“Tội đồ” truyền thông
Bên cạnh kho tàng tri thức quý giámà Internet mang lại – giới trẻ cũng dễ dàng tiếp cận những thông tin bi quan,lệch lạc, văn hoá phẩm xấu. Truyền thông phản ánh thực tế, nhưng cũng phải thấyrằng truyền thông cũng mang vai trò dẫn dắt sâu sắc, khi mà giới trẻ với nhận thứckhông – hoặc chưa – đầy đủ không đủ bản lĩnh để “lọc” xem nên hay không nên hấpthụ thông tin nào...
Theo thống kê, cả nước hiện nay cókhoảng 5 triệu người chơi game online thường xuyên, trong đó có khoảng 1 triệugame thủ chuyên nghiệp. Số game online người Việt Nam có thể chơi là 35, trongđó, 27/35 game mang tính bạo lực (77%), 9/27 game bạo lực (33%). Ở góc độ nhậpvai trong các game bạo lực, có tới 10/27 game có góc độ nhập vai không rõ ràng(đâm chém, bắn giết không phân biệt tốt xấu).
Trong khi đó, tràn lan trên internetvà thậm chí cả trên truyền hình là những bài hát có nội dung và phần minh hoạphản cảm như chặn đường đánh giết nhau khi bị mất người yêu, người bạn thaylòng đổi dạ...), những bộ phim đầy rẫy những cảnh bắn giết....
Bác sĩ Phạm Vũ Thiên - Giám đốctrung tâm tư vấn Tâm sự bạn trẻ (HN) - đánh giá: “Ngày nay, trẻ vị thành niêntiếp xúc thông tin về tình dục nhiều hơn những thế hệ trước; thông tin, hìnhảnh tình dục với nhóm đối tượng lớn tuổi có thể là bình thường, nhưng với giớitrẻ, những hình ảnh này lại là hình ảnh kích thích và tác động không nhỏ đếnhành vi của họ, nếu họ không có nhận thức đầy đủ, không kiềm chế được bản thân,hoặc bị lôi kéo, kích động sẽ rất dễ dẫn đến các hành động tiêu cực...
Theo một số chuyên gia tâm lý, việccác đài truyền hình quốc gia phát đi nhiều bộ phim tình cảm quá sướt mướt cũnggóp phần tác động xấu tới giới trẻ VN hiện nay. Nhiều bạn trẻ hiện nay có xuhướng “trầm trọng hoá” chuyện tình cảm của cá nhân, dẫn tới những vụ án đángtiếc như tử tự, giết người yêu vì ghen tuông, vì bị từ chối tình cảm...
Internetkhiến giới trẻ tiếp cận với những thông tin xấu khi chưa có nhận thức đầy đủ.Ảnh: TL
Cô giáo Đinh Thị Minh Nga (Hiệutrưởng trường Mầm non Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội) cho rằng: “Tiếp xúc vớinhững hình ảnh bạo lực từ truyền thông khiến cho trẻ em tin tằng thế giới vốnkhông thân thiện và đáng sợ, điều đó dẫn đến những hành xử hung hăng một cáchdễ dàng. Những tin tức thời sự về đánh bom, giết chóc... và cả việc chứng kiếnnhững bạo lực trong thực tế khiến giới trẻ ngày nay thấy hoang mang, lo sợkhông hiểu mình sống giữa cuộc sống như thế nào.
Nếu cứ tiếp nhận những thông tin ấyhàng ngày, dần dần giới trẻ sẽ trở nên vô cảm và bắt chước những gì mà mìnhtiếp nhận được từ cuộc sống. Chúng ta nên đưa việc giáo dục kỹ năng sống vàotrường học để giới trẻ có những hiểu biết cần thiết trong việc tiếp cận và chọnlọc những thông tin tốt, loại bỏ những thông tin xấu, biết phân biệt đúng saivà có bản lĩnh trước những cám dỗ của cuộc sống”.
Anh Nguyễn Dũng Nam (Thanh Xuân, HàNội) đánh giá hiện nay báo chí đưa hơi nhiều (hay tại vì có quá nhiều tin loạinày?) các loại tin như đâm chém, giết chóc, hãm hiếp, bạo hành... nhất là ởtuổi vị thành niên lên mặt báo, có khi lại kèm hình ảnh cụ thể hoặc hình minhhoạ! Thiết nghĩ các báo đài cần giảm bớt các loại tin này và nếu cần chỉ đưatin tóm tắt là đủ bởi vì thông tin bao giờ cũng có hai mặt của nó, thậm chí nếuviết không giỏi, biên tập không kỹ, hình ảnh không chọn lọc v.v... có khi sẽphản tác dụng, điều chẳng ai muốn nhưng lại xảy ra - ví dụ như viết kỹ quá vềkỹ năng bẻ khoá xe thì chẳng khác nào “truyền nghề” cho đạo chích!
Liên quan đến vấn đề này, theo TSNguyễn Đức Sơn (Phó khoa Tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội): “Việc quantâm của báo chí đến giới trẻ là cần thiết. Tuy vậy cần lưu ý rằng giới trẻ rấtnhạy cảm. Họ có bộ lọc và cách tiếp cận thông tin khác với người trưởng thành.Báo chí một mặt có thể chỉ ra những điều tốt và khuyến khích điều tốt, một mặtcó thể vô tình vẽ ra những điều không nên nhưng lại hấp dẫn.
Do vậy, viết gì, thái độ như thế nàovà chừng mực nào là điều hết sức lưu ý. Nhu cầu khẳng định bản thân là nhu cầutự nhiên của con người và mạnh mẽ ở giới trẻ. Một sự kiện xấu nếu được phổ biếnrộng rãi thường xuyên sẽ trở nên “nhờn” và vô tình khiến giới trẻ nhận thứcrằng việc đó “chấp nhận được”.
Từ góc độ của một người làm truyềnthông, diễn giả Quách Tuấn Khanh, (Giám đốc Cty truyền thông Starlit, Chủ tịchPower UP Group) cho rằng: “Nhà sản xuất thường đưa ra những thứ mà số đông ưathích, truyền thông cũng vậy. Sẽ không bao giờ cấm được những nhạc, sách màchúng ta hay lên án là nhảm nhí, bởi vì vẫn còn thị trường cho nó thì nó vẫntồn tại. Nó chỉ giảm khi trình độ còn người đi lên và sự lựa chọn của họ sẽkhác đi. Bất ổn của giáo dục hiện nay là chúng ta chỉ chăm chú vào việc dạy mộtnghề nào đó để đáp ứng nhu cầu xã hội ngay tức thời mà không chú ý đến việc dạylàm người.
Cụ thể là giới trẻ không được dạynhững kỹ năng sống nên họ không biết làm người thì sẽ gồm những gì và sẽ phảinhư thế nào. Những người trẻ đang đứng trước hàng loạt câu hỏi không có lờiđáp. Một điều nữa là người lớn tự cho mình quyền lên án những việc làm của giớitrẻ mà luôn quên rằng ai là người nuôi nấng giới trẻ lớn lên. Cái việc hành xửcủa giới trẻ là bắt nguồn từ người lớn chứ không phải bắt nguồn từ chính bảnthân họ...”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá