Người trong góc khuất
Để đưa ra được những biện pháp đặc biệt, trước hết cần nhận diện được những ai đang còn trong góc khuất, tiếp sức cho tiêu cực, để làm rõ trách nhiệm...
Đã học thì tất phải qua những kỳ thi, và chẳng ai muốn mình trượt, để vuột khỏi tay một tấm bằng... Tấm bằng có thể là "lá bùa" để người ta được hưởng mức lương cao hơn, có một địa vị cao hơn, có quyền lực hơn... Nếu tấm bằng ấy do tiêu cực trong thi cử mà có, cộng thêm là sự cổ suý của căn bệnh thành tích trong giáo dục...thì đúng là đại hoạ cho dân tộc.
Trong bức thư gửi các thầy giáo đang dạy con trai mình, vị tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln viết: "Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi...".
Vị tổng thống này đã dùng tới hai từ "xin thầy..." để nhấn mạnh đến trách nhiệm của người thầy phải xắn tay vào cuộc, bước ra khỏi góc khuất để chống tiêu cực trong thi cử. Nói rộng ra, để có nền giáo dục sạch thì vai trò của người thầy, của nhà giáo có tính chất quyết định.
Vậy mà trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Tây, 9 lãnh đạo là những người thầy, những nhà giáo lại "dính" vào tiêu cực, 1 lãnh đạo bị xử lý cho thôi giữ chức hiệu trưởng chuyển công tác khác, còn lại là cảnh cáo, khiển trách. Rõ ràng, những hình thức kỷ luật đó so với vai trò, trách nhiệm của người thầy, của nhà giáo trong một xã hội học tập, một nền giáo dục sạch là chưa đủ sức răn đe.
Thi cử là chuyện quốc gia, không chỉ là chuyện riêng của ngành giáo dục. Ở đây phải có sự phối hợp của các ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương và lực lượng công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự.
Vụ tiêu cực ở Hà Tây cho thấy, nếu lực lượng này mạnh tay, cương quyết thì làm gì có chuyện công khai tụ tập đông người trong khu vực thi để giải bài thi, bắc thang qua tường ném bài thi vào phòng thi...?
Nhà giáo - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Tiêu cực ở Hà Tây phải xem xét đến trách nhiệm của chính quyền địa phương, lực lượng công an với hình thức kỷ luật. Họ không thể cứ ở trong góc khuất".
Tiêu cực trong thi cử tất yếu sẽ sản sinh ra một lực lượng "học giả, bằng thật" và rất có thể đó sẽ lại là những góc khuất trong cuộc sống, có mối quan hệ nhân quả với tham nhũng, tiêu cực.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường