Các “tổng” chưa tương xứng quy mô đầu tư

09:02 SA @ Chủ Nhật - 07 Tháng Mười Một, 2010
Xem thêm:

Chính phủ vừa gửi tới ĐBQH Báo cáo về nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế (TĐ) và tổng công ty (TCT) nhà nước.


Báo cáo được hoàn thành sau 1 năm QH thực hiện giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước ở các TĐ, TCT nhà nước tại kỳ họp thứ 6, tháng 11.2009.

Mở rộng đầu tư ra nước ngoài

Báo cáo (do Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh ký) nêu đã tập trung làm rõ tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của 81/91 TĐ, TCT nhà nước (không bao gồm Tập đoàn công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin) trong năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến 30.6.2010, vốn chủ sở hữu của các TĐ, TCT là572.582 tỉ đồng, tăng thêm khoảng 3,8% so với năm 2009. Giá trị tổng tài sản là 1.518.999 tỉ đồng, tăng khoảng 4,8% so với năm trước. Nợ phải trả của các TĐ, TCT năm 2009 là 813.435 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Chính phủ, đến hết tháng 6.2010, doanh thu của các TĐ, TCT đạt 732.761 tỉ đồng, bằng 58,6% kế hoạch năm 2010. Lợi nhuận đạt 43.865 tỉ đồng, bằng 51% kế hoạch năm 2010. Tổng nộp ngân sách năm 2009 của các TĐ, TCT đạt 189.467 tỉ đồng, 6 tháng đầu năm nay là 97.671 tỉ đồng, bằng 58,2% kế hoạch năm.

Báo cáo cũng cho biết tính đến 30.6.2010, đầu tư ra nước ngoài của các TĐ, TCT tương đương khoảng 71.380 tỉ đồng, tăng khoảng 1.768 tỉ đồng so với thời điểm ngày 31.12.2009. Giá trị gia tăng chủ yếu do Tổng công ty hàng không VN đầu tư góp vốn thành lập hãng hàng không quốc gia tại Campuchia.

Chính phủ đánh giá: "Hoạt động của hầu hết các TĐ, TCT nhà nước có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH". Tuy vậy, trong báo cáo Chính phủ cũng đánh giá những tồn tại, yếu kém trong hoạt động và khâu quản lý. Đó là “hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với quy mô đầu tư của Chính phủ, còn để tình trạng lãng phí trong đầu tư như chậm hoàn thành các dự án đầu tư trọng điểm tại các lĩnh vực năng lượng, giao thông, cảng biển”. Bên cạnh đó, chức năng đại diện chủ sở hữu còn phân tán, chồng chéo nên trách nhiệm trong quản lý chưa rõ ràng. DN đầu tư ra ngoài ngành vẫn còn dàn trải, chưa tập trung ngành nghề kinh doanh chính hoặc chủ yếu. Một số TĐ, TCT những năm qua góp vốn vào ngân hàng, chứng khoán, bất động sản với số tiền khá lớn nhưng “hoạt động đầu tư trong những lĩnh vực này chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế”.

Đáng chú ý, báo cáo cho biết ,chưa có đầy đủ chế tài và chưa kiên quyết xử lý những doanh nghiệp không báo cáo đầy đủ, kịp thời hoặc nhiều năm liên tục có sai sót trong công tác quản lý, điều hành, bị xếp loại doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ, làm giảm hiệu lực pháp lý của các chế tài đã được Nhà nước quy định. Đặc biệt, “chưa thực sự gắn năng lực lãnh đạo với vị trí công tác nên một số TCT kinh doanh thua lỗ liên tục, kéo dài nhưng HĐQT, tổng giám đốc không bị xử lý trách nhiệm, miễn nhiệm hoặc bị cách chức”.

Sẽ có đầu mối quản lý TĐ, TCT nhà nước

Để khắc phục tồn tại trong quản lý các TĐ, TCT thời gian qua, nâng cao hiệu quả hoạt động các TĐ, Chính phủ cho biết trước mắt sẽ ban hành Nghị định về quản lý tài chính bao gồm cả việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Sau một thời gian thực hiện sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm, trình QH ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời với đó là “chỉ định một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước”.

Giải thể, cho phá sản các DNNN thua lỗ

Ngoài giải pháp xử lý nghiêm các cá nhân có sai phạm, Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc chấn chỉnh tình trạng các TĐ, TCT nhà nước đầu tư, mở rộng ngành nghề mới không liên quan đến ngành nghề chính. Kiên quyết sắp xếp, xử lý doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Đối với doanh nghiệp tạm thời khó khăn có phương án củng cố, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính để ổn định và phát triển. Đi liền với đó là “tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, chỉ giữ lại những TĐ, TCT, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có quy mô lớn. Kiên quyết giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước”.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công minh lịch sử và công bằng xã hội đối với tự lực văn đoàn

    12/03/2019Văn TạoTự lực văn đoàn là một tổ chức văn học ra đời tại thị trấn Cẩm Giàng, Hải Dương trong thời gian 1932-1939. Về tổ chức và công lao của Tự lực văn đoàn, đã từng có nhiều đánh giá khác nhau cả về các mặt tích cực lẫn về mặt tiêu cực.
  • Luật Doanh nghiệp - "con dao sắc ngọt" giải phẫu các tập đoàn kinh tế

    17/09/2014Luật sư Nguyễn Trần BạtTừ thời điểm 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước được chuyển đổi thành các công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng, theo cam kết khi gia nhập WTO, đánh dấu một bước tiến mới trên lộ trình hội nhập của Việt Nam. Tuy nhiên, trước và sau sự kiện quan trọng này có nhiều việc cần bàn...
  • Doanh nghiệp nhà nước không đủ năng lực đóng vai trò chủ đạo

    03/03/2014Vũ Thành Tự AnhDự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TƯ Đảng khẳng định mọi thành phần kinh tế đều được coi trọng, đồng thời thừa nhận rằng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực nhà nước thấp hơn so với khu vực tư nhân, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Câu hỏi đặt ra là liệu kinh tế nhà nước có đủ năng lực để đóng vài trò chủ đạo này hay không?
  • Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Quyết làm, đừng nghĩ như… xưa

    03/03/2014Thế PhanSắp xếp, chuyển đổi sở hữu (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được coi là xương sống của công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo đó là đổi mới cơ chế, chính sách nhằm nâng cao tính tự chủ. tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt động đồng thời dần tiến tới hoạt động trên cùng một mặt bằng pháp lý với các doanh nghiệp thuộc thành phần kình tế khác trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, xung quanh vấn để này còn không ít lúng túng...
  • Doanh nghiệp nhà nước tăng, doanh nghiệp dân doanh giảm

    19/02/2014Nguyễn Tất ThịnhĐây không phải là hiện tượng mới lạ, lần đầu mọi người tiêu dùng mới nhận thấy…mà đã là thứ hiện tượng quen thuộc nhiều năm nay …. Thay vì mừng với sự giảm giá SP / DV của nhiều DN Dân doanh, thì đại bộ phân dân chúng lại cảm thấy ức chế mà buộc phải đi đến chấp nhận không sớm thì chiều sự tăng giá của một số Doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu nhưng hoạt động độc quyền trong lĩnh vực đặc biệt thiết yếu của đời sống và của nền Kinh tế Quốc dân như (Điện Nước, Xăng Dầu, Vận tải hàng không, đường biển )…
  • Tập đoàn và sự nhầm lẫn về mình

    08/11/2013Nguyễn Ngọc BíchVượt qua những sự xúc động khác nhau đối với Vinashin, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích tình trạng của một số tập đoàn theo quan điểm quản trị kinh doanh hay quản trị xí nghiệp (business management) để hy vọng trong tương lai sẽ không còn một vụ như thế...
  • Cán bộ là công bộc của dân

    06/11/2010Sưu tầmĐúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình...
  • Hàng loạt các “vị trí quan trọng trong nền kinh tế” đầu tư dàn trải, thua lỗ nặng nề

    04/11/2010Hương ThủyVấn đề Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ngoài ngành với tổng số tiền lên tới 7 ngàn tỷ đồng; Hàng loạt những tập đoàn, TCTy 90-91 khổng lồ đang kinh doanh thua lỗ nặng nề hoặc có lãi không bằng một hợp tác xã tư nhân và việc cắt giảm các dự án đầu tư theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đang là những vấn đề dư luận hết sức quan tâm...
  • Vinashin phá sản hay không phá sản?

    04/11/2010Lê Kiên ghiĐó là câu hỏi mà bản thân TS Nguyễn Đức Kiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ủy viên Ủy ban Kinh tế - đã trả lời khác nhau trước báo chí và trước Quốc hội. Tuổi Trẻ cùng một số báo khác trở lại câu chuyện này với ông Kiên bên lề kỳ họp ngày 3-11.
  • Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

    28/10/2010TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB ĐứcNếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó...
  • Tập đoàn nhà nước và cỗ xe kinh tế Việt Nam

    30/06/2010Nguyễn Trần BạtNền kinh tế VN hiện nay được vận hành như một cỗ xe ngựa. Cỗ xe ấy phải loại bỏ những yếu tố đã quá lạc hậu để tạo điều kiện cho con ngựa chạy với tốc độ phát triển mà đời sống đòi hỏi. Ngược lại, con ngựa cũng phải lường hết được những "ổ gà" trên đường...
  • Tập đoàn kinh tế: Có thật là “quả đấm thép”?

    27/10/2008Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Investconsult Group là một doanh nhân được coi là “Người xây chiếc cầu cho dòng vốn đầu tư”, là người mở ra lĩnh vực kinh doanh tri thức - một nghề kinh doanh cung cấp các ý tưởng, tư vấn đầu tư và cung cấp dịch vụ pháp lý, xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Nghe các tập đoàn lớn nói

    28/04/2008TS. Nguyễn Quang ANgày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • Xây dựng các tập đoàn kinh tế

    17/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupChúng ta đang có chủ trương chuyển một số tổng công ty nhà nước (TCT) gồm các TCT 90 và TCT 91 thành một số tập đoàn kinh tế hiện đại với vốn kinh doanh được tích tụ, tập trung cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, biến các tập đoàn này trở thành "xương sống của nền kinh tế quốc dân...
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước

    15/08/2006Anh ThưTham nhũng thường bắt đầu từ cái gốc là quyền lực. Một người tham nhũng được vì anh ta có quyền. Những người có sức, có quyền trong bộ máy Nhà nước nói chung và bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp nói riềng là địa chỉ dễ xảy ra tham nhũng nhất. Vì vậy, muốn phòng ngừa và chống được tham nhũng thì trước hết những người cán bộ, đảng viên có chức, có quyền về mặt chủ quan phải gương mẫu và về mặt khách quan những người này phải được giám sát chặt chẽ trong thực thi công vụ...
  • Không thể tiếp tục xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước

    09/12/2005Luật gia Vũ Xuân Tiến (Giám đốc Công ty tư vấn VFAM Việt Nam)Đã từ lâu, khi nền kinh tế nước ta chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), tình trạng thua lỗ trong các DNNN đã xẩy ra nghiêm trọng. Vì thua lỗ trong kinh doanh nên rất nhiều DNNN không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong trường hợp ấy, lẽ ra phải tuyên bố phá sản doanh nghiệp thì người ta lại nghĩ ra và áp dụng một biện pháp thật hy hữu trong quản lý kinh tế, đó là: khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ cho những doanh nghiệp này.
  • xem toàn bộ