"/>"/>

Bán chỗ ngồi

12:38 CH @ Thứ Tư - 30 Tháng Tám, 2006
Nhiều người dân bức xúc khi báo chí phanh phui những tiêu cực tại Trường THPT Lê Quý Đôn - TPHCM. Khó có thể tưởng tượng nổi, một bộ phận giáo viên ở đây đã "bán chỗ ngồi" cho học sinh với giá từ vài trăm đến vài ngàn USD/ghế.

Trong môi trường học đường, các em chưa học được gì đã gặp phải sự gian dối. Các em nghĩ gì khi biết rằng thầy cô "ăn tiền" của bố mẹ để cho mình vào học, các em nhận thức được gì, trước khi chứng kiến sự bất công?

Chính bố mẹ các em biết con mình không đủ điểm, nhưng vẫn bỏ tiền đi "mua chỗ" cho con, còn thầy cô kinh doanh ghế ngồi. Đến khi sự việc bị phơi bày, ngôi trường thân yêu với bảng đen phấn trắng trở thành nỗi ám ảnh. Các em bị tổn thương, đến lớp nhưng nhìn thầy cô không còn sự kính trọng, học nhưng bị mất đi niềm tin trong trẻo vào cuộc đời.

Hành vi mua bán chỗ ngồi trong học đường gây ra hậu quả lớn hơn cho xã hội, đó là làm méo mó nhân cách của một thế hệ. Các em được xây dựng nếp tư duy không vươn lên bằng tài năng và chí tiến thủ, mà bằng những trò ma mãnh, lươn lẹo. Những đứa trẻ cắm đầu học cũng có chiếc ghế đó, tấm bằng đó, còn đứa không học hành nghiêm túc nhưng có tiền thì cũng có được tất cả. Các em bị đầu độc cách nghĩ, rằng xã hội này không có sự công bằng, cứ dùng tiền là chi phối được mọi thứ.

Từ nhận thức như vậy, các em xa rời những khái niệm về đạo đức, sự trong sáng, tính trung thực. Để rồi khi trưởng thành, các em cũng chạy chọt mua ghế, có được chỗ ngồi sẽ tìm cách bán chỗ ngồi, mối nguy hiểm chết người chính là ở chỗ đó.

Để ngăn chặn được sự giả dối rất khó, bởi vì nó tồn tại dưới nhiều lớp vỏ hình thức, nên không phải bất cứ lúc nào cũng dễ nhận diện và pháp luật có thể can thiệp. Vậy nên trước hết, từ trong mỗi gia đình, các bậc phụ huynh hãy thay đổi nhận thức, dạy con sống và suy nghĩ trung thực trước khi lao theo những thành tích khác. Phụ huynh không có nhu cầu mua chỗ ngồi, thì kẻ bán sẽ không bán được. Nếu được như vậy thì xã hội bớt đi được sự giả dối, con cái chúng ta bớt đi nguy cơ bị tha hoá.

Nguồn:Lao Động
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những người bay: Thầy dạy bay và bầu trời bay

    16/06/2019Nguyễn Đức LamKhông có lẽ năm này qua năm khác ta cho ra trường đời những "chú gà công nghiệp" mãi sao? Đâu rồi những chú chim ưng dũng cảm, kiêu hãnh, tung cánh vào bầu trời khoáng đạt, bao la? Làm thế nào để có những chú chim ưng biết bay và dám bay?
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho sinh viên

    08/09/2016GS. Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “cái đang thiếu”! Mà nếu thiếu cái gì đó, thì “cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Ông thầy và thời đại

    27/03/2016Phan ĐăngMột trong những nguyên tắc giáo dục đại học ở Singapore là người thầy phải luôn cập nhật và giúp SV nắm bắt những thông tin thời sự mới nhất của lĩnh vực tin mình phụ trách...
  • Bàn về “Cái vô lý” và “Cái thiếu hiểu biết” trong xã hội

    01/07/2015Vũ Duy PhúLâu nay, những ai quan tâm đến cải cách giáo dục, đều thấy rõ tầm quan trọng của việc xác định “Triết lý Giáo dục". Có lẽ cũng không thừa, nếu nói một chút về khái niệm Triết lý nói chung...
  • "Lãng phí kép"

    28/10/2014Đan TâmTổ chức, quản lý chi tiêu ở ngành giáo dục đang rất bất hợp lý. Vì vậy, mối quan tâm của người dân đối với hiệu quả đầu tư cho giáo dục - đào tạo là rất chính đáng và có cơ sở. Một số chuyên gia và khoa học đầu ngành đã từng viết rằng: Bộ Giáo dục - Đào tạo bỏ ra 1 tỉ USD Mỹ để đấu thầu các dự án biên soạn lại sách giáo khoa...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Trăm tội cũng do học trò?

    04/08/2006Ngô Thị Kim CúcNếu những bài làm kém chỉ ở con số vài trăm, thậm chí vài ngàn, vẫn có thể xem là cá biệt trong tổng số hàng triệu thí sinh. Đằng này, loại bài ấy chiếm tỷ lệ nhiều chục phần trăm, tùy từng môn học, thì rõ ràng không chỉ do học sinh mà đang có những thiếu sót quan trọng trong khâu truyền thụ, dạy dỗ...
  • Người trong góc khuất

    27/07/2006Đỗ Lê TảoChẳng phải nói thêm thì ai cũng biết thực trạng tiêu cực trong thi cử ở hệ thống các trường, các cấp học đang gia tăng ở mức báo động. Tân Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân - ngồi trên chiếc ghế "nóng" - đã phải đưa lời cảnh báo: "Ngành giáo dục và toàn xã hội nếu không có những biện pháp đặc biệt thì tiêu cực này sẽ trở thành một đại hoạ của dân tộc"...
  • Chuyện không thể không nói!

    24/07/2006Mai LanVẻ thâm trầm của một nhà giáo, tư duy sắc sảo của nhà ngoại giao, và nét đằm thắm của người phụ nữ Huế đã hòa quyện, tạo nên sự lịch lãm và quyết đoán nơi bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội. Người phụ nữ này hình như lúc nào cũng đau đáu muốn trở về với điểm xuất phát của mình: nghề giáo...
  • Giáo dục và bệnh thành tích

    19/07/2006Huỳnh Bửu SơnThành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước.
  • Trăm năm… nghìn năm…

    04/07/2006Phạm ToànCho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Thời Khai sáng, một nhà bác học tuyên bố “Cho tôi giáo dục, tôi sẽ bẩy được cả trái đất”. Không nhại ai hết, từng có một nhà bác học thời đương đại đã nói “Cho tôi học sinh lớp một của cả nước, tôi sẽ dạy lại cách tư duy cho cả một dân tộc”...
  • Làm sao “lớn” được với một nền giáo dục yếu kém?

    17/06/2006Phan Thanh (Khánh Hòa)Nước Việt Nam ta chỉ có thể lớn lên được với một nền giáo dục đúng nghĩa bắt đầu từ tình yêu đất nước, ý thức công dân, đề cao lòng chính trực, căm ghét sự dối trá. Nền giáo dục ấy không có gì quá tốn kém, quá khó khăn đến nỗi phải tốn hàng ngàn tỉ đồng để liên tục thay đổi chương trình, làm mỏi mệt biết bao thế hệ con người...
  • Một quốc nạn còn đáng lo ngại gấp bội tệ nạn tham nhũng

    03/06/2006Nguyễn Viết Hùng (TP.HCM)Đó chính là hiện trạng giáo dục. Có ở đâu mà người dân phải kêu lên trên báo chí: "Con tôi khổ quá, ông Bộ trưởng Giáo dục ơi!"? Có bao giờ lại đổ đốn lắm bằng cấp "tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi" đến như bây giờ? (1)
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Trên học lễ!

    23/03/2006Hà Văn ThịnhChỉ trong một số báo Lao Động mà thông tin 3 chuyện động trời về trường học. Tại sao có thể ngang nhiên cho học sinh nghỉ học để lấy trường học tổ chức đám cưới cho con của "quan"? Tại sao không có bằng THPT vẫn có bằng tốt nghiệp đại học? Tại sao là thầy giáo lại có thể đánh học sinh tàn nhẫn thế?
  • Khi giáo dục tự đánh mất mình

    03/03/2006Trần Trung PhượngTrong cuộc “ mưu sinh toàn cầu” hiện nay, giáo dục được nhận thức như một phương tiện quan trọng không thể thiếu để đạt tới ưu thế nào đó trong cuộc cạnh tranh. Điều này có thể được nhận thấy rõ ràng, qua sự quá tải của đủ loại kiến thức học đường, qua sự "phát minh" ra nhiều phương pháp giáo dục khác nhau ...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Chúng ta muốn gì?

    18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • xem toàn bộ