Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội
Việt Nam là một trong số hầu hết các nước ca ngợi sự đồng thuận và tính cộng đồng. Sự đồng thuận đó khiến cho hơn 6 tỉ con người trên quả đất này ở được với nhau. Nhưng, mặt khác, nhờ tồn tại sự khác biệt nên chúng ta thấy cần có nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân.
Một nhà nghiên cứu xã hội, khi tôi hỏi về chuyện, tại sao đàn ông Việt Nam đều biết chuyện ngoại tình là xấu, là bị xã hội lên án về đạo đức, nhưng “phong trào” ngoại tình chưa bao giờ lại rầm rộ như hiện nay, người người rủ nhau đi ngoại tình. Thậm chí, hầu hết đàn ông, hơn một lần đều “được” người cùng giới rủ đi với gái. Nếu anh từ chối, anh sẽ bị chê bai, dè bỉu, bị cho là kém cỏi. Vậy, tại sao cái xấu bỗng nhiên biến thành cái phổ biến như thế? Và người đàn ông, vì lý do nào đó, như sợ vợ, hoặc giả là bỗng nhiên nối hứng quyết giữ phẩm hạnh, từ chối lời rủ rê đầy cám dỗ kia, sẽ trở thành một kẻ phản bội, gã dở hơi, hoặc là thằng có vấn đề về sinh lý. Nhà nghiên cứu ấy đã giải thích rằng, xã hội Việt Nam luôn đề cao tính tuân thủ. Tính đồng nhất cực kì cao. Nếu bạn rơi vào một nhóm bạn có thói quen đi với gái mại dâm và không tôn trọng vợ, bạn chỉ có 2 con đường, một là theo họ vì không muốn bị đào thải ra khỏi nhóm, không muốn bạn bè cảm thấy mình nghĩ họ sa đọa và thứ hai là trở thành nạn nhân bị trừng phạt từ nhóm cộng đồng: bị dè bĩu, chê bai, đặt điều. Khi một phần xã hội bị tha hóa thì nhiều điều bình thường sẽ trở nên lập dị. Nếu người đàn ông không có mối quan hệ nào ngoài vợ, anh ta sẽ bị chê bai là nhà quê, là kém cỏi, là thiếu bản lĩnh, không đàn ông...
Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại đều phải dựa trên những giá trị 100% đúng, nhưng để đi được theo những giá trị ấy, họ phải trả giá nhiều, thậm chí là sự trừng phạt. Ví dụ như chuyện chống tham nhũng chăng hạn. Cái tốt đều được nhận thức, nhưng trên đường đi đến với cái tốt, người ta lại thường gặp những cái xấu đã trở thành một giá trị, một lực cản lớn. Tại sao phim Mỹ hay đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân? Còn Việt Nam đề cao tính cộng đồng. Chẳng nói cái nào hay cái nào dở. Nhiều người nói rằng, nếu thế giới không có ông Einstein này thì sẽ xuất hiện ông Einstein “phẩy” khác. Nhưng cũng có người bảo rằng, nói xạo, nếu không có Einstein, thế giới này sẽ khác vì cái cộng đồng tỉ người kia chả bao giờ nghĩ ra nổi thuyết tương đối.
Nhìn sang một góc độ khác, giữa nam và nữ qua mỗi thời kỳ, vị trí của phụ nữ lại được tiến thêm một vài bước. Những mâu thuẫn xã hội, những cuộc đấu tranh đang đẩy phụ nữ lên cao dần. Qua thời phong kiến, phụ nữ thêm một bậc. Qua thời thực dân, lại thêm bậc nữa. Đến chủ nghĩa xã hội, phụ nữ lại cao hơn. Giờ, chả còn cuộc đấu tranh quyết liệt nào nữa, vị thế của phụ nữ vẫn còn thiệt thòi nhiều lắm, nên phụ nữ cần những phong trào xã hội để cổ súy cho sự phát triển của mình. Ai là người đứng đầu cái phong trào ấy, là tầng lớp tinh hoa của xã hội. Từ chuyện đàn ông và vợ, lại chuyển sang chuyện xã hội.
Chắc hẳn nhiều người đều nhớ, quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy đã được toàn dân chấp hành nghiêm chỉnh vì ý chí của một cá nhân, Thủ tướng Nguyên Tấn Dũng. Khi ông còn giữ vị trí Phó Thủ tướng đã ký những văn bản đầu tiên để thực thi quy định này. Cho đến khi ông lên giữ chức Thủ tướng, chuyện đội mũ bảo hiểm, tưởng là điều không thể đã trở thành hiện thực. Đó là ý chí của một cá nhân đã làm thay đổi suy nghĩ, thói quen của cả xã hội, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.
Nói to tát thì là thế, ở những phạm vi nhỏ, vai trò cá nhân cũng có giá trị quyết định. Nếu sếp bạn áp đặt một mong muốn, cả cộng đồng công ty sẽ thực hiện ý muốn đó. Trong một nhóm đồng nghiệp, sẽ có một người luôn giữ vị trí chủ chốt trong nhiều quyết định, như đi hát karaoke ở đâu, ăn lẩu hay ăn cơm suất... Tại sao cá nhân ấy lại có tiếng nói dù họ chẳng có quyền lực gì đặc biệt? Đôi khi chỉ bởi họ thân thiện, họ nhiệt thành hoặc giả là họ “to mồm” hơn những người khác.
Cuối cùng, cộng đồng hay cá nhân không phải là sự đôi co. Nó là sự phát triển tương hỗ để đem đến những thay đổi theo nhiều chiều hướng. Tuy nhiên, để đạt đến sự thay đổi mang tính lịch sử của một xã hội luôn cần những cá nhân đặc biệt của lịch sử.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)