Cái tôi – danh lợi

02:16 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Sáu, 2016

Cái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại...

Cô bé Thuý Phương mới vài tuổi. Ai cũng yêu quí nó vì gương mặt thơ ngây, vì nụ cười hồn nhiên và vì cả những câu ngọng líu mà chỉ mẹ nó mới dịch được. Dù còn nhỏ, dù mới chỉ biết nói từ con, từ cháu để thể hiện ngôi thứ nhất trong giao tiếp, dù chưa biết dùng từ “tôi”, Thuý Phương đã thể hiện rõ “cái tôi” rồi. Cái tôi nhỏ bé của Thuý Phương bùng lên mỗi khi thằng “Bơn” bên hàng xóm sang tranh đồ chơi của nó. Cái tôi ấy cũng toả sáng lung linh trên ánh mắt, trên gương mặt và trong cái nhoẻn cười bẽn lẽn mỗi khi có ai khen nó “xinh quá, kháu quá”. Với tư cách “cái tôi”, Thuý Phương muốn ôm vào lòng con búp bê hay những thứ thuộc sở hữu của mình (hành động tích Kim) và Thuý Phương muốn lan toả ra những cái thuộc về bản sắc tạo nên danh dự của mình (hành động tản Thuỷ). Bạn sẽ lăn tăn rằng Thuý Phương còn bé chưa biết danh dự là gì. Nếu vậy, bạn thử chê nó xấu và thử quan sát xem cái gì sẽ xảy ra.

Chúng ta là những người lớn, những người cao và nặng hơn Thuý Phương, nhưng trong đa phần thời lượng của một ngày, chúng ta cũng vẫn bị/được “cái tôi” dẫn dắt như Thuý Phương mà thôi. Đa phần, chúng ta hành động theo chiều tích luỹ cái lợi và lan toả cái danh. Xét “cái tôi danh lợi” ấy, có thể phân bọn người lớn chúng ta thành ba hạng.

- Cái tôi hạng thấp là cái tôi mù quáng theo danh lợi. Thấy lợi là bằng mọi giá chiếm lấy, tích vào, thấy danh là nhẹ dạ lao theo. Quan tham thuộc hạng này. Lợi càng to họ tích càng nhiều. Họ dùng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thậm chí vô lương tâm để tích lợi, mà trong khi đó họ vẫn muốn giữ cái danh vì dân, vì nước. Những người buôn bán chụp giật cũng thuộc hạng này, dù là họ chỉ có cái mẹt hàng xén, hay là Tổng Giám đốc tập đoàn cũng vậy thôi. Cái tôi của hạng người này quằn quại vì danh lợi. Khi không đạt danh lợi thì cái tôi phát tác ra làm họ đau khổ. Đại danh tướng như Chu Du thời Tam Quốc cũng bị “cái tôi” kiểu này thống trị. Cái lợi mà họ tích vào có áp suất cực lớn. Áp suất ấy nén mãi, ngày càng làm cho cái tôi co nhỏ lại, đen quánh lên. Đối với hạng người này thì cái tôi của họ nhỏ theo tuổi tác.

- Cái tôi hạng trung là cái tôi biết cân nhắc danh lợi. Hạng này biết bỏ cái lợi nhỏ, không tích, biết giữ cái danh, không bị mấy lời nịnh “anh Hai giỏi, chị Ba xinh” làm mờ mắt. Hạng người này rất nhiều trong thiên hạ. Họ muốn yên ổn làm ăn, theo luật pháp, nhưng đôi khi cũng lách luật pháp. Họ có thể là sinh viên, biết chăm chỉ đến trường tích luỹ kiến thức, ra đời đi làm biết nghe lời sếp. Thỉnh thoảng họ cũng nhẹ dạ, hoặc vì say mê chơi game, hoặc vì thích mấy cô bạn xinh gái mà bị cái tôi mù quáng sai bảo. Họ cũng có thể là những công dân tốt, biết yên phận lo cho gia đình mình, lo cho cộng đồng họ mạc nho nhỏ xung quanh, biết làm việc theo lẽ phải, theo nhân tâm. Cái tôi của họ thật giản dị, dễ thương. Họ lao động để tích cái lợi và sống theo văn hoá để giữ cái danh. Cái tôi hạng trung sau khi đạt đến “độ lớn” nhất định (tại một thời điểm nào đó trong đời) thì gần như ít suy biến. Cái tôi ấy tạo cho chủ nhân của nó một tính cách ổn định. Cái tôi ấy cũng làm cho chủ nhân trở thành bảo thủ, định kiến. Càng về già thì cái tôi hạng trung càng sáng ra, ít nếp nhăn, dần tròn trịa.

- Cái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại. Họ chỉ tích cơm áo vừa phải thôi, còn lại họ lo tích các giá trị tinh thần, tích luỹ hiểu biết, tri thức, tình thương yêu đồng loại. Họ không lăn tăn tìm cách lan toả cái danh của mình. Họ hiểu thế nào “hữu xạ tự nhiên hương”. Hạng này mà làm doanh nhân thì biết lo cho đời sống công nhân, biết nâng cao chất lượng hàng hoá để phục vụ cộng đồng, biết tích tụ công nghệ để nâng cao năng suất. Nếu làm nghệ sỹ hoặc bác học thì họ sẵn lòng chịu đói để sáng tạo, có khi quên tháng ngày để nghiên cứu cái mới. Nếu làm chiến sỹ thì họ sẵn sàng bỏ thân vì nước, coi cái chết nhẹ như lông hồng. Nếu làm quan thì họ biết tích tụ nhân tài, không nghẹ lời nịnh bợ, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. Khi xét duyệt hoặc phê chuẩn dự án thì có tầm nhìn xa, không vì “mấy miếng đất đút lót” mà chấp nhận những điều phi lý. Cái tôi hạng cao này càng già càng nở rộng mãi ra, chứ không co hẹp lại. Người dân thường chúng ta khi có dịp tiếp xúc với cái tôi hạng cao thì tự nhiên trong lòng đã cảm thấy ấm áp. Người sở hữu cái tôi hạng cao, tự họ không phải phô diễn gì, mà chúng ta có thể cảm nhận được. Trong thiên hạ, cái tôi hạng cao rất ít. Nó là của hiếm. Vì nếu một ai đó đã sở hữu được cái tôi hạng cao rồi thì phải nâng nó đến trình độ giác ngộ mới không làm cho nó bị tầm thường hoá về cái tôi bậc trung. Cái tôi hạng cao chỉ như một loại “phôi”. Nó cần được bàn tay của sự “giác ngộ” tinh chế tạo tác mới thành ngọc, mới toả sáng được. Lúc đó, cái tôi hạng cao đã hoàn thành một vòng luân chuyển. Nó từ sự kìm kẹp của danh lợi mà vươn lên, vượt qua danh lợi để toả sáng, rồi lại hạ xuống vòng danh lợi mà nâng giúp những cái tôi bậc dưới nổi dần lên.

Ôi, bé Thuý Phương lại vừa chộp cái bánh Chocopie nữa kìa. Lúc mới rồi, nó vừa ăn xong một cái hết mà!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Egoism = Chủ Nghĩa Cái Tôi

    25/11/2016Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác "cái tôi" nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình trong cuộc đời này?
  • Một chân lý đầy nghịch lý - về "cái tôi" của mỗi người...

    26/06/2016Trên đời, trong đời sống tâm linh cũng như trong đời sống chung với tha nhân, có một chân lý rất nghịch lý. Đó là càng tự đưa mình lên thì càng bị hạ xuống; và càng tự hạ mình xuống thì càng được đưa lên. Càng tự coi mình là nhỏ bé thì tâm hồn ta càng được bình an, càng dễ hạnh phúc, và ta càng trở nên vĩ đại trước Thiên Chúa và tha nhân; còn càng tự coi mình là vĩ đại thì ta dễ rơi vào bất an, đau khổ, và càng trở nên nhỏ bé trước Thiên Chúa và tha nhân.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Cái tôi và cái ta

    20/08/2013Lê Tấn CôngThế hệ trẻ hiện nay thể hiện “cái tôi” bằng mọi cách. Việc thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác.
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • 'Tôi' như là kẻ mang thông điệp: Cơ sở cho một hệ biến hóa văn bản tự sự

    29/10/2005Ngô Tự LậpNhưng nói rằng cái "Tôi" đóng vai trò quan trọng trong tuỳ bút, hay trong ký nghệ thuật, thì cũng có nghĩa là nói rằng nó ít quan trọng hơn trong các thể loại khác, và như vậy, gián tiếp vẫn là công nhận vai trò quan trọng của cái "Tôi" trong việc phân biệt các thể loại. Ngoài ra, nó còn buộc ta phải đặt những câu hỏi khác: Cái "Tôi" trong ký mà E.B. White và Edward Hoagland bàn đến, cũng như cái "Tôi" trong các loại văn bản tự sự khác có phải là cái "Tôi" thực của người viết hay không? Và cái "Tôi" trong truyện khác cái "Tôi" trong ký và các văn bản báo chí như thế nào?
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • xem toàn bộ