Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình..."/>Tuyên ngôn độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình..."/>

Cán bộ là công bộc của dân

10:55 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Mười Một, 2010

Đúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình.

Trong thư, sau khi nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thành lập Nhà nước theo chính thể Dân chủ Cộng hòa, cùng các nguyên nhân tạo nên thắng lợi to lớn đó, Bác Hồ đã nêu ra một nguyên lý: Phá bỏ xã hội cũ đã khó, xây dựng xã hội mới còn khó hơn gấp bội phần. Bác nêu ra một loạt khuyết điểm đang xảy ra ngay trong nửa tháng đầu của Nhà nước non trẻ như: Cục bộ (hẹp hòi và bao biện), thích dùng vũ lực để cai trị dân, không tôn trọng kỷ cương phép nước, hủ hóa, tham ô, lấy của công làm của tư... làm cho dân ca thán Chính phủ và Đoàn thể.

Hai ngày sau, Bác Hồ lại viết trên báo Cứu quốc một bài khẳng định "Chính phủ là công bộ của dân". Qua bài báo ngắn ấy, Bác đã giải thích Chính phủ nhân dân phải luôn đặt quyền lợi cho dân lên trên hết, phải làm những việc gì có lợi cho dân, phải tránh những việc có hại cho dân, phải thực hiện tự do, dân chủ cho dân.

Tiếp đến, Bác viết một loạt bài đòi hỏi cán bộ ta phải làm việc theo "óc tổ chức", phải có ý thức tự phê bình (tự chỉ trích) phải có tinh thần năng động sáng tạo (chủ động) trong công việc... để đáp ứng lòng mong mỏi của dân.

Vào tháng 10-1947, quân xâm lược Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc với âm mưu "cất vó" toàn bộ cơ quan đầu não chỉ đạo kháng chiến của ta. Có lúc mũi quân thọc sâu của địch đã tiến gần sát chưa đầy cây số là đến nơi Bác làm việc. Thế mà Bác vẫn ung dung ngồi đánh máy trong một lán nhỏ giữa rừng để hoàn thành bản thảo Sửa đổi lối làm việclàm tài liệu cho cán bộ học tập.

Khi cuốn sách được in ra vào đầu năm 1948, nó đã lập tức trở thành cuốn sách "gối đầu giường" của cán bộ, đảng viên ta.

Với một lối viết trong sáng, rõ ràng, bằng cách phân tích khoa học, nhưng lại rất có tình người, Bác chỉ ra cho mọi người biết cách sửa đổi các khuyết tật gần như "thâm căn cố đế" đã hình thành và được củng cố hằng ngàn đời nay, để làm theo cách làm việc mới của người cán bộ của nhân dân. Từ các đồng chí cán bộ cao cấp đến đảng viên, ai ai cũng tìm thấy ở sách Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chủ tịch những bài học cần phải làm.

Để xây dựng cái mới không chỉ là lời khuyên mà còn phải có biện pháp. Một trong các biện pháp Bác Hồ nêu ra là phải có khen, có chê rõ ràng. Bác nói: "Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy hoàn toàn không xử phạt là không đúng".

Để có một Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, Bác đã lấy việc phục vụ nhân dân làm tiêu chí đánh giá mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước. Bác nói: "Trước kia làm việc gì cũng "từ trên giội xuống". Từ nay việc gì cũng phải "từ dưới nhoi lên". Làm như thế chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng sẽ phát triển rất mau chóng và vững vàng".

Giữa lúc Nhà nước non trẻ của nhân dân còn đang gặp rất nhiều khó khăn do thù trong, giặc ngoài gây ra, Bác Hồ đã để nhiều tâm trí để viết Sửa đổi lối làm việc, chính vì Bác tin: "Khó trăm điều dân liệu cũng xong!".

Muốn nghiêm phép nước thì trước hết phải nghiêm từ trong nhà.

Tiền thân của sách Sửa đổi lối làm việclà bức thư "Gửi các đồng chí tỉnh nhà" của Bác Hồ với tư cách là "một đồng chí già", cho ta thấy tấm lòng bao dung nhưng rất minh bạch của Bác.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân quyền và thời đại

    10/12/2018Hà Văn ThịnhTrong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.
  • Tuyên ngôn Độc lập

    01/09/2016GS. Tương LaiCách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân...
  • Di sản Hồ Chí Minh: Mười hai chữ vàng

    19/08/2016GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh...
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Tác động của toàn cầu hóa đến truyền thống cần cù, tiết kiệm của dân tộc Việt Nam

    23/12/2010Mai Thị QuýVới bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ thống các giá trị truyền thông, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm. Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực...
  • Dân chủ và Nhân quyền và sự mở rộng khái niệm Dân chủ

    03/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupDân chủ là một phương thức quan hệ, phương thức sử dụng quyền lực trong nội bộ các quốc gia. Về bản chất, dân chủ là sự xác lập những quyền cơ bản của công dân. Đó là phương thức để các công dân có những quyền cấu trúc nên đời sống cá nhân và đời sống chính trị của mình. Từ đó cộng đồng các cá nhân cấu tạo nên quyền lực chính trị của mình...
  • Trao đổi với bạn đọc "Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về XHCN"

    11/09/2009TS. Hồ Bá ThâmMột bài viết đã có sự nhận xét, đánh giá trao đổi, phản biện của bạn đọc quan tâm. “Bài viết của bạn trên mạng về Di chúc của Bác và mô hình CNXHDC Thụy Điển (do cán bộ Trung Quốc khảo sát...) RẤT HAY! Cần phải thoáng, thực sự cầu thị, bởi đã quá lâu rồi chúng ta nhìn chủ nghĩa Marx - Engels - Lênin qua lăng kính của Stalin. Cái mà chúng ta mắc chủ yếu là GIÁO ĐIỀU, không theo đúng tinh thần, tư tưởng các nhà kinh điển và của Bác…
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam

    31/07/2009Nguyễn Ngọc GiaoNói đến xã hội dân sự ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, đọc những bài viết về vấn đề này, kể cả bài này, nhiều khi chúng ta không biết người ta nói đến con mèo hay cái cười của nó. Hay nếu không muốn nói tới mèo, cũng có thể nói tới chuột. Con chuột chũi (taupe) nổi tiểng của Hegel, mù loà, nhưng cứ lầm lũi, âm thầm, dưới lòng đất, đào những địa đạo. Mèo hay chuột, đằng nào xã hội dân sự cũng vẫn “lừng lững”[16] tiến tới.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Xã hội dân sự, tính đặc thù và vấn đề ở Việt Nam

    10/04/2009TS. Hồ Bá ThâmXã hội Dân sự có tính phổ biến, tinh toàn cầu, dù rằng các dân tộc tiến đế nó một cách nhanh chậm khác nhau và phát huy nó khác nhau. Xã hội Dân sự ở Việt Nam cả lý thuyết, đường lối và thực tế đang đặt ra nhiều câu hỏi phải trả lời...
  • Ngẫm nhân ngày nhân quyền thế giới

    14/04/2008Nguyễn Tất ThịnhĐời sống và Dân trí ngày càng cao hơn nhưng Tam Dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc) luôn là thách đố, là mục tiêu, là thước đo về trình độ phát triển xã hội...
  • Xã hội Mở như một Lí tưởng

    12/11/2007SorosNếu chúng ta chịu một thiếu sót về các giá trị xã hội được chia sẻ là đúng, thì thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta là đi xác lập một tập các giá trị căn bản áp dụng cho một xã hội toàn cầu, chủ yếu mang tính giao dịch. Tôi muốn bàn đến thách thức đó. Tôi đề xuất khái niệm xã hội mở như một lí tưởng mà xã hội toàn cầu của chúng ta nên khao khát...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Quyền lựa chọn của dân tộc

    20/08/2006TS Nguyễn Sĩ DũngQuyền thứ nhất được Bác Hồ long trọng tuyên bố 60 năm về trước là quyền độc lập. Với ý nghĩa này, ngày 2-9 đã trở thành Tết Độc lập của đất nước ta. Thế nhưng độc lập là gì?
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • xem toàn bộ