Tôi là ai?

08:41 SA @ Thứ Năm - 01 Tháng Mười Một, 2007

Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi. Nếu có cắc cớ với bản thân, thì chỉ là : Tôi đã xứng đáng với tôi chưa? Còn thì tôi sống, học tập , làm việc và vui chơi như chính tôi, bằng hết nhiệt huyết và đam mê tuổi trẻ . Nhóm người còn lại, luôn chau mày nhăn trán: Tôi là ai? Và nháo nhào, tôi đi tìm tôi, khổ nỗi , tôi này một khi đã đi tìm, thì lại rất hoang mang, vì không biết tôi kia như thế nào, làm cách nào để tôi này nhận dạng tôi kia. Và vì chen chúc hỗn loạn như vậy, vàng thau lẫn lộn là thế, nên đã xuất hiện những gã tôi bịp bợm. Gã tôi mang mặt nạ đính hai chữ “cá tính” to đùng.

Nhân danh cá tính

Một '"đám choai choai" , con gái thì vớ đen, váy áo ba bốn lớp, mắt tô nâu, mặt thoa phấn trắng bệch, nốc rượu như gái Hàn. Con trai quần ngố chằng chịt dây nhợ, giày khủng bố, phóng xe bạt mạng, miệng nhả khói thuốc điệu nghệ. Tất cả đều tóc nhuộm high-light xanh đỏ tím vàng, chuộng thời trang unisex (trang phục mà gái hay trai đều mặc được), tai gán head- phone, đầu gật gù theo điệu nhạc. Bức chân dung của thế hệ 8x và 9x thường gặp Chịu khó quan sát hơn, ta còn thấy họ thoăn thoát vào mạng lưới web, vào blog, chơi game online, trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ @ luôn phát biểu ngược lại ý kiến đám đông, thích làm trái quy định của tập thể. Môi cười nhạt. Mặt lạnhbăng. Cơm, không biết nấu. Sổ mũi, không thề tự lo. Tiếng Anh bồi. Kiến thức lịch sửlôm côm. Văn chương hổ lốn. Để họ có thể hùng hồn: Lê Lợi là tướng giỏi của vua Lê Thái Tông (?), Xuân Quỳnh (?) đã sáng tác bài thơ "Bánh trôi nước"kể lể về thân thế (?) của người đàn bà (?)Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Như thế, đã có một sự nhầm lẫn to tướng giữa cá tính và sự lập dị. Cá tính, hoàn toàn không phải là cách một cá nhân cố chứng tỏ sự sành điệu, ở vẻ ngoài làm nhức mắt người đối diện hoặc sự cố ý nổi loạn từ bên trong. Bởi cá tính không phải là sự khác người bằng mọi giá. Một bộ phận thế hệ từ đang đeo cái gông cá tính không thuộc về mình để rồi đánh mất đi cá tính vốn có của mình.

Cá tính "chính hiệu"

Có một cô gái vừa trẻ vừa đẹp và đặc biệt tài năng từng là giám đốc nhãn hiệu,"sếp" trẻ nhất của tập đoàn đa quốc gia Glaxo SmithKline tại khu vực châu á- Thái Bình Dương, lúc mới 25 tuổi. Trước đó, cô đã tự tin, thông minh và dí dỏm "quật" lại "mườiông khó tính" ở Hội đồng Anh trong cuộc phỏng vấn khắt khe để giành học bổng thạc sĩ Chevening, học bổng danh giá nhất của nước Anh. Như cánh chim không mỏi, “ trái tim nóng” rất hồn nhiên Ngô Thị Giáng Uyên học giỏi, đi nhiều, biết nhiều , cảm nhận và luôn có nhu cầu chia sẻ cảm xúc chủ quan với các bạn trẻ. Dễ hiểu vì sao tập kýNgón tay mình còn thơm mùi oải hươngGiáng Uyên làm say đắm hàng trăm ngàn độc giả. Thế nhưng Uyên chưa bao giờ tự nhận mình là thế hệ x này hay x khác. Cá tính của cô tựngời sáng tử cả một quá trình lao động và học tập không mệt mỏi. Cái đẹp, sức quyến rũ trong cá tính của Giáng Uyên nằm ở sự tươi trẻ, tâm hồn và tài năng. Còn có mộtĐặng Hồng Anh khởi nghiệp từ số vốn vỏn vẹn 5 triệu đồng để đến năm 25 tuổi đã đường hoàng ngồi ghế Tổng giám đốc Sacomreal. Một Nguyễn Tuấn Việt dám bỏ lại sau lưng 3 năm là sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội, bước ra thương trường thành lập Công ty VlETgo xuất khẩu đồ gỗ qua cổng thương mại điện tử, như kẻ bản lĩnh bước qua cánh cửa không dấu chân người. Bởi hiện nay, xuất khẩu hàng hóa qua cổng thương mại điện tử van là lĩnh vực kinh doanh mới toanh tại Việt Nam. Và còn nhiều, rất nhiều những cái tên ở tuổi đôi mươi, với nhiệt huyết và tài năng, đã là niềm tự hào của gia đình và đất nước, trở thành tấm gương, khơi dậy nghị lực và hoài bão tốt đẹp của những người trẻ. Cá tính của họ phát lộ từ bên trong, thu hút bền lâu, như"hữu xạ" ắt "tự nhiên hương".

Nhận chân cá tính

Cá tính, nếu chạy đôn chạy đáo đi tìm, người trẻ rồi cũng chỉ gặp những gã bịp chơi xỏ, biến họ thành những con rối hoặc kẻ chơi ngông đáng thương. Vậy nên mọi vẻ đẹp và giá trị cá nhân đều thuộc về chân lý. Chân lý được làm nên từ những gì chân phương nhất. bền bỉ và kỳ công nhất, như mồ hôi và trí tuệ ta đổ xuống và vắt kiệt vì cuộc sống đầy thách thức nhưng tươi đẹp hơn qua mỗi ngày. Cá tính ngủ yên trong những tâm hồn và trí tuệ không hời hợt. Cá tính thức dậy, lộng lẫy tỏa hương từ nghị lực ý sống tích cực, dám độc lập đương đầu với thử thách ở mỗi người trẻ.

Ai cũng có một cái tôi kiêu hãnh và ai cũng muốn tôn cái tôi của mình lên thống soái. Ngai vàng chỉ thuộc về những cá nhân ý thức được cá tính không phải là tất cả châu báu của đời người. Điều quý giá sau cùng nằm ở tài năng và nhân cách. Cá tính, rốt cuộc cũng chỉ là hành trang cần thiết để cá nhân đi tới với tài năng và nhân cách ấy. Lối đi nằm ở đâu, có dám dấn thân và dấn thân như thế nào để giành ngôi thống soái, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh và sự dũng cảm ở mỗi người. Cô thôn nữ Yến Loan xưa hẳn đã không giả vờ điềm nhiên đứng hái dâu ngay cả khi xe vua ngự giá ngang qua để tạo "ấn tượng, cá tính" cho Lý Thánh Tông đón về cung phong làm nguyên phi Ỷ Lan, bởi đã san thiên bẩm đoan trang và thông minh hơn người. Biết bao người bỏ dở việc học, nhưng bỏ đại học để quyết lập thân bằng con đường riêng và trở thành tỷ phú lẫy lừng danh tiếng trên toàn thế giới thì chỉ có Bill Gates. Vì sao chính phủ Hàn Quốc đã không phung phí khi quyết định rót hàng tỷ won xây dựng các trường mở"open school" trang bị mọi kiến thức và kỹ năng cho mỗi thanh niên Hàn trở thành một công dân toàn diện của đất nước? Và tại Việt Nam, hàng triệu người trẻ vẫn ngày đêm miệt mài học tập, say mê trong phòng thí nghiệm, tả xung hữu đột trên thương trường... Tất cả họ không màng định nghĩa và kiếm tìm một cá tính. Họ hồn nhiên với cá tính sẵn có của mình. Đừng ngồi suốt 4 giờ đồng hồ đến đau lưng để chờ duỗi và nhuộm mái tóc màu cánh gián, đừng khổ trí nghĩ ra "diệu kế " chinh phục cô nàng sành điệu lớp bên, trong khi chưa ôn xong học phần kinh tế vĩ mô chuẩn bị cho buổi thi sáng mai, trong khi thằng bạn chăm chỉ cùng phòng đang đứng thao thao thảo luận một cái topic tiếng Anh ở Nhà văn hóa Thanh Niên.

Sở hữu cá tính đích thực,mà lại là cá tính của người trẻ và hiện đại, như quả ngọt hái về trong suốt quá trình mỗi cá nhân phấn đấu gian khổ để thành nhân.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tôi muốn đời tôi mầu gì?

    25/02/2018Thảo HảoNgày đầu năm lạnh ngăn ngắt, nhận được rất nhiều lời chúc: hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt…, xong rồi ra đường, mắt đeo cái kính xanh nên nhìn gì cũng xanh xanh. Ngoài đường, ai nấy áo lạnh, đèo trẻ con che mặt bằng khăn voan trông thật đáng yêu...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ