp với chính hoàn cảnh của mình, với ý nghĩa không phải là chi tiêu mà là làm nảy nở Tinh thần tạo ra tất cả những thứ ấy !

Có nhiều điều tưởng là không thể, nhờ sự học tập với các phương pháp hữu hiệu, chính Bạn sẽ tự rút ra rằng : với Bạn lại là có thể ! Đó chính là điều kì diệu đầy hiện thực. Bằng chứng là Bạn thấy : thành đạt trong nghề nghiệp lao động vô cùng khó khăn nhưng thật lý thú không chỉ là bởi những thách thức của nó mà còn là những thành tựu tuyệt vời mà bao nhiêu lớp người đã thành công và thành danh, đem lại sự phát triển và tự hào cho Cộng Đồng

Không ai sống thay, làm thay và tạo ra sự thành công của các Bạn, nhưng tìm được cơ hội học tập và khả năng chía sẻ Tri thức sẽ hun đúc, bổ trợ, gia tăng những yếu tố vốn đã tiềm ẩn trong phẩm chất và kiến thức của Bạn để Bạn tin rằng Bạn sẽ thành công, quan trọng hơn là trao cho Bạn Cây Đèn và Hạt Giống Tri thức để Bạn đi vào ‘cánh đồng lao động’ của Bạn so rọi , reo cấy và cho Bạn thấy rõ Bạn sẽ cần phải làm gì để nó trở thành ‘Vương quốc’ sự nghiệp của mình khiến xã hội tự hào vì có thêm một người tuyệt vời như Bạn !

Tôi gặp gỡ nhiều Doanh nhân, các quan chức chiêm nghiệm thấy một so sánh có lý rằng : có ba nơi điển hình mà người ta đến đó khi trở về đều có sự thay đổi trong Ý thức : Đất Phật, Nước Mỹ và Ngôi Trường của Bạn…Điều tuyệt vời ở chỗ : những nơi đó tương tác vào Tinh thần và Tri thức của Bạn thấy mình tự thay đổi tích cực không ngờ, cho dù nơi Đất Phật không phải là Thiên Đường, Nước Mỹ không phải là Đất Thánh, và Ngôi Trường của Bạn không phải là nơi tuyệt vời nhất! Nhưng là nơi giúp Bạn những bài học, sự phản tỉnh, chiêm nghiệm, củng cố, quyết tâm, để tiếp tục trở về hay tiếp tục lên đường cho những mục tiêu phấn đấu…

Tôi cho rằng hành trình Tri thức của mỗi người tùy thuộc vào kiến thức tích lũy của họ đã được tôi luyện, mài rũa sử dụng vào thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống của họ như thế nào. Đó cũng là tôn chỉ của tôi khi thực hiện chức nghiệp với tư cách là Giảng viên. Bởi vậy, sự kết hợp giảng dạy với hoạt động tư vấn…tham dự sâu vào công tác quản lí và kinh doanh như người cố vấn hay thành viên Hội đồng quản trị là cách tích cực, có giá trị lớn lao trong việc thực hành tôn chỉ đó. Một người lao động đạt đến trình độ ‘đỉnh của nghề nghiệp’ cần tính chuyên nghiệp, sự cam kết cao, đúc rút ra những qui luật, hình thành nên nhân sinh quan, triết lý cùng các phương pháp hữu hiệu hơn trước để chia sẻ học thuật, kinh nghiệm phổ quát hướng vào giải quyết tốt các bài toán thực tiễn cho các đối tượng nghề nghiệp, rộng hơn nữa là có ý nghĩa tham khảo với xã hội rộng lớn. Môi trường sư phạm, và các hoàn cảnh công tác khác đã từng, tôi được đẫm mình trong đó, ‘gia nhiệt cao’ để tôi luyện nên những phẩm chất của Trí thức. Đặc biệt là điều kiện thường xuyên được và phải tương tác với những học viên, các nhà quản lý đầy trải nghiệm và thành đạt trong sự nghiệp của họ…tôi cảm thấy và có động lực hàng ngày để hoàn thiện, được hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp

Tôi say sưa và nỗ lực trong Sứ mệnh của mình là ‘Truyền bá ! Reo rắc ! Thức tỉnh’….với khẩu hiệu ‘Thắp sáng lên năng lực của Bạn’ tôi muốn được cùng Bạn chia sẻ những giá trị cao của sự thành công, nhân bản nó lên trong Cộng Đồng. Mọi thức dường như đã có sẵn những điều quan trọng nhất, ở trong Bạn, trong chúng ta…vấn đề là dùng Ngọn lửa Tri thức để ‘Thép đã tôi thế đấy !’ sử dụng vào những Công trình của mỗi người trong xã hội mà trong đó chúng ta muốn trưởng thành.

Chúc các Bạn Thành Công và cá nhân tôi rất vui nếu được xem là người đồng hành hữu ích bên bạn !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học

    08/09/2020Nhà báo Vũ KhánhHọc đại học khác với học phổ thông cấp 4. Đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm nhiều bên cạnh các giờ giảng và hướng dẫn của thầy. Song ai cũng biết thực tế Đại học của ta đang không phải như vậy. Phần trình bày dưới đây nhằm mời bạn đọc tham gia trao đổi quan niệm và kinh nghiệm thưc tế về cách tự học đạt hiệu quả cao.
  • Sự học ngày nay: Ít "bậc thầy" đúng nghĩa?

    12/11/2019Lại Nguyên ÂnGiữa tháng 1, nhà văn Lại Nguyên Ân gửi tới VietNamNet bài viết đưa ra "một cách lý giải về sự học và tình thầy trò ngày nay, cho rằng, khi mà học tập là một phần việc mà mỗi người phải theo đuổi suốt đời, khả năng “làm thầy” thiên hạ bao giờ cũng rất hạn hẹp...
  • Đầu tư học tập - đầu tư quan trọng nhất cho bản thân, đất nước

    10/10/2018Khiết Hưng - Hương GiangĐiều quan trọng nhất mà tôi muốn nhắn gửi các bạn là phải đầu tư vào việc học tập của mình. Những việc làm lý thú, đem lại nhiều tiền, giúp cải thiện thế giới, cải thiện cuộc sống của các bạn... đều đòi hỏi rất nhiều từ việc học tập...
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Bàn về chuyện tự học

    15/11/2016Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
  • Nghĩ về tự học

    21/07/2016Đại tá, NGƯT Nguyễn Xuân QuỳnhTrước kia ta có thể ỷ vào số lượng kiến thức do nhà trường trang bị để dùng trong 15-20 năm. Nhưng ngày nay chỉ sau vào năm một nửa số kiến thức cũ đã lỗi thời. Ai cũng thấy tự học là cần thiết nhưng nhiều người chưa có ý thức, chưa biết cách tự học tốt...
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Tôi tự học

    20/06/2010Thu Giang - Nguyễn Duy CầnTôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà khoa học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhờ vua.
  • Cách mạng học tập

    21/04/2010Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề rất rộng, được thể hiện bằng văn phong báo chí, trình bày dễ hiểu, đồng thời nhiều ví dụ và số liệu cụ thể được cung cấp để người đọc có thể vận dụng cho mục đích cá nhân. Cuốn sách dành cho mọi độc giả: là giáo sư đại học, hoặc giáo viên mẫu giáo, là một người làm việc ở bất kì nghề nghiệp nào tới một học sinh phổ thông, là cô gái hay chàng trai trẻ, hoặc người nội trợ, hay bà mẹ đang nuôi con nhỏ.
  • Sự học lấy bằng

    17/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Xây dựng khả năng tự học trong doanh nghiệp

    20/06/2006Trần Minh TrọngCác nhà quản trị doanh nghiệp thế giới gần đây cho rằng doanh nhân thế kỷ XXI phải có khả năng học tập và sáng tạo ra tri tứhc cho riêng mình. Hơn thế nữa, doanh nhân cần phải biết xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành một tổ chức có khả năng tự học. Khả năng tự học của doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Từ học để biết đến học để biết làm

    14/02/2003Nền giáo dục đại học của Việt Nam muốn có hiệu quả thì phải có chương trình đào tạo có chất lượng ngày một cao, nhưng chất lượng này do ai đặt ra? Chúng ta thường quên là sản phẩm mà đại học đào tạo - nghĩa là số sinh viên theo học cấp đại học - không phải là để cho đại học sử dụng mà là để cho xã hội nói chung sử dụng. Thế mà đại học không hề để ý đến phản ứng của xã hội đối với sản phẩm mà mình đào tạo...
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học

    10/02/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh ToànNước ta hiện còn rất nghèo, đầu tư cho giáo dục bình quân đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới. Giải bài toán "đuổi kịp" như thế nào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo khi phải lấy 1 đọ với 10, đọ với 100? - Khơi dậy nội lực, đó là câu trả lời chung. Trong giáo dục, thì nội lực trước hết là nội lực ở người học; Khơi dậy được nội lực này thì sẽ khơi dậy được nhiều nội lực khác trong ngành và trong xã hội.
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ