Những cú sốc từ truyền thông đa phương tiện

05:27 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Giêng, 2011
Thế giới mạng, thế giới truyền thông đa phương tiện trên Internet rất dễ gây xôn xao trong cộng đồng, thậm chí còn dễ tạo ra sự manh động. Nơi ấy thật - giả lẫn lộn, sự tốt - xấu cũng không thiếu. Chính vì thế khi các công cụ truyền thông trên Internet càng phát triển càng đòi hỏi bản lĩnh và nhận thức đúng của cả người sử dụng và công chúng.

“Trào lưu” tung video clip lên mạng...

Hai năm về trước cái tên You Tube chỉ biết đến nhiều ở Mỹ và Châu Âu chứ ở VN còn xa lạ. Nhưng từ khoảng một năm rưỡi trở lại đây, đặc biệt trong năm 2010, You Tube đã bùng lên trong cộng đồng mạng VN.

Một minh chứng điển hình nhất là You Tube đã được cuộc thi Vietnam Idol 2010 sử dụng để quảng bá. Cứ sau mỗi vòng thi, lên You Tube là có thể xem và nghe lại những bài hát của các thí sinh. Càng về cuối năm, sức mạnh của You Tube trong việc lôi cuốn cộng đồng mạng chẳng kém gì mạng xã hội Facebook. Có nhận định cho rằng Vietnam Idol được biết đến nhiều là nhờ dựa vào truyền thông, thì trong đó có yếu tố biết sử dụng mạng You Tube để quảng bá cực kì hiệu quả và miễn phí.

Năm qua chúng ta còn được xem nhiều video clip xã hội ngắn trên You Tube mà nhờ đó các cơ quan chức năng phải nhập cuộc xử lí. “Video clip bắt mại dâm” ở Quảng Ninh là điển hình như thế, khiến cho dư luận bất bình về sự xúc phạm nhân phẩm gái mại dâm của những người đi bắt mại dâm, kết quả 6 cán bộ chiến sĩ có liên quan tới vụ việc đã bị kỉ luật. Tiếp sau đó là “Video clip bà giữ trẻ nhẫn tâm” ở Bình Dương hành hạ trong khi tắm cho một cháu bé. Thủ phạm vụ này - bà Phụng, đã bị cơ quan chức năng khởi tố.

Mặt trái từ... con người

Những người tạo ra Facebook hay You Tube đều là những doanh nhân trẻ được tôn vinh ở nước Mỹ và trên thế giới. Sản phẩm họ tạo ra, nói theo ngôn ngữ dễ dãi thời nay là một “sân chơi”, thực ra cũng chỉ là một phương tiện với những tiện ích đáp ứng một số nhu cầu nhất định của con người trong xã hội bùng nổ CNTT. Chỉ khác phương tiện này chạy trên nền Internet với sức lan toả và khả năng quảng bá rất nhanh và rộng, vượt qua biên giới quốc gia.

Ở nhiều mạng xã hội, có thể tìm thấy những video clip thú vị, ví dụ như chỉ cách thoát khỏi ôtô khi bị chìm xuống nước, dạy phụ nữ cách trang điểm v.v… Song với một thế giới không rào cản thì cũng khó ngăn được việc tung lên những video clip kích động tội phạm. Điển hình là video clip dạy chế tạo bom mìn cho những kẻ khủng bố, những Video clip bêu xấu nhau trong đó có những hình ảnh sex, giây phút sinh hoạt giới tính đầy riêng tư…

Ở VN, đầu năm 2010 và năm 2009 rộ lên một số video clip cảnh trẻ con lái xe máy, vô hình trung như một sự “ca ngợi” những đối tượng vi phạm luật giao thông. Đến Video clip nữ sinh chơi bài cởi cúc áo đã thật sự gây sốc về những “trò giải trí” trong học đường, đặt ra một vấn đề lớn là cách giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường, và cũng cho thấy sân chơi giải trí học đường quá nghèo nàn, thiếu những sân chơi lành mạnh và thú vị giúp học sinh thư giãn sau những giờ học mệt mỏi và căng thẳng.

Những người có đầu óc không bình thường, hoặc trong đầu luôn nuôi mưu mô hãm hại người khác thì luôn rình rập để quay các video clip rồi tung lên mạng. Mới đây nhất, ba nữ sinh Trường THCS Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) đã dùng ĐTDĐ quay Video clip đánh hai bạn cùng học rồi tung lên mạng để bêu riếu nhau. Nếu Google là trang tìm kiếm tổng hợp số 1 toàn cầu hiện nay thì You Tube chính là trang có thể chuyên tìm kiếm các video clip, mà trong đó, sự “đóng góp” clip từ VN ngày càng nhiều lên, mà không ít clip trong số đó có nội dung đáng báo động về tư cách đạo đức, về mục đích của những người quay và tung lên.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Phẩm giá con người trong truyền thông đại chúng

    28/10/2016Trần Thị Thanh HươngTrên các phương tiện truyền thông, khi mô tả cái nghèo khổ của người dân, nhất là những thảm họa, ta thường thấy những thông tin chi tiết về hoàn cảnh của người nghèo như thu nhập thấp, không đủ ăn, làm những công việc năng nhọc, bẩn thỉu, nguy hiểm, bệnh tật, mất mát, đói, cô đơn, đáng thương... với mong muốn họ được quan tâm hỗ trợ.
  • Một căn bệnh khủng khiếp tấn công giới trẻ

    16/01/2016“Bệnh” vô cảm là căn bệnh không có tên trong danh sách ngành y, nhưng nó len lỏi gặm nhấm không ít tâm hồn những người trẻ.
  • Khung pháp lý về quyền tự do thông tin trong một thế giới phẳng

    03/09/2013Bùi Tiến ĐạtMạng toàn cầu đã tạo cơ hội cho con người sức mạnh thông tin và hợp tác. Con người bình đẳng gần như tuyệt đối trong tiếp cận và phổ biến thông tin. Mỗi cá nhân có quyền làm những gì mà họ cho là tốt nhất với những thông tin mà họ có. Hay nói cách khác, với mạng toàn cầu, con người có thêm sức mạnh để tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, sự kết nối, hợp tác không biên giới trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó tạo triển vọng cho những cộng đồng toàn cầu.
  • Con người của thực tiễn hay của truyền thông?

    11/06/2010Vân Vũ - Mai ThiÝ kiến đa chiều về những việc làm của người từng tố cáo gian lận trong thi cử 4 năm về trước đã phản ánh sự quan tâm của toàn xã hội đối với những vấn đề nổi cộm của ngành giáo dục, song cũng khiến các cơ quan truyền thông phải nghĩ suy về việc "xây dựng" nhân vật điển hình và tạo dư luận xã hội. Điều này cũng đặt ra câu hỏi, liệu nhận định rằng việc thầy giáo Đỗ Việt Khoa viết đơn xin thôi việc là sự thất bại của một con người dám đấu tranh chống cái xấu có là cái nhìn bi quan?
  • Sáu xu hướng truyền thông xã hội năm 2010

    10/12/2009David Armano* - Hoàng Thu Thủy dịchNăm 2009, chúng ta đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của truyền thông xã hội. Theo Nielson Online, chỉ tính riêng Twitter đã tăng 1,382% vào tháng 2 so với cùng kì năm ngoái, đạt hơn 7 triệu lượt truy cập trên tổng số lượt truy cập trong tháng. Trong khi đó, Facebook cũng tiếp tục vượt xa MySpace.
  • Truyền thống và hiện đại

    21/09/2009Thái Kim LanMâu thuẫn “truyền thống và hiện đại” phát sinh, một khi tính chính thống đưa đến bảo thủ. Ngược lại nếu hiện đại không đưa ra được một nội dung có ý nghĩa cho cuộc sống văn hóa hiện tiền, nếu hiện đại làm nghèo nội dung nhân bản của con người, hiện đại sẽ bị đào thải và loại bỏ ra ngoài tính liên tục, không thể trở nên “truyền thống” cho tương lai.
  • Nhà nước, truyền thông và xã hội dân sự

    22/08/2009TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức“Phải xây dựng một xã hội mạnh thay vì một nhà nước mạnh... Trật tự, pháp luật, nhà nước, chỉ là công cụ, phải phục vụ cho các giá trị xã hội, chứ không phải ngược lại!”
  • Các mạng xã hội ảo lý tưởng dành cho giới trẻ

    22/04/2009Phạm Thế Quang HuyGiới trẻ có lẽ không còn lạ lẫm gì với mạng xã hội ảo và tác động của nó đến xã hội thực tại. Tuy nhiên, trong khi các mạng xã hội ảo ngày càng phát triển, nhiều sinh viên lại không biết cách khai thác nguồn tài nguyên thông tin từ các mạng xã hội này.
  • Truyền thống cần được trẻ hóa

    10/02/2009Lê ĐạtNhiệm vụ cấp bách của Thơ Việt là phải mở cửa ra năm châu để thở, để chống lại nguy cơ tỉnh lẻ của nền thơ khuất gió...
  • Sức mạnh của thế giới ảo

    31/10/2008PVPhát triển của Internet và công nghệ tiên tiến, chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực, mà còn có một thế giới khác vô cùng quan trọng, nơi đó chúng ta không sống mà là chúng ta tồn tại nhưng lại có một sức mạnh và tầm ảnh hưởng vô cùng ghê gớm: thế giới ảo.
  • Thế giới phẳng được và mất

    23/07/2008Phan QuangNhững suy nghĩ của bậc văn hào được dư luận quan tâm, đặc biệt các dân tộc từng đau khổ bởi "phản toàn cầu hóa lần thứ hai", tức chủ nghĩa thực dân cũ và mới - thuật ngữ của chính tác giả L.Phrít-men - nay nếu không tỉnh dễ có khả năng lại bị cuốn hút thụ động và chịu hệ quả buồn của làn sóng toàn cầu hóa lần thứ ba...
  • Truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại

    30/05/2008Trần Hữu QuangKhông gian công cộng đóng vai trò trung gian giữa xã hội công dân và Nhà nước, buộc Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước xã hội do “tính công cộng” của nó. Không gian công cộng tự nó mang tính chất phê phán bởi lẽ nó giả định rằng phải có những thông tin về các hoạt động của Nhà nước để công luận có thể xem xét và phê phán các loại hoạt động này...
  • Truyền thông nội bộ: Hãy dùng phương tiện hiện đại

    31/07/2007Hoa PhạmĐể hiểu biết, chấp nhận nhau và đối thoại thông suốt, trước hết là phải "chịu nói", chịu truyền thông. Nhưng rõ ràng, truyền thông nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam đang "nghẽn mạch" hoặc tắc tị Sự "tắc nghẽn" này nhiều khi xuất phát từ nguồn - nơi những người quan lý cao nhất của doanh nghiệp...
  • Cách mạng truyền thông đi theo hướng 'web hóa'

    17/03/2006P.T. (theo BBC, Forbes)Không gây chấn động như một mảnh thiên thạch lao vào trái đất, nhưng sự "va chạm" của công nghệ nghe nhìn thế hệ mới cũng đã tạo nên những tác động sâu sắc đến thế giới truyền thông hiện đại...
  • xem toàn bộ