Cái tôi và cái ta
Thế hệ trẻ hiện nay thể hiện “cái tôi” bằng mọi cách. Việc thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác.
Chính vì thế, nhiều bạn trẻ đã loay hoay tìm cách thể hiện được “cái tôi” của mình rõ nét nhất. Trong khi đa phần các bạn trẻ tìm cách thể hiện “cái tôi” bằng khả năng học tập, bằng những năng khiếu như ca hát, nhảy múa, kinh doanh... bằng nghị lực và bản lĩnh của những người trẻ thì không ít bạn lại thể hiện theo những cách tiêu cực. Có những người thể hiện “cái tôi” bằng cách tiêu tiền như nước tại các vũ trường, quán bar... sang trọng. Và tất nhiên, đó không phải là những đồng tiền do họ kiếm ra.
Tiếp theo là “cái tôi” lấn át “cái ta”. Khi đam mê thể hiện cái tôi đã quá lớn, dường như những bạn trẻ này quên mất họ đang sống trong một cộng đồng mà mỗi cá nhân là một thành tố tạo nên cộng đồng đó. Với quan niệm “ta là một, là riêng, là tất cả”, họ đã quên trách nhiệm của mình với cộng đồng. Sự ích kỷ, lối sống vì bản thân, không biết hy sinh thể hiện khá rõ ở nhiều bạn trẻ ngày nay.
Một cảnh thường gặp trên đường là hình ảnh một đám người xúm xít quanh một vụ tai nạn. Không ít nam thanh nữ tú đứng chỉ trỏ, bàn luận hoặc hững hờ bỏ đi mặc cho người bị nạn (nhiều khi là người lớn tuổi) đau đớn nằm dưới đường. Không có những hành động giúp đỡ kịp thời như gọi xe cứu thương, đỡ người bị nạn dậy ở những bạn trẻ vô tình kia. Hay khi nghe tiếng kêu “ăn cắp, ăn cắp” vang lên lạc lõng giữa phố đông, người đi đường (trong đó có không ít bạn trẻ) nhìn nạn nhân với con mắt thương hại, nhưng không ai có một hành động khả dĩ nào để ngăn chặn tên tội phạm hoặc giúp đỡ. Hay chỉ đơn giản là sự quan tâm, chăm sóc gia đình, những người thân quanh mình, không ít bạn trẻ cũng không làm nổi.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, tôi muốn khuyên bạn trẻ hãy tạo dựng cho mình cuộc đời có ý nghĩa, bạn có thể chọn một lối đi riêng, nhưng đừng chọn cái “tôi” theo cách lạc lõng trên.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáAi đọc sách nghiêm túc?
19/05/2013Thanh HuyềnKhông chi bằng học
26/05/2013Lê Ngọc Sơn thực hiện