Cái lý của phụ nữ... hư
Dạo gần đây, giới phụ nữ thành phần trung lưu, tuổi trên dưới bốn mươi truyền cho nhau một điều "đắc ý" có trong một bài báo ở đâu đó. Một chị nói: "Báo viết chí lý thật. Giúp ta hiểu thêm bản thân. Sao mà cái nhân vật trong bài báo giống y chang đời tôi vậy!". Rồi chị kể ra: "Này nhé, tuổi hai mươi hai bước vào đời, chưa biết gì! Loay hoay mất hơn chục năm nào là nuôi con, tã lót, bình sữa, chạy đưa con đi bệnh viện, nhà trẻ, chạy trường tốt, lo dạy con... ngoảnh lại khi con lớn một chút, thì mình đã bốn mươi. Bây giờ mới biết thế nào là tình yêu, là khao khát và nhìn nhận con người. Và... yêu! Và sai lầm mà không sao rút ra khỏi bi kịch cá nhân!".
Tuổi trung niên là lúc mọi sự đã ổn định. Đi làm thì cũng đã tạo dựng được cái gọi là sự nghiệp. Không to tát thành công này nọ thì cũng đã quen việc, có một chỗ ngồi ở cơ quan chẳng phải luỵ ai hay là sợ sệt lấy lòng người này người kia như hồi còn tay trắng mới vào nghề. Thậm chí có cô còn đâm ra kén cá chọn canh , chán nơi làm việc. Hiện tượng nhảy việc có gì lạ đâu. Thời nay là thời của đi tìm cơ hội, thử sức mình.
Cái kiểu làm nghề có thâm niên, nghề gia truyền đã xưa lắm. Con người bây giờ có thể tự do đi tìm xứ sở lý tưởng cho mình. Không thấy đó ư, một kỷ lục gia trẻ nhất vừa hoàn thành chuyến vượt biển một mình vòng quanh thế giới. Đố bậc cha mẹ nào dám để đứa con mười bảy tuổi của mình phiêu lưu trên đại dương như thế. Vậy mà mẹ anh ta trả lời báo chí là bà tin con mình đã làm được điều kỳ diệu và bà rất tự hào!
Đấy, thời đại đã mở rộng của cho những người dám làm. Thế thì bỏ một cơ quan chán ngắt, lười biếng, nội bộ đấu đá triền miên có gì là sai. Đúng ấy chứ! Nhưng nhiều cô không nhìn thấy cái hay của công việc, cái cao quý của lòng say mê, óc tìm tòi, sự phấ đấu vượt qua thử thách. Cô ta lười, và "nấp" vào các lý do chính đáng nói trên để nhảy việc. Không phải ai nhảy việc cũng có động cơ tích cực. Có khi là do cô yếu kém, không trụ được với nghề mà lại muốn lương cao. Cũng nhiều cô ảo tưởng. Nào là nghề mỹ miều hào nhoáng: Tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên PR nổi bật trong các dạ tiệc, ăn mặc đẹp, giới thiệu các việc sang trọng như thiết kế trang web, poster, làm các sự kiện..., thư ký của giám đốc nước ngoài hay chí ít cũng như các công ty khuyến khích lối sống tự cho là sáng tạo (Thì cũng đã có người hiểu sai tự do và cá tính rồi đó, bày trò cởi quần áo trong hoạt động công cộng).
Nhưng cô không ngán. Lăn xả tiền bạc, cong cớn cạnh tranh, chảnh trong cư xử, cầu kỳ trong tạo dựng hình ảnh bản thân - như là công sức tạo thương hiệu của các cô. Làm việc ở một cơ quan văn hoá mà không tìm thấy vẻ đẹp nghề nghiệp, sẵn sàng nằm nhà chơi dài để tìm cho bằng được nghề nghiệp hấp dẫn, khi cô đã ở tuổi phải khẳng định vai trò mình ở gia đình, chí ít cũng còn trách nhiệm chứ không được phép như thời son rỗi. Cái lý của cô "nấp" vào sự hợp lý của nhiều hiện tượng bình thường trong xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015