Tôi là ai?

08:38 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Mười Hai, 2008

Hiện nay chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI và càng ngày càng có nhiều người đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Nhiều người luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình và với các bậc thầy của mình “Tôi là ai?” “Tôi từ đâu đến?” “Tôi sẽ đi về đâu?”. Càng gặp khó khăn, càng gặp hoạn nạn con người càng cố tìm đến các thế lực siêu hình, tìm những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn vốn đã được quan tâm bấy lâu nay.

Trong cuốn sách “Tôi là ai” của tác giả Ayya Khema chúng ta sẽ gặp một du sĩ ngoại đạo tên là Potthapàda. Potthapàda đã đã đặt biết bao câu hỏi với Đức Phật về ngã và thức. Đức Phật đã trả lời Potthapàda một cách kiên nhẫn, thấu đáo, với những lời hướng dẫn xác thực để ông có thể tự mình đi trên con đường đời của mình và đạt được kết quả viên mãn.

Khi đọc cuốn sách này ít ai tưởng tưởng ra rằng đó lại là những lời dạy thông qua những câu chuyện, những đàm thoại đã diễn ra cách nay đến 2500 năm. Những câu chuyện như mới xảy ra và hoàn toàn mang tính thực tiễn, có thể áp dụng tuyệt vời tại thời điểm của những năm đầu thế kỷ XXI này.

Cuốn sách được viết một cách sinh động, chỉ ra cho chúng ta hướng đi của cuộc sống, giúp chúng ta tìm được ý nghĩa của cuộc đời. Qua đó chúng ta có thể có cơ hội khám phá nội tâm của chúng ta. Khi chúng ta tìm ra được sự bình an nội tại, và hạnh phúc viên mãn chúng ta đã góp phần mang hạnh phúc và hòa bình đến với toàn nhân loại.

Khi đọc cuốn sách này chúng ta có thể hiểu về mình hơn, trí tuệ trong ta được khai sáng hơn, cuộc sống của chúng ta trở nên đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. “Tôi là ai” giúp ta tìm kiếm những khả năng cao nhất của chính mình và của cả nhân loại, giúp chúng ta tưới tẩm những hạnh phẩm cao quý cho tâm hồn chúng ta, cho tương lai của chính chúng ta.

Trong “Tôi là ai” các giới luật được phân tích và chỉ bảo rất tường tận và đầy ý nghĩa. Từ những lời dạy :”Từ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh, biết tâm quý, có lòng từ, sống thương xót cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh” đến việc “từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nên nói những lời chân thật, y chỉ trên sự thật, không lường gạt, không phản lại đối với đời” “Từ bỏ lời nói ác độc, tránh xa lời nói độc ác”, “từ bỏ lời nói phù phiếm, tránh xa lời nói phù phiếm, nói đúng thời với những lời nói chân thật, nói những lời có ý nghĩa”…

Các vấn đề như nghiệp (karma), sự thanh tịnh của thân và tâm, sự thanh tịnh của các cảm xúc được phân tích kỹ trong cuốn sách. Một khi chúng ta đã chứng nghiệm được sự thật tuyệt đối nơi bản thân, chúng ta sẽ vĩnh viễn thoát khỏi khổ đau (dukkha). Những phương pháp và lời hướng dẫn để giúp chúng ta từng bước tiến đến giác ngộ

Tác giả Ayya Khema phân tích các trạng thái tâm thức (States of Conciousness). Tác giả cũng nêu rõ rằng với tâm từ bi chúng ta không đòi hỏi sự hoàn hảo. Vì trên thế gian này không có gì là toàn mỹ. Chính qua niệm sai lầm rằng mọi thứ, mọi người phải hoàn hảo tạo ra sự căng thẳng, gò bó. Mỗi chúng ta phải có tâm từ bi với chính mình cũng như tâm từ bi với mọi người mọi loài xung quanh.

Tác giả phân tích và đưa ra các mức và cấp độ thiền từ sơ thiền, lên nhị thiền, tham tiền, tứ thiền rồi các tầng thiền thứ 5, thứ 6, đến tầng thứ 9. Ayya Khema cũng phân tích về sự vô thường của thế giới, về bản ngã của mỗi con người. Do chúng ta quá quan trọng cái ta nên ta hay bị thất vọng, chán chường và đau khổ. Chúng ta có thân thể để sinh tồn. Chúng ta cần không khí, ánh sáng, nước, thực phẩm và nhiều thứ khác nữa. Nhưng sự tự tại nội tâm không bao giờ tùy thuộc vào bất cứ thứ gì từ bên ngoài, vì không có con đường nào như vậy. Sự tự tại, sự an nhiên chỉ có từ bên trong mỗi chúng ta.

Để hiểu ta là ai, ta phải làm gì trước hết chúng ta phải có niềm tin vào giáo pháp và từng bước thực hành. Tác giả Ayya Khema cũng nêu rất rõ rằng sự chuyển hóa đòi hỏi phải có kinh nghiệm tự chứng. Sau khi tâm đã bình lặng đến một mức nào đó dần dần chúng ta sẽ tiến đến sự “tịch tịnh” và đạt được “thắng trí”, trí tuệ sung mãn và cuối cùng là giác ngộ.


Đôi nét về tác giả

Ni sư Ayya Khema là tác giả cuốn sách Bestseller Vô ngã vô ưu (đã được phát hành bản tiếng Việt) đã dành giải thưởng sách tôn giáo hay nhất Chrismas Humphreys Memorial Awards và là cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ năm 1988. Tháng 05 năm 1987, với tư cách là giảng sư thỉnh giảng, ni sư là người đầu tiên phát biểu lại Liên Hợp Quốc ở New York về vấn đề Phật giáo.

Trích đoạn:

Hình như chúng ta đang ở một thời điểm trong lịch sử của nhân loại, khi càng ngày càng có nhiều nguời đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Trong quá khứ, cuộc sống gia đình, tôn giáo, chính trị, hoặc nghề nghiệp đặc biệt nào đó đã được coi như là đủ để thỏa mãn ước muốn thành đạt của nhân loại. Mặc dù ước muốn này gần như không được biết đến và ít khi được nói ra, nó vẫn hiệu hữu trong trái tim của mọi nguời.

Nhiều thứ trước kia chiến chúng ta quan tâm đến, dù bây giờ vẫn có mặt, nhưng chúng khôgn còn tạo ra một căn bản vững chắc cho một đời sống có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu chunugs ta nghĩ rằng nhân loại ở thế kỉ thứ 21 là đặc biệt trong việc tìm kiếm ý nghĩa này, thì chúng ta sẽ thấy mình rất sai lầm, khi ta nghiên cứu bài kinh của Đức phật trong những trang sách kế tiếp.

Chúng ta không bao giờ đánh mất các tri giác, tuy nhiên nếu ta đạc được một tri giác nhưng không sử dụng nó, nó sẽ lùi vào phía sau tâm thức, giống như một ngoại ngữ chúng ta học mà không sử dụng. Một lúc nào đó, khi nghe ngôn ngữ này, ta nhớ rằng mình thực sự đã biết ngôn ngữ ấy, và với nhiều cố gắng ta có thể nhớ lại nó. Cũng thế đối với tri giác. Nếu không sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày, nó sẽ nằm lại phía sau tâm thức. Chúng ta không nghĩ đến nó, cho đến khi có ai đó nhắc đến, ta mới chợt nhận ra rằng, “Đúng vậy, tôi cũng có giác tri được điều đó.”. Sau đó, chúng ta có thể thường xuyên sử dụng chúng hơn. Quan trọng là ta phải áp dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cần phải quan sát chúng, nghiền ngẫm về chúng luôn, để ta có thể phát triển chúng thêm. Lúc đó ngoại ngữ tri giác sẽ trở thành ngôn ngữ của chúng ta.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ từ trái tim

    23/02/2008Bác sĩ Đỗ Hồng NgọcTrái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn "điên cái đầu"...
  • Diễn đàn: Ta là ai!

    17/08/2006Thu PhươngTự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" ,"Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng?
  • 'Nhân nào quả ấy' - phiếm luận của Vương Trí Nhàn

    23/07/2006Cát Tường“Ngoài trời lại có trời”, “Nhân nào quả ấy” (và sắp tới là “Cánh bướm và đóa hướng dương”) là các tập sách tiểu luận phê bình vừa được Nhà xuất bản Phụ nữ cho in lại. Đó là những quyển sách khá quen thuộc mang “nhãn” nhà phê bình Vương Trí Nhàn, một viết về văn học nước ngoài, một bàn về văn hóa đương thời...
  • Quyển sách của cuộc đời

    04/01/2006Lê Tuyên biên dịchMột tác phẩm nổi tiếng của Krishnamurti (1895 – 1986) người Ấn Độ. Ông được giáo dục tại Anh và đã truyền giảng tư tưởng triết lý của mình trên khắp thế giới. Ông được xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ XX...

  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.