Bốn học thuyết truyền thông

06:07 CH @ Thứ Tư - 01 Tháng Giêng, 2014
Tên sách: Bốn học thuyết truyền thông

Tác giả: Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm

Dịch giả : Lê Ngọc Sơn  

Khổ sách: 13 x 20,5 cm

Số trang: 264 trang

1) Về tác giả:

Fred S. Siebert nguyên là chủ nhiệm khoa Truyền thông, Đại học Michigan và là tác giả cuốn Tự do báo chí ở nước Anh (Freedom of the Press in England, 1476 – 1776).

Theodore Peterson laf giáo sư danh dự của Đại học lllinois, nơi ông từng là chủ nhiệm khoa Truyền thông; đồng thời ông là tác giả cuốn Tạp chí Thế kỷ Hai mươi (Magazines in the Twentieth Century).

Wilbur Schramm là Hiệu trưởng trường Báo chí, người đầu tiên thiết kế chương trình đào tạo tiến sĩ ngành truyền thông đại chúng ở Mỹ; ông sáng lập Viện Nghiên cứu Truyền thông của Đại học lllinois, cũng là nhà sáng lập Viện nghiên cứu Truyền thông của Đại học Stanford, Giám đốc Cơ quan Truyền thông Tây – Đông, Trung tâm Tây – Đông (Honolulu).

2) Về tác phẩm:

Bốn học thuyết truyền thông đã xác định các loại hình mà báo chí thế giới phương Tây có:

  • Thuyết Độc đoán hình thành từ các thế kỉ mà chế độ độc tài về chính trị cầm quyền từ thời Plato đến Machiavelli;
  • Thuyết Tự do hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục hưng;
  •  Thuyết Trách nhiệm Xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trong những nghi ngờ của triết lí thời kì Phục hưng; và
  • Thuyết Toàn trị Xô viết hình thành trong thời kì Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô.

Mỗi chương trong bốn chương sẽ giới thiệu về tác phẩm, phong cách và ý kiến của các tác giả. Nhóm tác giả không áp đặt bất kì một quan điểm nào lên các vấn đề được bàn luận trong những chương tiếp theo, dù có đề cập tới những kết luận của mình.

3) Mục lục
:

  • Lời nhà xuất bản                                                                
  • Vài lời gợi mở                                                                    
  • Lời mở đầu                                                                        
  • 1 Thuyết Độc đoán                                                            
  • 2 Thuyết Tự do                                                                 
  • 3 Thuyết Trách nhiệm Xã hội                                             
  • 4 Thuyết Toàn trị Xô viết                                                   
  • Tài liệu tham khảo

4) Điểm nhấn

…“Để nhìn nhận sự khác biệt của hệ thống truyền thông giữa các nước một cách toàn diện nhất, phải nhìn vào hệ thống xã hội mà chúng đang hoạt động. Để xem xét hệ thống xã hội trong mối quan hệ với báo chí, phải xem xét những niềm tin và quan niệm cơ bản của xã hội đó: đặc tính của con người, xã hội, đất nước, mối quan hệ giữa con người và đất nước đó, của tri thức và sự thật. Vì thế, những khác biệt của các hệ thống truyền thông là sự khác biệt của các hệ thống học thuyết, và cuốn sách này viết về những học thuyết và triết lí chính trị đằng sau các loại hình truyền thông ngày nay.”…(trích Lời mở đầu, Bốn học thuyết truyền thông, Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm, Lê Ngọc Sơn dịch, NXB Tri thức, 2013).

Lê Ngọc Sơn: “Lá cải hoá” báo chí và sứ mệnh của truyền thông

(Phỏng vấn của Trần Ngọc Kha)     


 Bên cạnh những mặt tích cực mà truyền thông đang mang lại cho xã hội, đâu đó vẫn có những mặt trái mà công chúng đang ta thán. Nhân dịp Ngày Báo chí Việt Nam 21/6, xung quanh câu chuyện này, nhà báo Lê Ngọc Sơn, một nhà nghiên cứu truyền thông trẻ, và là người chuyển ngữ cuốn sách “Bốn học thuyết truyền thông” sắp ra mắt, do NXB Tri thức ấn hành chia sẻ với bạn đọc quan điểm như sau.


Truyền thông đang đi về đâu?

PV: Vì sao ông dịch cuốn sách “Bốn học thuyết truyền thông”?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Báo chí nước ta đang phát triển mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ một số khuynh hướng không lành mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội. Giới học thuật truyền thông chỉ ra rằng: Trên thế giới hiện có 4 hệ thống truyền thông chủ yếu: Độc tài, tự do, xô viết toàn trị và trách nhiệm xã hội. Mỗi hệ thống lý thuyết này đều có một ưu, nhược tật riêng. Chúng ta cần biết những điều này để ứng dụng vào thực tiễn để phát triển. Và đó là lý do khiến tôi dịch cuốn sách này.

PV: Thưa ông, là một nhà báo, đồng thời là một nhà nghiên cứu báo chí trẻ, ông nhận thấy xu hướng vận động của các loại hình truyền thông hiện nay ở ta như thế nào?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Với sự phát triển không ngừng nghỉ và khó dự đoán của kỹ thuật và công nghệ, truyền thông đang phát triển chóng mặt cả về phương diện thiết bị kỹ thuật lẫn thủ thuật. Các nhà truyền thông đang tìm mọi cách để thu hút và gây chú ý đối với đối tượng của mình. Tuy nhiên, chúng ta có một nền truyền thông đang giai đoạn quá độ để trưởng thành, do vậy đã bộc lộ những nhược tật của nó. Điển hình như vụ chàng trai không chân không tay có tên Nick Vujcic đến Việt Nam, công ty truyền thông tổ chức sự kiện này đã thành công trong thương vụ làm ăn này, hướng sự chú ý của công chúng đến  với sự kiện, nhưng cũng chính họ lại thất bại về mặt “tinh thần truyền thông”, về “trách nhiệm đối với công chúng”. Bản thân Nick rất "ổn" nhưng công ty truyền thông đã "đẩy" anh lên quá mức cần thiết để tối đa hóa lợi nhuận cho mình, làm khuynh đảo giới truyền thông, phần nào dẫn đến làm lu mờ nhiều vấn đề khác cũng cần thiết hơn nhiều. Xưn nhiều một ví dụ khác, tình trạng các báo lá cải và những báo mạng đang đi theo hướng “cải hoá” hiện nay, để tăng lượng người truy cập, họ đang tìm mọi kẽ hở để lôi được bạn đọc về phía mình, bất chấp thông tin đó có hợp với thẩm mỹ, văn hoá, và chuẩn mực hay không… Những vấn đề trên đều có một điểm chung, không ít đơn vị truyền thông đang tìm kiếm lợi ích mà không cần quan tâm đến công chúng. Chức năng khai sáng của truyền thông dường như mờ nhạt.

PV: Ở những nước phát triển, có chuyện đó không, xét trên góc độ học thuật?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Nửa cuối thế kỷ 19, ở các nước phương Tây báo chí phát triển đến độ xuất hiện những vấn đề nhiễu nhương, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công chúng. Đến thập niên thứ 2 của thế kỷ 20, khi quảng cáo càng ngày càng trở nên quan trọng với các tờ báo, nó cũng được coi là một thế lực xấu làm ảnh hưởng đến đạo đức người làm truyền thông, và khiến cho các chủ bút phải che dấu những tin tức không có lợi cho các nhà quảng cáo lớn.

Cũng thời điểm đó, ở Mỹ, khi các đài radio mọc lên ồ ạt và hỗn loạn, các đối thủ cạnh trạnh phát sóng trên cùng một tần số, những người nghiệp dư làm lẫn tín hiệu của họ với những người phát sóng chuyên nghiệp, và sự hỗn loạn này được truyền đến một lượng thính giả ngày càng gia tăng. Theo yêu cầu khẩn thiết từ ngành công nghiệp phát sóng, Chính phủ Mỹ lúc đó miễn cưỡng vào cuộc để đem lại trật tự cho tần sóng. Vào năm 1927, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Liên bang Radio để chỉ định tần số sóng và kiểm soát nội dung chương trình. Đạo luật truyền thông năm 1934 đã yêu cầu ngành phát thanh hoạt động vì lợi ích công cộng. Ở Anh, theo khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia, Đại hội đồng Báo chí đã được thành lập để khuyến khích tinh thần trách nhiệm xã hội và tinh thần phục vụ xã hội trong nền báo chí. Chức năng chính của nó là lên án và công khai các hoạt động hành nghề “có vấn đề” của các tờ báo, điều tra các đơn kiện, yêu cầu bồi thường nếu đơn kiện được chứng minh là đúng và phúc đáp trong trường hợp ngược lại.

Những sự kiện này đã củng cố cơ sở cho một học thuyết có tên “Thuyết trách nhiệm xã hội của truyền thông” ra đời. Theo thuyết này, truyền thông cần phụng sự những lợi ích chính đáng của công chúng và phụng sự sự phát triển của xã hội.

Vì một nền truyền thông có trách nhiệm

PV: Từng có chuyện có những bài viết tưởng chừng như khách quan đã gây tác hại rất lớn và gây ra sự bất bình cho những người được phản ánh. Ông nghĩ sao về chuyện này?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Trong những năm 1945 - 1946, 9 nhà báo tốt nghiệp Harvard đã thành lập hội Nieman (Nieman Fellows), ủng hộ quan điểm của Ủy ban Khai phóng Báo chí cần tường thuật chính xác sự thật sự kiện và trong bối cảnh của nó. Sự thật rất khó để điều tra và áp lực của việc xuất bản một tờ nhật báo khiến họ khó có thể thu thập được tất cả mọi dữ liệu cần thiết cho một bài viết đề cập đến nhiều mặt của vấn đề. Tuy nhiên, họ cũng nhận xét rằng “Hằng ngày có cả tá sự kiện đăng trên mỗi tờ báo có thể khẳng định được một phần sự thật.” Nếu một thượng nghị sĩ nói rằng có thể sa thải một triệu viên chức nhà nước mà không ảnh hưởng đến hiệu của hoạt động của chính phủ còn tổng thống lại nói rằng “không thể có chuyện đó”. Vậy ai đúng? Hội Nieman nhận xét rằng “Rõ ràng trong một nền dân chủ, báo chí phải có chức năng trả lời câu hỏi đó và phải trả lời một cách xác thực.” Sự gia tăng của việc giải thích tin tức trên các tờ nhật báo và những cố gắng trong việc đặt tin tức trong đúng bối cảnh đã cho thấy một bộ phận ngày càng nhiều người hành nghề báo tán thành quan điểm rằng: Chỉ tường thuật tin là không đủ mà phải nêu rõ bối cảnh của sự kiện.

PV: Theo ông, công chúng - những đối tượng của truyền thông cần làm gì?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Công chúng của truyền thông cũng giống như khách hàng mua một món thực phẩm vậy. Thực phẩm đó có sạch hay không phần lớn phụ thuộc vào nhà sản xuất và chế biến. Sản phẩm truyền thông cũng vậy, nhưng tác động có khi tệ hại hơn món thực phẩm kia. Bởi với một sản phẩm truyền thông, số người bị ảnh hưởng có thể nhiều đến mức không đong đếm được. Những “độc tố” này không làm con người ta chết, mà làm cho người ta chìm dần trong những vùng tối của nhận thức, mê muội trong những dục vọng thấp hèn…

Do vậy,  bên cạnh việc các cơ quan quản lý cần có chế tài với những nơi thường sản xuất những sản phẩm truyền thông ru công chúng ngủ trong những “vùng tối”, khuyến khích những sản phẩm truyền thông có tính khai sáng, hướng thượng công chúng, khai phóng họ khỏi những vùng u mê của trí tuệ.

PV: Phải chăng ông kỳ vọng hơn vào truyền thông, định một mức chuẩn ở “ngưỡng trên”?

Nhà báo Lê Ngọc Sơn: Với những sự nhiễu nhương như trình bày ở trên, nhiều người cho rằng người làm truyền thông cần có “đạo đức nghề nghiệp”, tôi không dám dùng những khái niệm cao siêu đó, chúng ta chỉ cần truyền thông làm đúng bổn phận và có trách nhiệm xã hội là đủ rồi.

Thực ra, để hình thành một văn hoá truyền thông không phải là chuyện ngày một ngày hai. Ở những nước phát triển như phương Tây, họ oằn mình cả trăm năm nay để trăn trở với “Thuyết trách nhiệm xã hội của truyền thông”, nhưng bản thân truyền thông của họ cũng bị thao túng bởi những tài phiệt. Hiện nay chúng ta có nhiều người giỏi trong lĩnh vực này, nhưng vẫn chưa đủ. Họ cần phải xác định rõ hơn về trách nhiệm xã hội của truyền thông để hướng tới một nền truyền thông mang giá trị khai dẫn sự tiến bộ xã hội.

PV: Xin cảm ơn ông!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

    28/10/2016Trần Thị Thanh HươngTrên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.
  • Truyền thông và khoa học

    08/04/2016Ngọc TúTiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, xuất bản các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành… tưởng như vậy các nhà nghiên cứu đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Tuy nhiên, với những nhà khoa học mong muốn tạo nên một xã hội tri thức, vẫn còn một công việc nữa: công bố các công trình nghiên cứu của mình với công chúng...
  • Phải tổ chức truyền thông mạnh hơn nữa

    09/08/2011Phùng NguyênTôi cho rằng ở Việt Nam truyền thông trong đời sống hàng ngày bộc lộ tình cảm xã hội nhiều hơn là ý chí chính trị. Truyền thông của ta
    chưa mạnh mẽ, thiếu bài bản, chưa tạo thành một cuộc kháng chiến có
    chất lượng, với những mục tiêu rõ rệt trên mặt trận tuyên truyền. Đấy là
    những gì tôi quan sát thấy...
  • “Tội đồ” truyền thông

    19/07/2011H.Long – Phạm Ngọc – Quỳnh HươngBên cạnh kho tàng tri thức quý giá mà Internet mang lại – giới trẻ cũng dễ dàng tiếp cận những thông tin bi quan, lệch lạc, văn hoá phẩm xấu. Truyền thông phản ánh thực tế, nhưng cũng phải thấy rằng truyền thông cũng mang vai trò dẫn dắt sâu sắc, khi mà giới trẻ với nhận thức không – hoặc chưa – đầy đủ không đủ bản lĩnh để “lọc” xem nên hay không nên hấp thụ thông tin nào...
  • Những cú sốc từ truyền thông đa phương tiện

    09/01/2011Thẩm Hồng ThúyThế giới mạng, thế giới truyền thông đa phương tiện trên Internet rất dễ gây xôn xao trong cộng đồng, thậm chí còn dễ tạo ra sự manh động. Nơi ấy thật - giả lẫn lộn, sự tốt - xấu cũng không thiếu. Chính vì thế khi các công cụ truyền thông trên Internet càng phát triển càng đòi hỏi bản lĩnh và nhận thức đúng của cả người sử dụng và công chúng...
  • Hãy tiếp cận thông tin truyền thông như đọc một quyển sách!

    15/08/2010Phạm Xuân Loan thực hiệnLàm thế nào giới trẻ có sự chọn lựa khôn ngoan để có thể sống trong thời đại truyền thông mà không bị nhầm lẫn giữa những giá trị vật chất với hạnh phúc? TTCT trò chuyện với bà Marcia Ladendroff - giảng viên đang dạy môn nhận thức truyền thông tại Đại học North Florida - và với thạc sĩ công nghệ thông tin Jeff Drake ở Đại học Findlay (Ohio)...
  • Con người của thực tiễn hay của truyền thông?

    11/06/2010Vân Vũ - Mai ThiÝ kiến đa chiều về những việc làm của người từng tố cáo gian lận trong thi cử 4 năm về trước đã phản ánh sự quan tâm của toàn xã hội đối với những vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục, song cũng khiến các cơ quan truyền thông phải nghĩ suy về việc "xây dựng" nhân vật điển hình và tạo dư luận xã hội. Điều này cũng đặt ra câu hỏi, liệu nhận định rằng việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa viết đơn xin thôi việc là sự thất bại của một con người dám đấu tranh chống cái xấu có là cái nhìn bi quan?
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Tác động của truyền thông với sự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật

    29/10/2008TS. Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Việt NamSự phát triển của thực tiễn và lý luận nghệ thuật- dù ở đâu, thời kỳ lịch sử nào cũng vậy- thường phụ thuộc vào 3 nhân tố quan trọng và phổ quát nhất: Sự phát triển của khoa học và công nghệ;Những chính sách chính trị (trong đó bao gồm cả những chính sách về văn hóa và nghệ thuật);Những nhà tư tưởng và nghệ sỹ lớn.
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại

    30/05/2008Trần Hữu QuangKhông gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và Nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các loại hoạt động này...
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • xem toàn bộ