Đàn ông “tám” về đàn bà, vui phết!
Phụ nữ gặp nhau để “tám”, để shopping, đi spa… và còn để thắc mắc “Đàn ông gặp nhau thì nói chuyện gì, giống bọn mình không nhỉ?”. Nào, bạn thử đọc xem một buổi chat qua mạng (giữa đêm) của hai người đàn ông: Một - nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam, người nhiều ảnhvà một - nhà văn Dương Bình Nguyên - người nhiều chữ. Nội dung họ nói gì? Sức hút trái dấu luôn đúng và có yêu thêm vì ta là phái nữ?
Phạm Hoài Nam (PHN): Ở phụ nữ, điều gì làm anh yêu nhất?
Dương Bình Nguyên (DBN): Thường, người ta hay bị hấp dẫn bởi một cô gái rực rỡ. Nhưng người ta sẽ yêu một cô gái đẹp mặn mà và có nét duyên thầm kín. Với tôi, đàn bà không cần đẹp, nhưng phải có duyên. Và phải biết nấu ăn ngon. Nấu ăn ngon là cái duyên khiến đàn ông hay... ngất ngay lập tức khi quyết định yêu cô gái nào đó.
PHN: Chỉ cần thế thôi sao? Ăn?
DBN: Nếu một người đàn bà không tinh tế và thông minh, sẽ khó nấu được một món ăn thực sự ngon. Vì sự tinh tế nó lan toả nhè nhẹ như gia vị trong mỗi món ăn, chỉ thêm một tí đã mặn mà thiếu một tí đã thành lạt lẽo.
PHN: Thế bạn có hình mẫu cho một người đàn bà lý tưởng không? Ai là hình mẫu theo định dạng của bạn: Madonna hay công nương Dianna?
DBN: Hai người đàn bà đó là biểu tượng của... nữ quyền thì đúng hơn là biểu tượng phụ nữ của gia đình và hạnh phúc. Người đàn bà lý tưởng của tôi là mẹ tôi, khi con trai bà 30 tuổi, gặp những cơn đau bất ngờ trong đời, bà vẫn gọi điện hằng ngày chỉ để biết rằng, giọng nói của con hôm nay vẫn đều như hôm trước, không nghèn nghẹt hoặc không mệt mỏi nhiều hơn. VÀ ĐÓ CŨNG LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ YÊU MÌNH KHÔNG VÌ ĐIỀU GÌ CẢ.
PHN: Dường như ngày nay phụ nữ có nhiều quyền hơn nam giới và họ có vai trò quyết định nhiều hơn trong cuộc sống gia đình.
Vai trò đó xuất phát từ đâu?
Nhà văn Dương Bình Nguyên |
DBN: Tôi không nghĩ là khác, chỉ là bây giờ, sự thể hiện của họ công khai và rõ rệt hơn. Ngày trước quyền quyết định trong cuộc sống gia đình vẫn nằm chủ yếu trong tay người phụ nữ đấy chứ, đàn ông (vốn gia trưởng) sẽ là người thông qua đó để tỏ rõ quyền uy thôi. Nếu người đàn bà nào toàn vẹn, tháo vát, biết quán xuyến việc nhà và có tài “thuyết khách” với ông chồng, thì quyền trong tay họ cả. Bây giờ, phụ nữ có nhiều quyền và rất nhiều quyền ấy được pháp luật bảo vệ. Họ lấn lướt nghĩa là họ cũng đang hy sinh. Vì lấn lướt nghĩa là phải làm quá nhiều việc, đảm đương quá nhiều vai trò. Nói chung, phụ nữ vẫn là những người thiệt thòi nhiều hơn, ngay cả khi họ có quyền.
PHN: Bạn thích kiểu phụ nữ nào: đứng trước, đứng cùng hay đứng sau lưng chồng?
DBN: Tôi thích những người đứng cùng, nhưng thi thoảng lùi lại một bước xem phía sau chồng có ổn không, áo vest của chồng có phẳng không hoặc là có ai nhòm ngó chê trách gì chồng không.
PHN: Thế còn cái giá trị của nữ quyền vừa nói tới kia dùng để làm gì?
DBN: Nữ quyền không có nghĩa là chia đều. Nữ quyền là quyền trong tay phụ nữ, họ làm gì cũng được, nhưng đừng làm chỉ để chứng tỏ mình vượt xa nam giới. Vì đàn bà chỉ sống vì tham vọng vượt xa cánh đàn ông thì bi kịch lắm.
PHN: Vậy thì dù có quyền cũng phải biết dùng đúng nơi đúng lúc, dùng sai phản tác dụng ráng chịu?
DBN: Ngạn ngữ Anh có một câu rất hay: “Lựa chọn là mất mát”. Lựa chọn nào cũng sẽ có hệ luỵ đi kèm. Nên chọn con đường nào là do chị em rồi. Chọn mất mát ít hay mất mát nhiều, là do họ.
PHN: Bi kịch ấy sẽ đi đến đâu?
DBN: Nữ quyền khiến họ phải xây “lô cốt” trong thân thể nhỏ bé của mình. Khi không có mũi khoan nào xuyên thủng “lô cốt” đó để tìm đường đến với trái tim họ, lúc đó sẽ là bi kịch. Đàn ông vốn không khoái đàn bà tham vọng.
Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam |
PHN: Nhưng những người đầy tham vọng như bà Hillary Clinton hay bà đầm thép Thatcher vẫn có những người đàn ông của đời mình?
DBN: Nếu đọc hồi ký của Hillary Clinton sẽ thấy, thực ra Hillary có tham vọng, nhưng tham vọng đó lại trùng khít với đường hướng của Bill Clinton. Trước khi Hillary lao vào chính trường một cách quyết liệt, bà đã là người đứng sau ông Bill vài chục năm.
PHN: Theo bạn thì làm phụ nữ có sướng không? Nhất là trong thời đại nữ quyền dâng cao như thế này?
DBN: Tôi nghĩ phụ nữ càng hiện đại càng vất vả. Vì muốn làm mọi việc theo ý mình, lại vẫn muốn giữ những giá trị truyền thống, vất vả thấy rõ ngay trước mắt đấy còn gì.
PHN: Có người nói với tôi cho dù thời đại nào thì phụ nữ, nhất là người có gia đình cũng chỉ là đồ chơi của đàn ông, họ phải làm đẹp vì đàn ông, trang điểm trang sức vì đàn ông... như tất cả mọi đứa bé trai đàn ông cần có một người đàn bà để chơi trò gia đình...
DBN: Tôi thì không nghĩ thế, bởi vì xét về một khía cạnh nào đó đàn ông cũng là đồ chơi của phụ nữ.
PHN: Bạn có nghĩ rằng đàn ông không biết tám không?
DBN: Tôi nghĩ là “đàn” nào thì cũng gảy thành tiếng hết, như violon í, chỉ có cái cho tone cao, cái cho tone thấp thôi à, nhất là đề tài lại vui như thế này nữa, đàn này lên tiếng về đàn kia, nhiều nốt phết!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh