Sự bình đẳng giới tính
Thưa tiến sĩ Adler,
Có những người kịch liệt phê phán vị thế bình đẳng và độc lập của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ ở nhiều quốc gia đang đấu tranh để đạt được vị thế đó. Phụ nữ ở một số nước đã tiến tới những vị trí then chốt trong kinh doanh, chính quyền, và những nghề chuyên môn. Tôi tự hỏi những tác gia trong quá khứ đã nghĩ gì về vấn đề này. Liệu tất cả họ có tin rằng giống đực được sinh ra là để chi phối và thống trị giống cái, hoặc một số người trong họ có cho rằng phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới không?
I.T.R
I.T.R. thân mến,
Những tác gia trong quá khứ hoàn toàn bất đồng nhau trong thái độ của họ đối với thân phận người phụ nữ. Một số xem phụ nữ đương nhiên thấp hơn nam giới, là hiện thân sự hoàn hảo của loài người. Những người khác lại xem phụ nữ là ngang hàng với nam giới về mọi mặt, ngoại trừ khác biệt giới tính. Và vài người thậm chí còn xem phái nữ là vượt trội hơn ở một số khía cạnh.
Nhưng rõ ràng, những người cho rằng chỗ thích hợp của phụ nữ là ở trong nhà đã chi phối cuộc tranh luận. Kinh Thánh, cả Tân Ước lẫn Cựu Ước, đều đặt người phụ nữ vào vị trí cấp dưới, và hầu hết các triết gia vĩ đại cũng không tử tế gì hơn với phụ nữ.
Ngay cả trong Vườn Địa đàng, phụ nữ cũng chỉ là người phụ trợ của người đàn ông, và rõ ràng họ bị đặt dưới quyền cai trị của đàn ông vào lúc bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng. Thánh Paul ra lệnh phụ nữ phải phục tùng chồng họ và áp đặt sự im lặng cùng tính thụ động lên họ trong những vấn đề thuộc học thuyết và hệ thống lãnh đạo Giáo hội.
Việc Plato ủng hộ quyền bình đẳng về chính trị và xã hội đối với phụ nữ là cú đột phá lừng lẫy nhất vào trận tuyến vững chãi của người xưa chống lại quyền bình đẳng nữ giới. Trong tác phẩm Republic, Plato dẫn lời:
“Trong một nhà nước không hề có năng lực quản lý đặc biệt nào mà một phụ nữ có bởi vì cô ta là một phụ nữ, hoặc một người đàn ông có nhờ vào giới tính của anh ta, mà những món quà của thiên nhiên này được phân bố cho cả hai như nhau; mọi sự nghiệp của đàn ông cũng là những sự nghiệp của phụ nữ [tính cả những khác biệt về sức mạnh thể chất]”.
Socrates thừa nhận rằng trong một số khía cạnh thì phụ nữ thua kém đàn ông, nhưng ông đặc biệt quan tâm đến những khác biệt cá nhân mà nó phân biệt người phụ nữ này với người phụ nữ khác hơn là những khác biệt giữa hai giới tính.
Aristotle, đại diện cho quan điểm xưa điển hình, phản đối học thuyết của Plato. Ông cho rằng giống đực tự nhiên giỏi hơn giống cái; đối với ông giống cái là một loại giống đực bị què cụt, chịu đựng một sự thiếu hụt tự nhiên.
Trong số những tác gia hiện đại, John Stuart Mill đồng ý với Plato về quyền bình đẳng chính trị của phụ nữ. Tuy nhiên Rousseau lại nghĩ rằng phạm vi ảnh hưởng đích thực của phụ nữ là ở trong nhà, ở đó cô ta có thể, bằng sự thuyết phục ngọt ngào, thúc ép những người đàn ông ngoan cố đi theo con đường bổn phận và đạo đức.
Nhiều tác gia hiện đại nhấn mạnh những phẩm chất đặc biệt ở đó phụ nữ vượt trội hơn. Ví dụ,
Có lẽ hình mẫu tiêu biểu dũng cảm nhất, và đối với những người ủng hộ nữ quyền là Don Quixote của Cervantes. Chàng hiệp sĩ hiền lành này hình dung người phụ nữ như một sinh vật chưa hoàn hảo mà con đường đến đức hạnh vốn là vinh quang của cô ta, có thể được thực hiện một cách dễ dàng:
“Cô ấy phải được đối xử như di hài tức là: được yêu quý, không được sờ mó.Cô ta phải được bảo vệ và quý trọng như người ta bảo vệ và yêu quý một khu vườn đầy hoa thơm và hoa hồng, chủ nhân của nó không cho phép một ai xâm nhập hay ngắt một bông hoa nào; với những người khác đứng xa và qua khung cửa sắt họ có thể thưởng thức hương thơm và vẻ đẹp của nó là đủ rồi”.
Phong cách hiệp sĩ của người đàn ông đối với phụ nữ như thế không tương hợp với sự bình đẳng giữa các giới tính, như người phụ nữ đã trải nghiệm, đôi khi với sự hối tiếc. Họ hoàn toàn khó có thể có được điều tốt đẹp nhất ở cả hai thế giới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt