Ba, bảy cái tôi
Cái bí ẩn trong bản thân từng người thuộc loại bí ẩn khó khám phá nhất. Có lẽ một trong những lý do khiến người ta khó nhận thức được mình nhất vì cái “tôi”. Có những ba, bảy vẻ. Các nhà tâm lý học xác định rằng có thể nhìn cái “tôi” dưới những góc độ khác nhau:
Bạn thấy chưa, có những bảy cái “tôi”. Chưa hết đâu, nhưng cũng đã đủ hé cho bạn biết “bí ẩn” của “Mình và Ta”. Tự mình chẳng những khó nhận dạng mà nhiều khi bạn bè ta chỉ “chụp” bắt được một góc độ chẳng khác như anh chàng thợ ảnh. Làm chứng minh thư thì chụp “chân phương”, chụp thẳng, nghiêm chỉnh, không cười, đủ hai tay, mắt, mũi, mồm (các cụ ngày xưa thích chụp hình đủ cả mười ngón tay, ngón chân). Rồi chụp nghiêng. Ảnh màu tài tử thì chụp “đôi mắt”, rồi “xa – gần”, to nhỏ. Thôi thì đủ kiểu. Ấy mới nghe đã thấy hấp dẫn rồi, nhưng cái “tôi” còn đa dạng, phức tạp hơn, khó hiện trên “màn ảnh”, dù có phóng đại, tô màu như thế nào. Vậy bảy cái “tôi” là như thế nào? Xin đi lần lượt.
1. Tôi “thực tại”. Tôi đang thấy mình như thế nào ở vào thời điểm, giây phút này, lúc tôi đang đọc “Tuổi mười bảy”, ngồi kề bên cửa sổ trông ra vườn vào độ sang xuân, chồi non đã xanh mởn.
2. Tôi “năng động”, tức là tôi muốn như một nhân vật chính trong sách.
3. Tôi “bay bổng”. Giá như tôi có “phép thần chú”, có chiếc nhẫn thần thì tôi sẽ như thế này, thế nọ, nào là trở thành nhà sinh học nổi tiếng, nào là có căn hộ riêng, có tivi màu, video cattset, và được yêu…
4. Tôi “lý tưởng”. Con người mà tôi muốn trở thành theo như lý tưởng, nguyên lý sống của tôi. Tôi phải là người có bản lĩnh, nghị lực, theo đuổi ước mơ, đẹp và khỏe…
5. Tôi “tương lai” (tiềm năng). Tôi có thể trở nên người như thế nào? Tôi có thể tràn trề ước mơ, muốn làm nên sự nghiệp “lưu danh hậu thế” nhưng vẫn cảm thấy mình yếu đuối, bạc nhược, phân tán, bị rủ rê nọ kia và đang có cơ trở thành kẻ “tầm thường, ăn bám gia đình, xã hội”!
6. Tôi “lý tưởng hóa”: Tôi thấy mãn nguyện, sung sướng biết bao, mường tượng mình như thế này, thế nọ.
7. Tôi “giả vờ” (đừng nên cho là xấu, là “đóng kịch”). Ở đây tôi chỉ muốn “trình diễn” mình như vậy, có khi để vui lòng bạn bè, sợ họ chê cười. Chẳng hạn khi học phổ thông, quyết tâm không yêu đương gì vì có hại cho học tập, nhưng cũng có khi để tỏ ra mình “có bản lĩnh” kỳ thực rất bạc nhược, chẳng thực hiện được kế hoạch nào cả.
Một người có bảy “bộ mặt”, lúc cười, lúc khóc, lúc tư lự, lúc tếu, lúc lừ đừ, lúc sôi nổi, bồng bột. Đố ai nhận dạng được đó? Thách các nhà máy điện tử nhận ra “tôi” đó? Đừng chủ quan, khoa học không bất lực đâu, nó vẫn có thể chọn ra những nét “bản chất nhất” của anh rồi đưa vào nhà máy đó. Riêng bạn, quả khó vẽ “bức tự họa” cho mình nhất. Đến ngay các danh họa có bao nhiêu kiệt tác mà không ai lại không có một bức tự họa nào. Nhiều khi vẽ mình xong thì ngạc nhiên không ngờ minh “như thế”…
Bản tính bảo thủ của con người “Người ta trung thành kinh khủng với một mác thuốc lá, thế mà trong những tests họ không tài nào phân biệt được nó với những mác thuốc lá khác. Quả tình là họ đang hút một hình ảnh” (Lời của giám đốc một hãng nghiên cứu quảng cáo ở New York) “Cái Tôi là một đặc tính trẻ con còn tồn tại trong tiềm thức của rất nhiều người đã trưởng thành. Tính luân lý trong việc khai thác nó… để bán được hàng hóa… lại là một vấn đề khác” (Fortune) “Muốn hiểu được một người thì phải hiểu điều mà y cố tình giấu đi trong hình ảnh mà họ tự dựng nên về mình” Sudre Mahause (Anti – memoires) |
Nghệ sĩ Charlie Chaplin, vua hề nổi tiếng nhất thời đại, tả lại một trò chơi “nhận xét thẳng thắn” như sau: “Tối hôm đó có người đề nghị chơi một trò chơi rất phổ biến ở Mỹ với cái tên “nhận xét thẳng thắn”. Tất cả người chơi được phát các mẩu bìa cứng có ghi mười phẩm chất (đặc tính). Đó là: vẻ hấp dẫn (có thể do nhiều yếu tố gây nên. Có khi đẹp trai, khỏe – hấp dẫn thể lực nhưng chưa chắc hấp dẫn, nhiều lúc lại vô duyên), trí thông minh, tính mạnh mẽ, về mặt thể lực, sắc đẹp, tình chân thực, óc khôi hài, tính thích nghi… Một người được chỉ định rời khỏi phòng sau khi tự nhận xét mình vào giấy về những đặc tính của bản thân theo thang mười điểm. Ví dụ, tôi tự cho mình 7 điểm về óc khôi hài, 6 điểm về vẻ đẹp hấp dẫn, 6 điểm cho sắc đẹp, 3 điểm cho tính thích nghi và 4 điểm cho tính chân thực.
Cùng lúc đó các người khác bí mật cho từng điểm cho từng đức tính của người rời khỏi phòng. Xong đâu đấy, anh ta (chị ta) quay trở lại, đọc lên các nhận xét, đánh giá của tất cả những người khác để xác định xem ý kiến nhận xét của người khác có trùng với ý kiến tự nhận của mình không?
Đến lượt một hoàng hậu. Vị này cho mình 3 điểm về vẻ hấp dẫn, nhưng người khác lại cho y những 4 điểm (trung bình), tôi (tức Sascli Saplin) cho 5. Về vẻ đẹp, vị ta tự cho 6, tôi cho 7, những người khác cho 3 (trung bình). Vẻ hấp dẫn(về mặt thể lực) y cho 5, khách cho 8, tôi cũng cho 8. Đến tính chân thực, y tự cho10 điểm cao nhất, các người khác chỉ cho 3, còn tôi cho 4”. Vị hoàng thân đâm nổi cáu.
- Thế mà tôi lại cho rằng ưu điểm lớn nhất của tôi là tính chân thực!
Thật là bất ngờ, thú vị và khách quan
Ngày nay, nhiều nhóm bạn, cơ quan, tập thể (tổ chức học tập, tổ chức sản xuất, hàng xóm…) kể cả các bạn thân và nhóm “tam giác” (ba người chơi thân với nhau, yêu nhau, tức 2 nam (hoặc 2 nữ) và 1 nữ (hoặc nam) chưa “chọn mặt gửi vàng” lọt mắt xanh của ai) đều có thể chơi cái trò rất hấp dẫn, khoa học này. Trước khi chơi phải có mấy điều kiện sau:
1. Không tự ái, không chấp nhận, “thù dai nhớ lâu”
2. Cố gắng khách quan (tạm gác các thành kiến, định kiến)
3. Bí mật giấu tên (không chỉ là tế nhị mà còn là yêu cầu khoa học tối thiểu và tránh “hậu quả” mất lòng, tan vỡ sau này). Nếu thật tin và hiểu nhau chỉ có thể ghi tên vào phiếu nhận xét hoặc đánh dấu riêng, sau đó mới công bố. Ở đây còn có thách đố thứ hai nữa là người được nhận xét hãy đoán phiếu nhận xét đó là của ai.
4. Ít nhất phải gần gũi, tiếp xúc và hiểu nhau từ 6 tháng trở lên.
5. Tự nguyện hoàn toàn, nhất là “đối tượng được phán xét”
6. Số người tham gia hạn chế từ 2-3 đến 10 người và tốt nhất là khoảng 7± 2 tức 5 đến 9 người, bởi vì diện tiếp xúc thân mật, gần gũi của mỗi người chỉ bó hẹp ở 5 đến 7 người mà thôi. Tình cảm cũng là đại lượng hữu hạn mà.
7. Làm vào lúc vô tư, thoải mái, sảng khoái, tỉnh táo nhất. Ví dụ lúc vào hè, tốt nghiệp phổ thông, hết khóa học, trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời hoặc khi có sự kiện vui nào…
8. Mỗi lần chỉ nên làm một người.
Trò chơi “bạn là người như thế nào”?
Tùy theo yêu cầu nghiêm túc, khoa học, hoặc giải trí, vui đùa; tùy theo khả năng tính toán; tùy theo mức độ tin yêu và hiểu nhau có thể nhận xét nhau và cho điểm về mọi mặt hay từng mặt. Ví dụ, bạn Loan đôi khi được khen hết lời là “hoa hậu”, còn bạn Hiền bị chê là “xinh như người yêu của Chí Phèo” nhưng bản thân hai bạn ấy lại thấy khen chê như thế là quá đáng. Ai chẳng muốn được khen là đẹp, giỏi, thông minh. Cái chính là bản thân ta có thực lòng muốn người khác đánh giá khách quan để hiểu mình hay không thì mới nên chơi. Tùy thích. Các nhà khoa học thường chia các phẩm chất (đặc tính) con người làm bảy nhóm (có thể nhiều hoặc ít hơn) tùy bạn chọn. Muốn chơi nhanh và thoải mái thì càng đơn giản càng thú vị.
Sapln chia làm mười nhóm. Mỗi nhóm lại có thể chia nhỏ thêm nữa. Có thể có các nhóm sau, theo tôi là quan trọng và hấp dẫn đối với các bạn thanh, thiếu niên. Ta hãy đi từ ngoài vào trong, tôi tạm gọi nôm na như sau:
1. Hình thức bên ngoài: (đẹp – xấu), (khỏe – yếu)
2. Trí tuệ (thông minh – kém thông minh)
3. Tài năng (có tài – bất tài)
4. Đạo đức (khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vị tha)
5. Tháo vát (óc thực tiễn, năng nổ, năng động, sang tạo, thích nghi)
6. Thái độ sống (yêu đời, óc khôi hài, lạc quan)
7. Vẻ hấp dẫn (duyên dáng, dễ gần, đáng yêu…)
8. Vân vân và vân vân, và tùy thích
Nói thế không phải không có cái chuẩn gì cả. Chúng ta chơi mà thật vì sự giải trí phải có ý nghĩa, tác dụng bổ ích. Tốt nhất nên lấy “5 điều Bác Hồ dạy” làm chuẩn để hiểu mình và hiểu bạn. Theo tôi, Bác Hồ dạy tất cả chúng ta (bất kể lớn, nhỏ, trẻ, già) 5 điều:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Bạn thử nghĩ xem, tuy Bác Hồ chỉ dạy thiếu niên và nhi đồng chẳng hạn phải lao động tốt, học tập tốt, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai chẳng phải thế, dù bạn còn đeo khăn quàng đỏ, huy hiệu Đoàn hay đồng chí bộ trưởng, giám đốc?
Cách làm như sau. Nếu lấy thang 5 điểm để dễ cho điểm hơn. Cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 1 (đừng cho 0). Vì chẳng những có bạn tự ái mà không khách quan, ai chẳng có nhiều điều tốt. Mỗi đặc tính chia thành 5 bậc điểm từ cao nhất đến thấp nhất: yêu lao động (5)… lười lao động (1 điểm). Ở hai đầu là hai cực dương – âm.
Cụ thể:
Yêu lao động 5 4 3 2 1 lười
Tinh thần kỷ luật 5 4 3 2 1 vô kỷ luật
Khiêm tốn 5 4 3 2 1 không khiêm tốn (kiêu căng)
Thật thà 5 4 3 2 1 không thật thà (gian dối)
Ví dụ, 5 điểm, nếu “rất yêu lao động”, 4 điểm “yêu lao động”, 3 điểm “không yêu lao động lắm mà cũng không lười lắm” (tức trung bình). Còn hai điểm là “lười”, và 1 điểm “rất lười”.
Dịu dàng: “rất dịu dàng” (5), “dịu dàng” (4), “trung bình” (3), “không dịu dàng” (2), “thô lỗ, cục cằn” (1)
Khó nhất là đánh giá đặc điểm “vẻ hấp dẫn”. Cái này khá chủ quan, tuy tình cảm riêng tư, tâm trạng lúc đó, định kiến và các nguyên nhân nhiều khi rất “cảm tình” nhưng vẫn cảm thấy mà khó nói. Mung lung nhưng vẫn phải cho điểm. Cần phân biệt “hình thức bên ngoài” với “vẻ hấp dẫn”. Hai cái có thể trùng nhau nhưng có thể khác nhau. Thiếu gì bạn xinh trai, đẹp gái mà có khi lại không hấp dẫn. Nhất là lôi cuốn lâu dài, chứ không phải thoáng qua. Bạn có quan sát thấy không, trong cuộc đời có không ít người chẳng đẹp mà làm ta say như “điếu đổ”. Bí ẩn là ở chỗ đó, đến ngay khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra…
Cuối cùng, nếu muốn kết hợp thì mỗi người nên vừa tự cho điểm nhận xét bản thân, vừa nhận xét tất cả các bạn cùng chơi, sau đó lần lượt đoán xem ai nhận xét mình. Kể cũng hồi hộp và cực kỳ thú vị. Nhưng chơi xong coi như quên đi, chỉ nhớ điều bổ ích cho mình thôi nhé, đừng để bụng đấy…
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)