Phụ nữ là gì?
Có một câu hỏi có tính triết học, vấn đề mang tính nhân loại "Chúng ta là ai, từ đâu đến?". Chính vì đi tìm câu trả lời này mà con người phát triển thành con người văn minh. Nhưng dường như lời giải cho câu trả lời ấy quá khó, không phải là trả lời trong một hai nghìn năm mà được, nên loài người văn minh lại đặt ra câu hỏi khác, lúc đầu tưởng như dễ hơn, là một nửa của câu hỏi trên đây. Đó là: “Phụ nữ là gì?"
Phụ nữ là một nửa nhân loại. Kể từ khi môn xác suất thống kê ra đời, lại có câu trả lời chính xác hơn, là trong một cộng đồng dân cư phụ nữ bao giờ cũng chiếm một số cụthể từ 51-52%. Tại sao vậy? Tại sao nữ giới bao giờ cũng có số lượng nhỉnh hơn nam giới? Đó là một bí mật của tự nhiên.
Kinh Thánh lý giải về người phụ nữ rất đơn giản trong câu chuyện về Adamvà Eva. Thượng đế lấy cái xương sườn của người đàn ông Adam thổi linh hồn vào đó mà thành người đàn bà Eva. Tôi là người theo rường phái tôn trọng tự do tín ngưỡng, và tôi cũng tôn trọng tự do tư tưởng, nên tôi ngưỡng mộ Kinh Thánh, nhưng không khỏi mỉm cười khi nghe truyền thuyết này. Đó là câu chuyện của thời đại phụ hệ, nhuốm màu "trọng nam khinh nữ". Đức Chúa và Thượng đế hẳn đều là đàn ông. Các vị làm ra bà Eva là để cho ông Adam khỏi buồn vì cô đơn đấy mà thôi. Sau khi khám phá ra thuật nhân bản vô tính, các nhà bác học của thế kỷXXI mới té ngửa ra rằng, khoa học kỹ thuật của họ còn lâu, rất lâu nữa mới có thể mon men đến phòng thí nghiệm của Thượng đế, lấy mầm phôi từ xương sườn người đàn ông, lạinhân bản và điều chỉnh thế nào đó mà sinh ra một người đàn bà?
Cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng phụ nữ cứ dai dẳng hơn hai nghìn năm nay, quả là một cuộc đấu tranh vĩ đại. Nhưng làm sao một cái xương sườn lại có thể đòi quyền bình đẳng với một con người chỉ thiếu một cái xương sườn? Trong cuộc đấu tranh này, điều lạ lùng là ngay cả những người không theo Thiên Chúa, không bị ảnh hưởng của thuyết Adam - Eva, cũng không thấy sáng sủa hơn. Tôi thì cho rằng, phụ nữ đã có sai lầm nào đó không nhận ra để lấy đó làm bài học cho mình, và biết đâu nhận chân ra bài học này, cuộc đấu tranh vì nữ quyền có thể tiến đến giai đoạn mới.
Xã hội loài người bước đầu chẳng đã qua thời mẫu hệ đấy ư? Quy luật tự nhiên đã trao cho phụ nữ cái quyền cai quản xã hội trong đó có nam giới. Phụ nữ sinh ra những người con trai và con gái, đào tạo con gái thành các tù tưởng, trưởng tộc, thành người lãnh đạo dẫn dắt cộng đồng, còn những đứa trai phải săn bắn, chiến đấu bảo vệ và làm theo gương người mẹ, người vợ, người chị em gái hoặc bạn gái của họ. Nhưng cuối cùng thì thời đại mẫu hệ đã kết thúc, vậy thì nam giới đã tổ chức đấu tranh như thế nào? Cuộc đấu tranh đòi nam quyền diễn ra ra sao? Ngày nay, các tổ chức phụ nữ nên nghiên cứu điều này.
Á hậu Phụ nữ VN 2005 Nguyễn Ngọc Hoa |
Nhưng sao phụ nữ lại để mất vai trò của họ dễ dàng thế. Họ có tội với lịch sử, có phần trách nhiệm với những vấn đề lớn toàn cầu ngày nay? Lỗi của phụ nữ là dịu dàng, êm ái quá, thiếu quyết đoán, dễ tin yêu, chăm chỉ, làm mọi việc từ sinh ra con người đến cầu xin Thượng đế. Đó phải chăng là nguyên nhân chính khiến cho thời đại nữ quyền biến mất.
Nhưng ngày nay, phụ nữ chắc đã khôn ra, hẳn là họ thấm thía bài học xa xưa, không đòi nữ quyền 100% nữa. Họ hiểu rõ không thể trở lại được quá khứ mẫu hệ huy hoàng. Mà họ đấu tranh cho sự bình đẳng. Theo tôi, đó là điều chấp nhận được. Không mẫu hệ - phụ hệ, không nam quyền - nữ quyền, mà là nam và nữ cùng bình đẳng. Nghe được đấy.
Nhưng để tiến tới ngày đó, thì không ai biết một hay hai nghìn năm. Biết đâu đến ngày đó, tỷ lệ nam và nữ trong cộng đồng sẽ cân đối tròn vành vạnh 50-50%. Chừng nào cả nhân loại còn cùng tìm câu hỏi "Phụ nữ là gì?" thì còn tranh luận nữa và chắc nam giới chưa chịu buông quyền trượng ra đâu. Trả lời được câu hỏi ấy, thì câu hỏi "Chúng ta là ai?" trở nên nhạt thếch chứ còn gì nữa.Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt