Albert Camus: kẻ nổi loạn trong triết học

Giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận
10:22 SA @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười Một, 2015
Đó là cái nhìn của Tiến sĩ Stephen C. Small (Trường ĐH Cincinnati, Ohio và Excelsior, New York) của Mỹ vào cuộc đời của nhà triết học, nhà văn Albert Camus...
Dưỡng chất chưng cất từ khốn khó

Albert Camus chào đời vào ngày 7 tháng 9 năm 1913 tại Mondovi, Algeria. Mẹ ông là một người giúp việc mù chữ. Cha ông là công nhân hãng rượu nho, về sau phải làm lính dự bị và bị thương rồi chết trong Thế chiến 1. Ông lớn lên trong khu ổ chuột. Cả gia đình sống lay lắt trong căn hộ 3 phòng chật như nêm. Cái chết của người cha đã đẩy gia đình của Camus chìm sâu hơn vào cảnh khốn cùng.

Thường thì cái xuất phát điểm thấp kém như thế sẽ mài cùn khát vọng vươn lên của những con người bé mọn. Thế nhưng, một cách ngoan cường, Albert Camus đã vượt qua những thách thức về xã hội và kinh tế bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ. Từng lớn lên trong cảnh nghèo hèn, ông có lần viết rằng cái đói về thể chất đã giúp ông hiểu về chủ nghĩa Mác nhiều hơn bộ Tư bản của Mác. Cũng không lạ gì, chính sự đau ốm về thể chất – ông từng bị suy kiệt do nhiễm khuẩn vào năm 1930 – lại là dưỡng chất cho thế giới tinh thần ở ông. Năm 1936, ông đã hoàn thành chương trình đại học và lấy bằng cử nhân triết học (nhiều tài liệu nói ông chưa tốt nghiệp đại học).

Camus đẹp trai và lãng mạn. Ông quan hệ với nhiều phụ nữ. Ông lập gia đình và trải qua hai lần đổ vỡ. Ngày 5 tháng 9 năm 1945, bà Francine – người vợ thứ hai của ông đến nhà bảo sinh và sinh đôi: Catherine và Jean. Tuy nhiên, đời sống hôn nhân của Camus lại là “một lời nguyền rủa” đối với ông. Camus nghĩ hôn nhân là một “thiết chế” làm thui chột con người ta và lỗi thời. Có thể nói Camus là người thành công trong đời sống tư tưởng hơn là trong các mối quan hệ. Bằng chứng là ông “vượng” về mặt nghệ thuật, trở thành nhà văn nổi tiếng thế giới và đoạt giải Nobel văn chương năm 1957.

Nhà văn trong nhà triết học

Một câu chuyện được khám phá cho thấy một trong những người cố vấn cho luận văn của Camus đã viết nguệch ngoạc bên lề cuốn luận văn như sau: “Camus là một nhà văn hơn là một nhà triết học”. Cho dù câu chuyện trên là do nguỵ tạo hay không phải, thì đó là một nhận xét đúng vì không như những nhà hiện sinh khác như Martin Heidegger (1889-1976) hay Jean-Paul Sartre (1905-1980), Camus sở hữu một vốn liếng triết học “thiếu hệ thống”. Ông cũng khó được xếp loại vào nhóm các nhà hiện sinh chủ nghĩa – một danh xưng mà cả ông và Heidegger đều phản đối. Với những gì đã viết ra, Camus là một nhà tiểu thuyết nổi tiếng. Các tác phẩm được biết đến nhiều nhất của ông là Huyền thoại Sisyphus (1942), Người xa lạ (1942) và Dịch hạch (1947).

Camus là người Algeria có tổ tiên là người Tây Ban Nha và Pháp và như thế, ông là “kẻ xa lạ” đối với cả người Algeria và người Pháp mặc dù thành quả văn chương của ông giúp ông tiếp cận với giới thượng lưu Paris và có một quãng phiêu lưu đầy mạo hiểm nơi mảnh đất đô hội bậc nhất này. Cũng nhờ đó, ông nhận ra những tiếng nói khác và những quan niệm khác. Tính chất không chính thống này chính là hình ảnh trong tiểu thuyết và kịch của ông. Vậy mà, cái chết non yểu của Camus đã kết thúc cuộc đời nhiều triển vọng nhất của ông. Ngày 4 tháng Giêng năm 1960, ông qua đời trong một vụ tai nạn xe ở Burgundy. Người bạn và là nhà xuất bản của ông - Michel Gallimard – nằm dưới bánh chiếc xe hơi thể thao và cũng chết mấy ngày sau đó.

Triết gia hiện sinh Pháp Albert Camus (1913-1960)

Tham gia chính trị

Là một trí thức cấp tiến và hướng về cộng đồng, Camus ghê tởm án tử hình, chủ nghĩa quân phiệt, thứ bạo lực được “nhà nước hoá”, sự kiểm soát tư tưởng con người một cách quỷ quyệt và thường tự nguyện đối đầu với áp bức. Năm 1935, ông tham gia Đảng Cộng sản Pháp, hy vọng truyền cảm hứng cho mọi người đoàn kết lại để tìm công lý và tạo ra sự thay đổi toàn diện.

Trong Thế chiến II, Camus tham gia phong trào kháng chiến chống lại quân phát xít chiếm đóng nước Pháp. Hồi đó ông gặp và kết bạn với Jean-Paul Sartre, rồi làm tổng biên tập của Tranh Đấu, một tờ báo bí mật của quân kháng chiến và Sartre giúp thành lập nhóm bí mật Chủ nghĩa xã hội và tự do.

Không như các đồng môn khác, tư tưởng của Camus mang sắc thái chính trị. Điều này được chứng minh bởi cái vị trí “không có tính phổ biến chút nào” của ông trong những vấn đề gây tranh cãi. Đặc biệt là ông nằm trong số các ký giả chỉ trích việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima hồi tháng 8 năm 1945. Thế nhưng năm 1948, ông tham gia phong trào sinh viên theo chủ nghĩa vô chính phủ ở Pháp. Ông cũng viết một số bài báo ủng hộ chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng.

Năm 1952, tình bạn giữa Camus và Sartre tan vỡ một cách chua chát. Kịch tính lên đến hồi đỉnh điểm khi họ có cái nhìn khác nhau đối với Liên Xô. Sartre tỏ ra phủ nhận tầm ảnh hưởng của Stalin, trong khi đó Camus nhìn thấy trong con người “Bôn-sê- vích ương bướng” ở Sartre một quan điểm đạo đức giả ngoan cố. Nghe đâu hai người không nói chuyện với nhau nữa. Tuy vậy, khi Camus qua đời, Sartre viết một bài tụng ca hết mực chân thành khen ngợi cuộc đời và sự nghiệp của Camus trên tờ France-Observateur.

Chiến lược về cái phi lý

Chủ nghĩa phi lý là một dạng hiện sinh chủ nghĩa do Camus tạo ra. Vậy, phi lý là gì?Theo Camus, cái phi lý là một cái khoảng trống to tướng, tức cười giữa mong muốn và thực tại. Ông cho rằng bản thân đời sống là phi lý bởi cái vực thẳm giữa ý nghĩa và kế hoạch mà chúng ta đầu tư vào cuộc đời của chúng ta và sự dửng dưng đầy chế nhạo của cái vũ trụ phi lý. Camus nghiên cứu và trình bày ý tưởng này qua các trước tác của mình.

Ý tưởng về sự phi lý này cũng được một người khác “thám hiểm”, đó là nhà văn Franz Kafka (1883-1924). Trong cuốn tiểu thuyết rất buồn có nhan đề Vụ án, nhân vật chính Joseph K bị bắt sau khi tỉnh lại từ một cơn ác mộng. Anh đối đầu với một hệ thống toà án phức tạp: những lời đe doạ, cáo buộc, những câu nói bóng gió nhưng nói chung không có gì rõ ràng, chắc chắn. Anh lúng túng với những gì anh nghe và thấy. Và…rốt cuộc anh bị hai “anh hề” của bộ máy quan liêu hành hình. Cũng như Joseph K, chúng ta không thể nào “ăn khớp” với cái phi lý đang vây bủa chúng ta; cũng không thể đào thoát khỏi nó.

Camus giải thích cái hoàn cảnh phi lý của chúng ta thường khiến chúng ta chọn các chiến lược đối phó giả tạo như thế nào. Đâu tiên là tự tử về mặt thực tế. Giai thoại Sisyphus bắt đầu bằng sự phát hiện ra vấn đề này. Nhưng Camus cho rằng huỷ diệt bản thân là một hành động khước từ gần như nhút nhát – một sự chối bỏ không chính thức khi một ai đó có quyền tự do thay vì nổi loạn.

Chiến lược thứ hai trong việc đương đầu với cái phi lý của của cuộc sống là chữa trị nạn tự tử về thể chất. Camus mô tả tự tử về thể chất như là sự bịt lại cái suy nghĩ tránh né những ý muốn bất tiện trong một thế giới đáng sợ. Để tránh đối đầu một cách trực tiếp với cái vũ trụ thiếu lòng trắc ẩn, chúng ta đồng ý một câu chuyện được che đậy một cách hợp lý. Vì thế, những tôn giáo khác nhau và các học thuyết lâu đời chọn cách cổ vũ cho niềm hy vọng rằng, bằng cách nào đó, vũ trụ quan tâm đến số phận của mỗi cá nhân chúng ta. Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo có thể có cách ảnh hưởng êm dịu khác nhau đến tín đồ ngoan đạo. Hoặc chiến lược đối phó thế này có thể dựa vào một cấu trúc niềm tin có từ muôn thuở. Chẳng hạn, G.W.F. Hegel xem “tinh thần lịch sử” (Geist trong tiếng Đức) dẫn dắt chúng ta đi qua sự gian trá của cái lý do hướng đến một xã hội lý tưởng. Nhưng Camus không đồng ý với thấy cách lý giải của Hegel. Đối với các tôn giáo hoặc tu sĩ, tất cả những suy nghĩ kiểu này được củng cố bởi niềm tin rằng có một một số thực thể hoặc lực lượng cao hơn nào đó đang chỉ huy. Camus giải thích những ý tưởng như thế là một “bài tập tự lừa dối”.

Tự tử về mặt triết học theo kiểu tôn giáo cũng được nhà triết học người Đan Mạch Soren Kierkegaard (1813-1855) phát hiện ra. Cả Kierkegaard và Camus đều thừa nhận cái phi lý của cuộc sống nhưng họ bất đồng ý kiến với nhau. Đối với Kierkegaard, có một cái gì đó xa xăm hơn sự tồn tại trần tục – niềm tin vào thượng đế chẳng hạn – mà lý trí không “áp dụng” một cách đầy đủ; trong khi đó đối với Camus, sự vô nghĩa được thực hiện một cách đầy ý nghĩa bằng cách nổi loạn.

Có thể lấy một ví dụ rõ ràng cho sự nổi loạn kiểu Camus trong cuốn tiểu thuyết giàu tính anh hùng ca Moby Dick (1851) của nhà văn Herman Melville. Truyện kể về những chuyện xảy ra trên còn tàu săn cá voi Pequod. Các nhân viên Starbuck, Flask và Stubbs bàn nhau “bắt” chỉ huy của họ là thuyền trưởng Ahab, người luôn ám ảnh ý nghĩ trả thù cho bằng được con cá voi Moby Dick (trước đó Ahab bị Moby Dick cắn cụt chân, ông căm tức và quyết tiêu diệt con cá voi kia dù biết đó là việc làm rất nguy hiểm. Kết thúc tác phẩm, tàu săn cá voi bị chìm, còn bản thân Ahab bị Moby Dick lôi xuống biển- Người dịch). Stubbs kết luận cuộc thảo luận lạ lùng của họ bằng lời xác quyết rằng “nụ cười khôn ngoan hơn, thoải mái hơn câu trả lời” đối với tất cả những gì xa lạ trong cuộc sống. Thái độ này là sự nổi loạn chống lại cái phi lý của cuộc sống.

Sự nổi loạn của Camus có thể cung cấp cho chúng ta một con đường quan trọng đi đến ý niệm phấn khởi về tự do. Không còn bị ràng buộc bởi viễn cảnh tự tử triết học, chúng ta nổi loạn không chỉ để tránh cái phi lý mà còn sống chung với nó.

Vĩ thanh

Tại hiện trường vụ tại nạn dẫn đến cái chết của Camus, người ta tìm thấy một phần của một cuốn tiểu thuyết mà nội dung cốt truyện của nó giống với cuộc sống đầu đời của ông. Đó là cuốn Người đàn ông đầu tiên. Suốt 34 năm, quả phụ Francine ngăn cản việc xuất bản cuốn tiểu thuyết nói trên. Nhưng khi xem xét lại mọi chuyện hồi giữa những năm 1990, bà đã đồng ý cho xuất bản và cuốn sách trở nên nổi tiếng. Và do đó, di sản của Camus đã vượt xa cuộc đời ngắn ngủi của ông, mặc dù chúng để lại cho chúng ta những câu trả lời không dễ dàng chút nào đối với những vấn đề mà ông từng phải đối mặt. Như Camus đã viết một cách cô đọng, chúng ta phải “được hạnh phúc với bạn bè của chúng ta, trong sự hòa hợp với thế giới, và tìm kiếm hạnh phúc bằng cách đi theo một con đường dù gì cũng dẫn đến cái chết” (Sổ ghi chép 1935-1942).
Theo Philosophynow
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm "Giới tính thứ hai"

    08/03/2020PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngNguồn gốc của sự bất bình đẳng và con đường giải phóng phụ nữ đã được nhiều nhà triết học trong lịch sử nghiên cứu ít nhiều từ những góc độ khác nhau. Simone de Beauvoir là một trong những người nghiên cứu vấn đề này một cách khá sâu sắc. Beauvoir chỉ ra những thiếu sót trong các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đó, tuy nhiên vì đứng trên lập trường hiện sinh chủ nghĩa nên bà lại quá nhấn mạnh yếu tố tâm lý chủ quan...
  • Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết)

    02/10/2019PGS.TS. Huỳnh Như PhươngĐể chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954-1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh. Ảnh hưởng đó thể hiện ở chỗ đây là trào lưu, tuy lúc đậm lúc nhạt, nhưng đã hiện diện gần như trọn cả một giai đoạn lịch sử đen tối và phức tạp.
  • Thuyết hiện sinh: "Tiến lên để sống"

    27/10/2018Bùi Văn Nam SơnTriết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.
  • Những nền tảng của kiến thức

    25/07/2018Phạm Huy ĐườngÝ chung về cái đẹp, về nghệ thuật (những từ ngữ ấy có thực mà) từ đâu ra, làm sao ta có thể hiểu được ? Những ngôn từ ấy có nội dung gì chung ở mọi người ? Phải chăng đó là một điều bẩm sinh, do hệ gien « chung » quyết định ? Nếu thế, không sao hiểu được vì sao một người có thể thấy một tác phẩm đẹp trong khi người khác thấy nó xấu. Phải chăng bản chất của nó thuộc thế giới thần linh ? Nếu thế, ta nên thả mình trôi theo « sự huyền diệu của nghệ thuật », không nên bàn tới nó. Nhưng ai có thể tự tước bỏ thú vui khen một tác phẩm đẹp ?
  • Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

    14/12/2017Đỗ Minh HợpPhải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây.
    ...phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX...
  • Đông và Tây, chuyển dịch tự giác và chuyển dịch tự phát

    31/07/2017Nguyễn HòaSau mấy thập kỷ, phải nói rằng, quá trình toàn cầu hóa các sản phẩm văn minh công nghiệp, văn minh tin học đã thay đổi diện mạo, tính chất của nhiều quan hệ nhân loại. Từ ô tô, máy bay, vô tuyến truyền hình, điện thoại di động… đến đồng hồ điện tử, tondeur điện, dao cạo râu… với đủ loại nhãn hiệu khác nhau, với đủ loại giá cả phù hợp với túi tiền từ dân nghèo đến tỷ phú đã tràn ngập mọi ngõ ngách của cuộc sống nhân loại, làm cho bức tranh tiêu dùng của thế giới ngày càng sinh động. Các sản phẩm ấy, với tính hiệu quả và sự hấp dẫn, như đã xóa nhòa các ranh giới địa lý, vượt qua các giá trị mang ý nghĩa bản sắc, làm hình thành “kiểu người sùng bái đồ vật”..
  • Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc

    27/09/2016Hà Thủy NguyênBook Hunter xin phép được gợi ý đến bạn đọc một Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng mà mỗi người nên đọc. Những cuốn sách này không quá khó đọc và cũng không đi vào chuyên môn sâu, nhưng vẫn đảm bảo tính học thuật và hàn lâm...
  • Về hạnh phúc và các khẩu hiệu khác

    20/02/2015Pierre DarriulatTết đang đến, mang theo những lời chúc hạnh phúc mà chúng ta dành cho những người thân yêu...
  • Học nhiều để biết ít - Học ít để biết nhiều

    09/02/2013Phan Cẩm ThượngNhà văn hiện sinh Pháp Albert Camus có nói: “Người ta không thể chọn được xã hội, mà chỉ có thể chọn mình trong xã hội”.
  • Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Chăm hôm nay

    28/06/2011InrasaraCon người là cây sậy suy tư… Chỉ cần một làn gió cũng đủ giết chết con người. Nhưng làn gió kia khi giết chết con người, nó không hiểu, còn con người thì hiểu. Ông Pascal, chắc thầy chưa quên. Đây là chế độ đang tác động đến chính cuộc sống của em và mọi người xung quanh em, em là con người, em cần hiểu nó. Hiểu đến nơi đến chốn. Vậy thôi.
  • K. Jaspers - Nhà triết học Hiện sinh Tôn giáo

    23/02/2011Nguyễn Lê Thạch (*), Nguyễn Ngọc Quỳnh (**)Karl Theodor Jaspers (23/2/1883 – 26/2/1969) là nhà triết học, nhà phân tâm học, thầy thuốc chữa bệnh tâm thần người Đức, người có ảnh hưởng lớn tới thần học, phân tâm học và triết học hiện đại. Cùng với Heidegger, Jaspers đã sáng lập chủ nghĩa hiện sinh Đức nổi tiếng trong thế kỷ XX. ..
  • Văn chương ngày nay làm được gì?

    08/01/2011Hoài NamĐặt ra yêu cầu công việc cho văn chương trước “hiện thực đất nước hôm nay”, trước “sự kiện đang diễn ra” chính là yêu cầu nhà văn phải trở thành nhà báo, trong khi phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà văn cùn nhụt hơn rất nhiều so với phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà báo “thứ thiệt” trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
  • Cuộc tranh luận giữa 2 "triết gia" về "hiện sinh"

    07/12/2010Bùi Quang MinhNgày 05/12/2010, chungta.com tình cờ ghi chép một tranh luận ngắn của 2 người về một chủ đề tương tự, bao quát cho mỗi người, từ cuộc đời của người dân đến đời của các lãnh đạo chính trị… trong quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết”

    01/01/1900Hoàng Văn ThắngTheo Gi.P.Xáctơrơ (Jean - Paul Sartre - 1905 - 1980), chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân đạo. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa nhân đạo này không phải là lý thuyết đề cao "lòng thương người, mà là một học thuyết về con người- một triết học về sự tồn tại của thực thể người trong thế giới. Mục tiêu của nó là mang lại tự do cho con người và vì thế, ông đã dồn công sức để nghiên cứu về con người.
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...
  • xem toàn bộ