Chủ nghĩa hiện sinh, nhìn từ góc độ văn hóa học

09:40 SA @ Thứ Năm - 14 Tháng Mười Hai, 2017

Gần đây, chúng ta có cảm tưởng rằng, chủ nghĩa hiện sinh đã thuộc về đĩ vãng và tất cả về chủ nghĩa hiện sinh đều đã rõ ràng. Đánh giá như vậy là xác đáng, nếu nhìn nhận chủ nghĩa hiện sinh từ góc độ văn bản học và theo thước đo của các quan điểm được đưa ra trong tài liệu hiện có về chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng, theo tôi, ở đây vẫn còn có một số vấn đề cần được làm sáng tỏ, cụ thể là: Phải chăng chủ nghĩa hiện sinh thật sự như là nó được hiểu trong các tài liệu viết về nó? Phải chăng nó đã thật sự thuộc về dĩ vãng? Và, cuối cùng, việc nghiên cứu hiện thời về chủ nghĩa hiện sinh liệu còn có ý nghĩa gì nữa không? Đối với tôi, chủ nghĩa hiện sinh chưa chết, hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây. Hơn nữa, việc phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX, những chuyển biến vẫn đang có tác động mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của con người phương Tây hiện đại.

Để làm sáng tỏ một nhận định như vậy, theo tôi, trước hết cần phải trả lời cho câu hỏi: thế nào là một ngườitheo chủ nghĩa hiện sinh và có tư duy hiện sinh? Đây cũng chính là mục đích của bài viết này. Và, nó đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận chủ nghĩa hiện sinh từ góc độ văn hoá học, tức là từ góc độ văn hoá sinh tồn của con người phương Tây mà sự chuyển biên của nó, tất yếu sẽ dẫn tới chủ nghĩa hiện sinh như một lối sống và một kiểu tư duy.

Vấn đề là ở chỗ, có thể đọc các cuốn sách kinh điển về chủ nghĩa hiện sinh, tự lựa chọn cho mình một người "bảo hộ tinh thần", thí dụ Xáctơrơ hay là Giaxpe, và tự tuyên bố mình là người theo chủ nghĩa hiện sinh nhờ phát triển một tư tưởng nào đó của người có quyền uy tinh thần ấy. Nhưng, theo tôi, đây là tư duy theo truyền thống và trong khuôn khổ của truyền thống. Ở đây, có thể và cần phải có một cách tiếp cận khác. Theo tôi, trước hết cần khẳng định đứt khoát rằng, tư duy hiện sinh không phải là nội đung trong các tác phẩm của hàng loạt nhà triết học thế kỷ XX mà vẫn được đề cập tới ở phần "chủ nghĩa hiện sinh" trong tư liệu hiện nay. Điều đó sẽ mâu thuẫn với cả bản chất của chủ nghĩa hiện sinh lẫn thực tế, vì tư duy hiện sinh từ lâu đã không còn là độc quyền của một nhà triết học hay của một trường phái triết học nào đó và, như đã nói, nó đã trở thành tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây mà có thể nhận thấy ở những biểu hiện đa dạng nhất của tinh thần con người. Chúng ta cần phải nhấn mạnh điều này, vì nó là cái định hướng cho chúng ta trong quá trình tìm hiểu chủ nghĩa hiện sinh.

Theo tôi, đi sâu vào hệ vấn đề của chủ nghĩa hiện sinh là một việc làm rất khó.Trở ngại là ở chỗ, chúng ta sẽ vấp phải một sự nhìn nhận khác về nguyên tắc về con người so với tất cả các học thuyết nhân học truyền thống. Chiếc chìa khoá mở ra sự nhìn nhận này không nằm ở lĩnh vực nhận thức luận, đạo đức học hay thẩm mỹ học mà nằm ở lĩnh vực hiện sinh. Do vậy, sự thấu hiểu chủ nghĩa hiện sinh không thể thiếu một kinh nghiệm hiện sinh xác định. Đương nhiên, mỗi người đều có kinh nghiệm hiện sinh theo nghĩa chặt chẽ của từ này, vì phần đông trong chúng ta chính là sự hiện sinh. Nhưng chỉ ít người "giao tiếp, đối thoại" với sự hiện sinh của mình, hay nói cách khác, cái hiện sinh chỉ "đột phá" vào ý thức ở ít người. Sự "giao tiếp" như vậy không phải là thành tựu gì, mà là dấu hiệu về sự khủng hoảng sâu sắc nhân cách của con người. Thiếu điều đó cũng không có kinh nghiệm hiện sinh, vì cái gì chúng ta không biết thì cũng không tồn tại đối với chúng ta, nằm ở ngoài sự lĩnh hội của chúng ta.

Hơn nữa, sự không có ý thức về lĩnh vực hiện sinh chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu chẳng có chút bản sắc nào về chủ nghĩa hiện sinh. Vả lại, không có kinh nghiệm hiện sinh của cá nhân thì chủ nghĩa hiện sinh sẽ lại bị coi là một trong vô số sự xuyên tạc đối với các vấn đề truyền thống của triết học. Trong trường hợp này, chủ nghĩa hiện sinh lại bị quy về phong cách tư duy truyền thống: đây là bản thể luận, kia là nhận thức luận, kia nữa là đạo đức học và triết học xã hội của chủ nghĩa hiện sinh! Chủ nghĩa hiện sinh được lĩnh hội thông qua lăng kính của tư duy triết học truyền thống. Trong khi đó thì động cơ khởi xướng của tư duy hiện sinh lại khác về nguyên tắc so với động cơ kích thích nhà triết học tiến hành tìm tòi bản thể luận hay đạo đức học. Tư duy hiện sinh không phải là một trò chơi hấp dẫn và hơn nữa, nó lại càng không phải là công việc hàng ngày dành cho tư duy triết họe. Đây là phương tiện giải thoát mà con người may mắn có được là cái bọt trong đòng chảy dữ dội của cuộc sống. Cơ sở của tư duy hiện sinh là khủng hoảng hiện sinh. Không có khủng hoảng hiện sinh thì sự phản tư hiện sinh là không thể và vô nghĩa. Không có khủng hoảng hiện sinh thì sự phản tư như vậy hoặc chỉ là triết lý hão, hoặc chỉ là bệnh hoạn.

Người ta thường cho rằng, khủng hoảng hiện sinh là sự làm mất ý nghĩa của cuộc sống. Nhưng,theo tôi, điều này không hoàn toàn xác đáng. Sự làm mất ý nghĩa của cuộc sống, khi mà tất cả đều trở nên vô nghĩa và biến thành tình trạng hỗn loạn của các sự vật và sự kiện, là hậu quả trực tiếp của sự phá bỏ những ảo tưởng do phải đối mặt với hiện thực. Vả lại, ý nghĩa là kết quả của tất cả những dự kiến của con người đối với thế giới bên ngoài. Khi bức tranh của chúng ta về thế giới bị xé vụn, chúng ta sẽ rơi vào thế giới mà ở đó, mọi định nghĩa của chúng ta đều trở nên vô dụng, vì chúng không còn phù hợp với một cái gì nữa. Nhưng, đây vẫn chưa phải là khủng hoảng hiện sinh, mà chỉ là điều kiện cần thiết của nó. Khủng hoảng hiện sinh chỉ xuất hiện khi chúng ta không thể sông trong thế giới hiện thực này và đồng thời, chúng ta cũng không thể thu mình trong cái vỏ của những ảo tướng của mình. Nói cách khác, khủng hoảng hiện sinh chỉ xuất hiện khi chúng ta không có khả năng chối bỏ những dự kiến của mình, nhưng cuộc sống mà chúng ta đang sống lại trở nên là không thể chịu đựng nổi đối với chúng ta. Khủng hoảng hiện sinh là trạng thái suy sụp hoàn toàn của tồn tại người, là sự phát hiện ra những rạn nứt trong tồn tại ấy, là sự nôi loạn của sự hiện sinh chông lại tồn tại đã trở nên vững vàng, chứ không phải chỉ là sự rối loạn của ý thức.

Tình huống khủng hoảng hiện sinh chỉ thật sự phát sinh do sự loại bỏ mọi thói quen, mọi khuôn mẫu ứng xử, mọi định hướng trước kia của con người, vì chính chúng đã đưa con người tới trình trạng bế tắc và đau khổ về cuộc sống hiện tại. Nhưng bản thân việc thể nghiệm khủng hoảng hiện sinh không nhất thiết phải luôn kéo theo sự bắt đầu của tư duy hiện sinh. Tư duy hiện sinh chỉ xuất hiện khi có mặt ý thức và sự suy xét về tình huống khủng hoảng đã hình thành, khi có sự tìm tòi con đường khắc phục nó. Trái ngược với điều đó chính là cái chết hiện sinh.

Tình huống khủng hoảng hiện sinh là thời điểm mà ở đó, con người phát hiện ra giới hạn không thể khắc phục được mà thực tại đã gán cho sự sinh tồn của nó, cũng như phát hiện ra giới hạn trong bản thân nó, tức là khi con người nhận thấy bản thân nó chỉ là một sự vật xuất hiện mà không có sự tham gia của ý thức và của sự hiện sinh của nó. Và, đây chính là tình huống mà con người thấy mình "bị bỏ rơi", trở thành "vô gia cư” và trở nên "cô độc". Nỗi đau tinh thần thức tỉnh con người thoát ra khỏi giấc mơ của sự sinh tồn quen thuộc và khởi xướng tự ý thức hiện sinh của nó: con người bỗng dưng phát hiện ra mình trong một thế giới xa lạ và lạnh nhạt, còn bản thân nó hoá ra cũng là một thực tại như vậy đối với ý thức hiện sinh của nó, một thực tại ham muốn nhiều thứ và cũng không thể đạt được nhiều thứ, và con người đáp lại mâu thuẫn ấy bằng những cơn bùng nổ của nỗi đau tinh thần. Trong tình huống ấy, con người bỗng thấy cần phải lựa chọn giữa sự sinh tồn vô vị và ý định vô vọng nhằm khắc phục thực tại đã có với hy vọng có được hạnh phúc và sự hài hòa. Tình huống này đã được G.P.Xáctơrơ mô tả rất đạt trong buồn nôn.

Sự khắc phục tình huống khủng hoảng hiện sinh không thể diễn ra nhờ các phương tiện sinh tồn quen thuộc của con người, vì chính sự phá sản của chúng đã dẫn tới sự vô vọng của khủng hoảng hiện sinh. Do vậy, cần tìm ra phương tiện mới, đưa tính tích cực của con người sang một bình diện khác trong việc làm chủ thực tại và bản thân mình. Tư duy có thể là một phương tiện như vậy. ChínhKiếccơga đã nói: "Theo quan điểm của tinh thần thì tất cả là có thể, nhưng trong thế giới hữu hạn có nhiều cái là không thể". Theo tôi, chính là tiền đề cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh. Đây không phải đơn giản là tư duy có ở con người với sự sinh tồn thông thường. Tư duy thông thường bao giờ cũng xuất phát từ các tiền đề, các giá trị xác định. Nhưng đối với con người bị khủng hoảng hiện sinh thì tất cả những tiền đề, giá trị ấy không còn là một điều hiển nhiên, mà đã trở nên rất đáng nghi ngờ - con người đã sinh tồn với chúng và chính chúng đã dẫn con người tới thảm hoạ. Do vậy, con người phải suy xét một cách không có định kiến về toàn bộ sự sinh tồn của mình, về bản thân mình và phải tìm ra nguồn gốc của thảm hoạ. Sự suy xét như vậy không dừng lại trước bất kỳ cái tuyệt đối, tiên đề, giá trị nào mà đã từng chi phối con người từ rất lâu. Lẽ nào chúng còn có thể có ý nghĩa khi sự sinh tồn của con người bị rơi xuống vực thẳm? Vả lại, con người vừa mới phát hiện ra rằng sự giải thoát là có thể, nhưng với điều kiện phải từ bỏ mọi cái tuyệt đối và tiền đề quen thuộc như là bộ khung của sự sinh tồn trước đây. Với một nghĩa nào đó thì đây là sự hoài nghi kiểu Đêcáctơ của chủ nghĩa hiện sinh. Đây là cất lõi của văn hoá châu âu mấy thế kỷ gần đây, cái cốt lõi mà như A.Camus đã nói: "Đối với trí tuệ phi duy lý thì lý tính cũng vô tích sự, nhưng lại không có gì đứng trên lý tính".

Như vậy, có thể nói, việc thấu hiểu bản thân mình và tự do thay đổi lập trường hiện sinh của mình là mục đích chủ yếu của tư duy hiện sinh.

Nhưng, thực hiện sự thay đổi đó như thế nào, nếu chính bản tính cố hữu của chúng ta đứng đối lập với ý chí và ý thức, làm kiệt quệ ý chí khống chế ý thức bằng vô vàn phương thức? Đó chưa phải là tất cả. Khi quyết định tiến hành "cuộc cách mạng hiện sinh theo tôi, con người phải đấu tranh không những để chống lại cơ cấu hiện sinh trước đây của mình, mà còn chống lại bản thân văn hoá, chống lại các khuôn mẫu, các thần tượng đang thống trị trong ý thức xã hội.

Cái mà con người đấu tranh chống lại khi đi theo con đường "cách mạng hiện sinh", tức cơ cấu hiện sinh trước đó của nó, là kết quả của toàn bộ cuộc sống trước đó của nó, vì sự sinh thành, sự xã hội hoá của nó luôn được cố kết nhờ những chuẩn tắc và những giá trị văn hoá cơ bản. Đỉnh cao của văn hoá này là tư tưởng về cái thiện, về văn minh và trật tự xã hội, nhưng thực tiễn hàng ngày của nó lại là vô số những cấm đoán man rợ, những chuẩn tắc nghiêm khắc và những lý tưởng khô cứng. Ở cấp độ hoạt động hàng ngày, cái hợp lý, cái thiện, cái vĩnh hằng của văn hoá luôn chuyển biến một cách kỳ quặc thành chiếc gậy để áp chế cái hiện sinh. Do vậy, khi bị sa xuống đáy của cuộc khủng hoảng hiện sinh và cố vùng vẫy để thoát ra khỏi nó, hơn nữa là thật sự thoát ra khỏi nó để không bị sa xuống một lần nữa, con người nhất định sẽ xung đột với các tư tưởng và các định hướng chưa có sự phản tư của văn hoá đang thống trị. Văn hoá này, xét về bản chất của nó, là văn hoá tuyệt đối hoá, đánh giá mọi cái theo chuẩn tắc. Nó bao hàm hàng loạt sự phân cấp tuyệt đối đối với những giá trị, những chuẩn tắc. Những trí tuệ tất nhất của nó luôn làm việc cật lực đế tạo ra những sự phân cấp mới, hoàn thiện những sự phân cấp cũ và đội quân trí thức này suất ngày đêm "tẩy rửa đầu óc" mọi người bằng cách gán cho họ những lý tưởng và thần tượng tuyệt đối. Chính những cái đó đã trở thành gánh nặng đối với sự sinh tồn của con người: từ lâu con người đã không còn biết nó có thể cảm nhận cái gì và mong muốn cái gì, nhưng nó biết rất rõ là nó cẩn phải cảm nhận, mong muốn và làm gì ở mỗi thời điểm.

Văn hoá này tạo ra sự xa rời đến mức khó có thể khắc phục giữa cuộc sống hiện thực, vô thức của con người với ý thức "quan phương" của nó. Cuộc sống hiện thực là biểu hiện của cái tự nhiên, cái bẩm sinh và có tính người đích thực, còn ý thức "quan phương" là kết quả của các cơ cấu đàn áp và của văn hoá xa rời hiện thực. Với sự sinh tồn thông thường, truyền thống thì con người ý thức rất kém về sự xa rời này, nó sống theo một số quy tắc nhưng lại ý thức về cuộc sống của mình theo các quy tắc khác. Với trình độ ý thức cao, con người phát hiện ra sự không trùng hợp thường xuyên giữa cuộc sống của mình với vô số lý tưởng của nền văn hoá được nó thừa nhận và cố làm cho toàn bộ cuộc sống có ý thức của mình phù hợp với chúng, song việc làm đó là uổng công, nó chỉ làm cho con người thêm đau khổ do không đạt tới lý tưởng. May thay, ý thức của con người không chịu đựng được gánh nặng như vậy và không còn nhận thấy mâu thuẫn nữa: con người tạo ra biết bao thứ "xấu xa" và "sai lầm" mà vẫn hoàn toàn tin tưởng vào lẽ phải của mình? Một điều kỳ lạ là văn hoá cũng bỏ qua thực tế này và sẵn sàng đưa ra cho con người một sự hợp lý hoá nữa: tất cả chúng ta đều là những tội đồ, lý tưởng mà chúng ta theo đuổi đường như không đạt tới được, nhưng chúng ta cần phải tự hoàn thiện mình và không nên thất vọng!

Song, rốt cuộc thì cũng đã đến lúc con người cần phải rút ra kết luận từ cuộc rượt đuổi đầy đau khổ theo cái mà không thể đạt tới được, cần phải suy ngẫm về nguồn gốc của các lý tưởng và về cái giá mà con người cần phải trả cho chúng - toàn bộ cuộc sống phong phú và tiếp nhận một thế giới quan phù hợp hơn với hiện thực, có nhân tính hơn, ít tính áp đặt hơn.

Nhưng, hiện tại thì những "ảo tưởng" của nền văn hoá lý tưởng hoá, tuyệt đối hoá ấy vẫn còn là một gánh nặng không thể chịu đựng nổi đối với sự hiện sinh. Và, gánh nặng này chỉ trở nên rõ ràng vào thời điểm khủng hoảng hiện sinh của con người, khi con người ý thức được sự cần thiết phải cải biến triệt để và thật sự có hiệu quả toàn bộ lập trường hiện sinh trước đây của mình, thì khi đó, nó cũng ngay lập tức phát hiện ra rằng lập trường ấy đã được nền văn hoá đang thống trị thần thánh hoá và kiện toàn.

Nhưng, nếu con người vẫn có khả năng tìm ra sức mạnh để đấu tranh với bản thân mình, thì nó lại hoá ra là hoàn toàn bất lực khi phải đối mặt với nền văn hoá, vì con người phải xâm phạm đến các tư tưởng và các giá trị mà từ thời thơ ấu, người ta đã gieo vào đầu óc nó như là cái tuyệt đối hiển nhiên.

Như vậy, sự phân tích hiện sinh sớm hay muộn cũng tất yếu xung đột với cơ cấu giá trị - chuẩn tắc đã trở nên vững vàng của nền văn hoá hiện tồn. Xung đột này được định trước một cách dứt khoát bởi một thực tế là, sự phân tích hiện sinh thâm nhập vào chiều sâu của những sự kiện mà ở đó, sự phân biệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, cái đáng trọng và cái không đáng trọng… không còn có một ý nghĩa gì và chỉ cản trở sự thấu hiểu một cách không thiên vị. Hơn nữa, những quá trình diễn ra ở cấp độ ấy của sự hiện sinh hoá ra là mang tính quyết định đối với quan điểm giá trị - chuẩn tắc mà cá nhân lựa chọn.

Chính vì vậy mà tư duy theo giá trị chuẩn tắc là không thể dung hợp được với tư duy hiện sinh. Nó chỉ là cái nắp đậy mà con người cần phải phá bỏ để đi xuống các chiều sâu của sự hiện sinh, để thấu hiểu bản thân mình và, cuối cùng, để lựa chọn cho mình một lập trường hiện sinh nhất quán trong thế giới. Sự phân cấp giá trị và trước hết là sự phân cấp đạo đức, xét đến cùng, hoá ra chỉ là một bộ phận không đáng kể của lập trường hiện sinh này.

Như vậy, sự phân tích về tư duy hiện sinh dẫn chúng ta tới một vấn đề là: văn hoá và sự hiện sinh đòi hỏi không những chỉ nghiên cứu sự hiện sinh, mà còn phải nghiên cứu cả văn hoá. Sự nghiên cứu này là cần thiết do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, chúng ta cần phải hiểu sự xuất hiện các hệ thống văn hoá thù địch với sự hiện sinh đã diễn ra như thế nào.

Thứ hai, khi vạch ra con đường khắc phục sự khủng hoảng hiện sinh, triết học hiện sinh phải xây dựng hệ thống các định hướng tinh thần đối lập với văn hoá hiện tồn, hệ thống có khả năng đảm bảo sự lựa chọn tự do, đồng nhất của con người - một kiểu hệ tư tưởng có khả năng tương đối hoá mọi hệ tư tưởng tuyệt đối hoá và mang tính áp đặt.

Thứ ba, trên thực tế, sự phân tích hiện sinh và văn hoá hiện tồn có thể được phản tư và tương đối hoá đã chỉ ra cho chúng ta thấy sự hình thành một lập trường đối lập với văn hoá hiện tồn trong chính khuôn khổ của nó. Chính việc làm sáng tỏ lập trường này và các cơ chế của nó cho phép chúng ta ý thức rõ hơn vị trí của sự phân tích hiện sinh trong động thái chung của văn hoá.

Có thể trình bày vấn đề như sau: nếu sự phân tích hiện sinh là một khuynh hướng cơ bản của văn hoá hiện đại, được thực hiện trong triết học, nghệ thuật, liệu pháp tâm lý, thì nó biểu thị các xu hướng nào của văn hoá ấy? Tại sao nó có khả năng biểu thị các xu hướng văn hoá và biểu thị như thế nào?

Ở đây, chúng ta cần phải hiểu thực chất của những quá trình văn hoá đã diễn ra trong thế kỷ XX. Không đi sâu vào vấn đề này, chúng tôi chỉ nêu đặc trưng khái quát của thứ văn hoá tuyệt đối hoá, lý tưởng hoá và của thứ văn hoá tương đối hoá để làm sáng tỏ bản chất của tư duy hiện sinh.

Đặc trưng cho thứ văn hoá tuyệt đối hoá là sự thiếu vắng các tiền đề để chủ thể có thể tự do khắc phục sự ràng buộc của mình với lĩnh vực mục đích nhờ tái định hướng ý thức của mình vào kế hoạch hoạt động đã được ghi nhận trong các khái niệm, là việc chủ thể không có khả năng giữ lập trường phản tư của người quan sát, giám sát bên ngoài đối với bản thân mình. Có thể nói, đặc điểm cơ bản của toàn bộ kinh nghiệm tự nhận thức truyền thống là ở chỗ, con người thật sự không có khả năng vượt qua hàng rào của những sự siêu hợp lý hoá đế đến với bản thân mình, đến với sự hiện sinh của mình. Khi cố hiểu một cái gì đó về mình, con người luôn bị sa lầy trong mạng lưới những chuẩn tắc, những giá trị, những quan niệm về nhân sinh quan của thời đại mình. Quá trình nhận thức của con người bị quy về việc hồi tưởng lại những sự kiện thuần tuý bên ngoài của tiểu sử cá nhân và sắp xếp chúng theo những dấu hiệu phù hợp hay không phù hợp với các giá trị được con người đó sử dụng, hoặc là về việc tìm kiếm những động cơ "tội lỗi" đã đưa họ tới chỗ thực hiện hành vi của mình. Con người không hề nhìn nhận cái tiềm thức của mình và không nhận thấy nguyện vọng và động cơ đích thực của mình. Ý thức truyền thống bị đóng khung trong những quan niệm thuần tuý bên ngoài và do vậy, lịch sử của con người bị quy thành một dãy những sự kiện trần trụi nối tiếp nhau. Theo quan điểm văn hoá học thì sự tự phản tư như vậy là hoàn toàn giống với sự tự phản tư của thứ tư duy duy thực tế.

Theo tôi, nền tảng của mọi chương trình hiện sinh trong văn hoá truyền thống, tức những khuôn mẫu tư tưởng mà theo đó, văn hoá xem xét tồn tại người trong thế giới và trong xã hội, đó là một sự phân cấp nghiêm ngặt những chuẩn tắc và những giá trị tuyệt đối nào đấy. Trong sự phân cấp ấy, con người chỉ là một cái gì đó mang tính thứ sinh và bị lệ thuộc vào sự phân cấp đó. Sự sinh tồn của con người được thể chế hoá nghiêm ngặt bởi những chuẩn tắc và những giá trị ấy mà tính tuyệt đối là cái không thể bác bỏ được. Tự ý thức của con người được quy định thông qua sự đối chiếu với những cái tuyệt đối ấy. Do vậy, theo tôi, văn hoá tuyệt đối hoá là thứ văn hoá mà chương trình hiện sinh được xây dựng theo nguyên tắc phân cấp những chuẩn tắc và những giá trị tuyệt đối.

Có thể coi văn hoá ThiênChúa giáo thời Trung cổ là sự thực hiện triệt để nhất chương trình hiện sinh của thứ văn hoá tuyệt đối hoá. Trung tâm của chương trình hiện sinh của nó là hình ảnh Chúa, chính hình ảnh này đã duy trì toàn bộ tòa lâu đài những chuẩn tắc - giá trị đạo đức và xã hội tương ứng. Mỗi con người riêng biệt của văn hoá truyền thống này đã bị hoà tan vào chỉnh thể xã hội, khả năng tự quyết của nó chỉ có thể có thông qua mối liên hệ với chỉnh thể ấy. Tính không thể tách biệt này của con người với cộng đồng xã hội và tính được quy định một cách nghiêm ngặt của nó bởi những mô hình sinh tồn xã hội đã được xác định trước chính là nền tảng cho sự tái hiện thứ văn hoá tuyệt đối hoá.

ChâuÂu, sự tan rã của thứ văn hoá tuyệt đối hoá được hình thức cổ điển của nó đã diễn ra ở thời Cận đại. Văn hoá không phải không còn là thứ văn hoá tuyệt đối hoá nữa, nhưng việc các giáo lý tôn giáo "lấp đầy" những giá trị và những chuẩn tắc tuyệt đối của chúng vào tồn tại người đã đần đần bị thay thế bằng việc lý giải chúng theo lối trần tục. Sự vắng mặt quyền uy tôn giáo, niềm tin và cưỡng chế về mặt ý thức hệ tất yếu đưa tới việc làm suy yếu tính tuyệt đối của các lý tưởng và dẫn tới sự xuất hiện tự phát các hệ thống giá trị và chuẩn tắc ứng xử mang tính cạnh tranh. Bối cảnh này đã dần dần đạt tới đỉnh điểm của nó và sự đột phá đã diễn ra: một thứ văn hoá khác, văn hoá tương đối hoá đã nảy sinh trên cơ sở tan rã của các chuẩn tắc văn hoá tuyệt đối hoá. Do vậy, sự cùng tồn tại của vô số hệ thống giá trị - chuẩn tắc mang tính đối chọn đã không còn được coi như là sự suy thoái, mà cần được xem như một thực tại cần thiết, cần được ý thức và cần rút ra mọi kết luận từ đô.

Theo tôi, cơ sở xã hội của thứ văn hoá tương đối hoá là sự tách biệt tổng thể các cá nhân riêng biệt ra khỏi sự phân cấp xã hội, ra khỏi chỉnh thể xã hội và chỉnh thể tâm tính của chính con người, là sự biến nó thành các "nguyên tử" có chủ quyền và mang giá trị tự thân của chỉnh thể xã hội. Rằng, quá trình thế tục hoá có thể coi là nhân tố quyết định sự hình thành thứ văn hóa tương đối hoá. Nhưng sự thế tục hóa này chỉ trở nên có thể nhờ những biến đổi căn bản trong đời sống xã hội diễn ra trong suốt các thế kỷ XVI - XIX. Cho dù có thế nào đi chăng nữa thì kết quả chủ yếu của mọi quá trình ấy vẫn là sự đột phá ngày một mạnh mẽ hơn của lý tính đang phản tư về văn hoá vào lĩnh vực hiện sinh người hay nói cách khác, việc văn hoá thừa nhận giá trị và ý nghĩa của đời sống "trần tục" của con người.

Cấu trúc chương trình hiện sinh của văn hoá cũng có sự thay đổi về nguyên tắc. Sự tách biệt về mặt xã hội của con người ra khỏi chỉnh thể xã hội cũng kéo theo cả sự tách biệt về mặt hiện sinh của nó. Theo đó, sự tự quyết của mỗi con người được thực hiện không phải thông qua một cộng đồng xã hội nào đó, mà thông qua các nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của nó thông qua tính nhất thể của nó. Một cách tương ứng, trung tâm của chương trình hiện sinh của văn hoá cũng chuyển từ những tư tưởng và những giá trị tuyệt đối trước đây sang bản thân con người. Thêm vào đó, con người này được xem xét không phải như là con người nói chung - hệ chuẩn của chủ nghĩa nhân đạo Phục hưng và Khai sáng, hệ chuẩn này chỉ là một trong các hình thức của thứ văn hoá tuyệt đối hoá hậu tôn giáo. Trung tâm của chương trình hiện sinh của thứ văn hoá tương đối hoá chính là mỗi cá nhân, là con người cụ thể, điều này kéo theo sự thông tin hoá một cách tối đa chương trình hiện sinh của văn hoá. Và, theo tôi, chỉ với sự thông tin hoá tối đa chương trình hiện sinh của văn hoá thì môi có thể "lấp đầy" nó bằng một nội dung mang nhân cách của con người cụ thể. Trong triết học hiện sinh, tình hình mới này được biểu thị ở luận điểm: Con người có thể lựa chọn mọi thứ theo ý mình miễn là làm sao để sự lựa chọn ấy trở nên tự do. Sự lựa chọn đó trong liệu pháp tâm lý là ở tâm thế chối bỏ việc áp đặt cho con người những viễn cảnh nào đó và ở việc dành cho nó khả năng tự mình lựa chọn con đường của mình ("tâm lý học nhân đạo chủ nghĩa"), trong nghệ thuật là ở việc từ bỏ mọi chuẩn tắc và quy tắc để có khả năng biểu thị tối đa tính chủ quan của người sáng tạo, trong đời sống xã hội là ở việc tạo ra các điều kiện cho sự tự do hiện thực hóa những nhu cầu kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần của mỗi con người riêng biệt.

Những giá trị, lý tưởng, chuẩn tắc trong thứ văn hoá tương đối hoá không còn là tuyệt đối nữa, vì con người đã giả định rằng, nguồn gốc của chúng không phải là Chúa, không phải là các quy luật tự nhiên và cũng không phải là bản tính loài của con người, mà là tính chủ quan của mỗi cá nhân - cái đem lại tính tương đối cho họ. Những giá trị, lý tưởng, chuẩn tắc ấy không còn là những cái có khả năng chế áp con người mà, giống như các hành tinh xoay quanh mặt trời, chúng xoay quanh mỗi con người. Sự thực hiện hay bài xích chúng chỉ phụ thuộc vào ý chí của mỗi con người. Theo tôi, ở một chừng mực nào đó, có thể nói tới sự hình thành một quan niệm mới về chủ nghĩa nhân đạo - chủ nghĩa nhân đạo mới - trong khuôn khổ của thứ văn hoá tương đối hoá.

Đương nhiên, tình hình nêu trên chỉ thế hiện rõ nhất trong lĩnh vực tinh thần, ở đỉnh cao của nền văn hoá nhân loại. Các tầng thấp của nền văn hoá ấy vẫn chịu sự chi phối của các chương trình hiện sinh của thứ văn hóa tuyệt đối hóa. Và, các chương trình này có lẽ không bao giờ bị loại bỏ dứt khoát, bởi chúng có mối liên hệ quá mật thiết với các cơ chế chủ yếu của quá trình tái sản xuất xã hội. ở đây, luôn diễn ra một sự "vượt bỏ" đặc biệt khi mà các hình thức mới của văn hoá chưa loại bỏ được các hình thức cũ, mà chỉ được tạo dựng ở bên trên chúng, một phần làm thay đổi, một phần đẩy chúng xuống lĩnh vực vô thức của văn hoá.

Như vậy, có thể nói, tư duy hiện sinh chỉ có thể có trong khuôn khổ của thứ văn hóa tương đối hoá và nó cũng chính là sản phẩm của thứ văn hoá này. Điều này là xác đáng trước hết đối với lập trường của tư duy hiện sinh, đối với những chuẩn tắc và những giá trị văn hoá khác nhau. Nói một cách hình ảnh, tư duy hiện sinh nằm ở phía bên kia của cái thiện và cái ác, ở bên ngoài sự phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Điều đó không có nghĩa rằng, giống như học thuyết Nítsơ, nó tuyên bố "cái ác" là quy luật duy nhất có thể có của cuộc sống. Và, điều đó cũng không có nghĩa rằng, nó phủ nhận những phúc lợi được đạo đức đem lại cho cuộc sống con người. Hoàn toàn không phải là như vậy. Mọi thứ đều đơn giản và cũng đồng thời phức tạp hơn rất nhiều. Sự tương đối hoá những chuẩn tắc và những giá trị tuyệt đối, theo tôi, chỉ có nghĩa như sau:

Thứ nhất, với tư cách một chủ nghĩa nhân đạo mới, một hệ thống phát ngôn nhân đanh cá nhân, chủ nghĩa hiện sinh cố loại bỏ mọi lược đồ văn hoá mang tính tuyệt đối hoá nào đó, vì lược đồ ấy áp chế, đè nén tự do và tính nhất thể của con người. Và, xét về phương diện này, chủ nghĩa hiện sinh là kẻ thù không đội trời chung của các hệ thống đạo đức mang tính tuyệt đối hoá. Hơn nữa, nó chối bỏ sự phán xét bất kỳ tội ác nào chống lại đạo đức và nhân tính từ lập trường của chủ nghĩa tuyệt đối về đạo đức nhưng nó lại hoàn toàn cho phép phán xét tội ác từ lập trường không chấp nhận của mỗi con người. Sự phán xét này có thể và cần phải xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa vị tha cá nhân. Chủ nghĩa vị tha là hệ quả tự nhiên của tinh thần tương trợ và tình yêu mà nêu chối bỏ thì không thể có một cộng đồng người nào. Do vậy, chủ nghĩa vị tha chỉ có thể coi như một tâm thế tự nhiên, nhất thể con người lớn lên thành người vị tha và không thể trở thành người khác được! Trong trường hợp này, con người không cần tới các “khái niệm bất định" và "tuyệt đối", vì ngay từ đầu, nó đã hiện điện trong lập trường "hiện sinh".

Thứ hai, lập trường hiện sinh chủ nghĩa giả định phải tái hình thành những tiền đề cơ bản của tư duy đạo đức tự nó. Tư duy hiện sinh xa lạ với nỗi lo âu bất tận về trật tự trong vũ trụ, nỗi lo âu đẩy nhà triết học theo chủ nghĩa duy luân lý vào việc "bịa đặt” ra các hệ thống đạo đức ngày một mới hơn nhưng lại như là các cạm bẫy và dường như bắt buộc loài người "ngang ngạnh" phải hướng tới cái thiện bằng những phương thức "ranh mãnh" khác nhau. Chủ nghĩa hiện sinh không phủ nhận đạo đức Hơn nữa, nó thừa nhận sự cần thiết của đạo đức về mặt xã hội và coi hệ thống đạo đức cần được xây dựng phải phù hợp với sự cần thiết ấy. Với nghĩa đó, theo tôi, chúng ta hoàn toàn có thể xem đạo đức như tổng thể những quy tắc mang tính quy ước mà việc tuân thủ chúng là điều kiện cần thiết cho sự đồng tồn tại văn minh. Còn những trường hợp đòi hỏi khí phách anh hùng và tinh thần tự quên mình thì hãy dành cho lương tâm của những con người cụ thể suy xét. Chủ nghĩa hiện sinh đòi huỷ bỏ các lược đồ hiện sinh của thứ văn hoá tuyệt đối hoá, giải phóng ý thức con người khỏi sự áp chế của chúng và mở ra cho con người khả năng đạt tới tự do cá nhân. Đó cũng chính là tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh mang tính nhân đạo chủ nghĩa mà Xáctơrơ đã đưa ra.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Chủ nghĩa hiện sinh

    13/01/2006Điều đầu tiên cần lưu ý về các triết gia hiện sinh là khi họ dùng từ “hiện sinh” họ muốn nói tới sự hiện tồn của con người.Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của những cái bàn và những cái ghế, những ngôi sao và các nguyên tử, hoặc nhiều vật thể khác. Chúng ta cũng phải lưu ý rằng khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. ...