Đông và Tây, chuyển dịch tự giác và chuyển dịch tự phát
Sau mấy thập kỷ, phải nói rằng, quá trình toàn cầu hóa các sản phẩm văn minh công nghiệp,văn minh tin học đã thay đổi diện mạo, tính chất của nhiều quan hệ nhân loại. Từ ô tô, máy bay, vô tuyến truyền hình, điện thoại di động… đến đồng hồ điện tử, tondeur điện, dao cạo râu… với đủ loại nhãn hiệu khác nhau, với đủ loại giá cả phù hợp với túi tiền từ dân nghèo đến tỷ phú đã tràn ngập mọi ngõ ngách của cuộc sống nhân loại, làm cho bức tranh tiêu dùng của thế giới ngày càng sinh động.Các sản phẩm ấy, với tính hiệu quả và sự hấp dẫn, như đã xóa nhòa các ranh giới địa lý, vượt qua các giá trị mang ý nghĩa bản sắc, làm hình thành “kiểu người sùng bái đồ vật”…
Như câu chuyện thú vị mà nhà thơ Anh Ngọc kể với người thực hiện Chuyên luận này rằng, mấy năm nay ông đang sinh sống ở Hà nội nhưng hàng ngày vẫn “trông nhà” cho con trai ở bên nước Anh. Chẳng là gia đình con trai củanhà thơ đang sống ở Anh, và nhà thơ thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với con cháu qua Intergrated camera. Hàng ngày, trước khi vợ chồng đi làm và con cái đến trường, con trai ông đặt sẵn Intergarated Camera và kết nối Internet. Nhà thơAnh Ngọc ngồi ở Hà Nội, thi thoảng ngó vào màn hình “trông nhà” giúp con!
Những hiện tượng trên đây dễ làm liên tưởng tới ngày nhân loại sẽ sống trong một thế giới “nhất thể hóa” các giá trị, như về hình thức, là sự ra đời của các “công dân toàn cầu”.Ngày nay về nguyên tắc, một nghề nghiệp hữu dụng (như công nghệ thông tin, kinh tế….) đều có thể sử dụng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu có uy tín và tay nghề cao, một người có thể tự lựa chọn nơi sống và làm việc. Do đó, một công dân Hoa Kỳ có thể định cư ở một quốc gia châu Phi, một công dân Hà quốc có thể đến ViệtNam làm việc vài năm rồi chuyển tới Hoa Kỳ; một công dân Việt nam có thể đến Australia định cư, giảng dạy ở trường đại học, theo chồng đến Philipines, rồi về Việt Nam… Đáng quan tâm là, hầu như các “công dân toàn cầu” lại rất khó khăn (nếukhông nói là không muốn?) đặt mình trong xu hướng “tự đồng hóa” trở thành người bản xứ. Đọc báo chí sẽ thấy, là người Hoa Kỳ, thì dù ở đâu thì cũng khó quênhotdog, sandwich và món gà tây trong Lễ Tạ ơn. Là người Hàn Quốc, thì dù sinh sốngở đâu cũng khó quên kim chi, kimbap. Còn nếu là người Việt Nam, ở đâu cũng khó quên bánh trưng và mâm cúng gia tiên đêm giao thừa. Cái sự khó quên đó, khôngđược làm nên bởi văn minh, nó đã cố kết đến mức trở thành “máu thịt”, vì ra đời từ nền văn hóa sinh thành, từ môi trường văn hóa riêng đã khai sinh ra “con người văn hóa” của mỗi người.
Cách đây hơn nửa thế kỷ: Lévi Strauss viết: “Cuộc cách mạng khoa học và công nghiệp phương Tây chỉ nằm trong một thời kỳ bằng khoảng một phần mười nghìn của sự sống đã qua của loài người. Vì thế, nên thận trọng trước khi khẳng định rằng cuộc cách mạng này là nhằm biến đổi hoàn toàn ý nghĩa của sự sống đó”. (Lévi Strauss,Sđd, tr. 71). Điều này làm nhớ tới câu chuyện nhà thơ Hữu Nhân kể lần anh đến thăm một gia đình ở xã cuối cùng được sử dụng điện lưới ở Đồng Tháp Mười. ôngchủ nhà bảo, ngày đóng cầu dao điện, bà con trong xã hồ hởi lắm. Đêm đầu tiên cảxã đèn điện sáng trưng. Ông chủ nhà cũng vậy, không tắt đèn, để sáng chođã. Nhưng đến đêm thì không ngủ được,ông quyết định tắt đèn. Tắt đèn, ông vẫn không ngủ được. Mấy đêm liền như thế,ông nghĩ mãi không hiểu tại sao. Sau nhờ đến chiếc đèn dầu vốn vẫn leo lắt hằngđêm trên bàn thờ ông bà. Trước khi tắt đèn điện đi ngủ, ông để một ngọn đèn dầunhư trước đây và… ngủ ngon lành. Có thể coi câu chuyện nhà thơ Hữu Nhân kể lại là một bằng chứng sinh động để chứng minh rằng, sự lan tỏa và sức mạnh của văn minh khó có thể làm thay đổi nét văn hóa riêng trong tập quán sống của một cá thể, một cộng đồng trong một sớm, một chiều. Đơn giản vì, tập quán sống hình thành và được đúc kết trong thời gian, người thực hành tập quán đó cũng trải qua một thời gian để tiếp nhận, trau dồi. Muốn làm tập quán thay đổi, cũng phải có thời gian, khi các thế hệ kế tục thừa nhận sự cần thiết, tính hợp lý của sự thay đổi, để từ đó hình thành nên những tập quán văn hóa mới, và đẩy tới các chuyển dịch văn hóa mới.
(Khái niệm“chuyển dịch văn hóa” trong bài viết này dùng chỉ sự thay đổi của các giá trịvà chuẩn mực văn hóa trong một lĩnh vực văn hóa hoặc một nền văn hóa, dẫn đến sựthay đổi của một lĩnh vực văn hóa hoặc một nền văn hóa trong khoảng thời gian nhất định)
Về đại thể,phải khẳng định rằng trên thế giới hôm nay, không gian sinh tồn văn hóa của conngười đã mở rộng hơn trước, một mặt là do tính tất yếu, một mặt do con người cókhả năng thực hiện. Đến cuối thế kỷ XX, hầu như trên thế giới không còn những nền văn hóa lựa chọn “bế quan tỏa cảng” làm nguyên tắc sinh tồn, ngay một nền vănhóa vốn khá tự tin và khé kín như văn hóa Trung Hoa cũng đã phải mở cửa đến với thế giới. Quốc tế hóa đã giúp các nền văn hóa tăng cường chiều kích riêng, mởra các cơ hội để tiếp xúc, học hỏi và mở mang. Tính chất thực dụng (theo ý nghĩa nghiêm túc của khái niệm này, đôi khi được nhìn nhận như sự thích nghi) củavăn hóa trong thời đại mới đã đưa tới một số chuyển dịch trong văn hóa dân tộc,nhất là với một số dân tộc châu Á, châu Phi. Những dân tộc có chí hướng lành mạnhđang hướng về nhau, học hỏi để phát triển. Ngày nay, không còn là điều lạ lẫm khi người Nhật Bản thay thế ngày tết cổ truyền theo lịch truyền thống bằng ngày tết theo lịch phương Tây. Tương tự như thế, tại một số nền văn hóa ở châu Á đã xuất hiện một số tập quán mới trong sinh hoạt xã hội như Valentine’s Day(Vanlentine, lễ tình nhân), lễ Giáng sinh, thậm chí có nơi đã linh đình tổ chứclễ hội Halloween (ma lộ hình) cho dù nhiều người tham dự không biết ý nghĩa đích thực của lễ hội đó là gì. Ngược lại, phương Tây cũng tỏ ra gần gũi vớichâu Á hơn, nhiều người tin theo Phật giáo, rồi chấp nhận, tôn vinh tác phẩm của những tài năng đến từ châu Á như Trương Nghệ Mưu, Lý An, Trần Khải Ca… Cách đây một hai thế kỷ, tên tuổi và tác phẩm của L. Vinci, J. Raphael, P. Cimeille,Molière, W. Shakespeare… hầu như chỉ được biết tới ở châu Âu thì ngày nay, cả thế giới đã biết về họ. Và trong khi ở châu Âu, công chúng đọc sách của M. V.Llosa, G. Márquez… thì tại châu Á, công chúng đã tiếp xúc với tác phẩm của cáctên tuổi từ Aristoteles, J. J. Rousseau. R. Rolland, B. Brecht, đến S. Freud,K. G. Jung, J. Lacan, J. P. Sartre, A. Camus, J. Derrida, rồi F. Chopin, R. Schumann,L. Beethoven, P. Picaso, S. Dali… Đó cũng chính là một con đường, một phươngcách để loài người xích lại gần nhau và hiểu nhau hơn.
Sự chuyển dịch không gian văn hóa sinh tồn cùng nhiều phương tiện hiện đại của văn minh đã kéotheo sự chuyển dịch của không gian thâu nhận, và sử dụng, sáng tạo tri thức.Hôm nay, tri thức không còn là tài sản riêng của nền văn hóa nào, mà là tài sảnchung của nhân loại. Dù sinh sống ở nơi nào trên trái đất, con người cũng có quyền tiếp nhận, sử dụng tri thức, sử dụng các phát minh khoa học loài người đãtìm ra, tích lũy được. Do đó, sản phẩm sáng tạo của con người, đặc biệt là sản phẩm thuộc về khoa học – công nghệ, không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi khu vực.“Thung lũng Silicon” (Silicon Valey) không còn là ước mơ, mà đã được hiện thực hóa ở Trung Hoa, Ấn Độ. Và khi những chiếc ô tô gắn nhãn hiệu Mercedes, Ford…đang lăn bánh trên các nẻo đường châu Á thì vô số ôtô Honda, Toyota, Paris…Ngày 29.11.2010, trên VOA, trong bài Phỏng vấn Andrew về cuốn sách mới EastEats West (Đông ăn Tây)gồm 21 bài viết về cảm nhận của một người đứng giữa hainền văn hóa đông – tây, kể rằng: “Trong đó tôi kể chuyện đạo Cao Đài xuất hiện ởbên Mỹ, võ thuật Kung Fu của người Tàu, người Mỹ không những học võ Tàu mà phim xi nê còn chiếu cảnh những người Mỹ da trắng đánh nhau bawgf võ lâm, còn phimhoạt hình cho trẻ em xem thì bây giờ chúng lại mê phim hoạt hình của người Nhật hơn là phim Disney của người Mỹ. Về những gì liên hệ tới Việt Nam, các món ăn như phở bây giờ nó bành trướng đến nỗi mà đài TV Mỹ Food Channel Network dạy mọi người nấu phở; người Mỹ trắng bây giờ dùng nước mắm để nấu ăn những món lạ đối với họ”. Ấy là chưa nói sự chuyển dịch còn đưa tới một số tình huống độc đáo,như trong thành phần nhiều đội tuyển bóng đá châu Âu đã có cầu thủ người da màu, trong khi có người da trắng sau mê, chơi nhạc và trình diễn âm nhạc nhưngười da đen, thì lại có người da đen “tẩy da” để giống người da trắng; rồi trên tất cả, M. Jackson đã trở thành thần tượng âm nhạc trên khắp năm châu. Rồinhững cặp vợ chồng khác màu da. Rồi hôn nhân đồng giới. Thậm chí vài chục năm trước, phẫu thuật chuyển đổi giới tính còn là điều gì đó bất thường, là sự phảncảm và nguyên nhân kỳ thị với một số người còn trung thành với quan niệm tình yêu và hôn nhân truyền thống, thì ngày nay như ở Thái Lan chẳng hạn, người ta đã tổ chức thi hoa hậu thay đổi giới tính, cũng chấm điểm, trao giải đàng hoàng…Và chính người Việt Nam cũng không coi là bất thường khi xuất hiện trong đội tuyển bóng đá quốc gia của mình những cái tên như Đinh Hoàng La (gốc Ucraina, tên thật là Mykola Oleksandrovych Lytovka) , và Phan Văn Santot (gốc Brazin, tên thật là Fabio Dos Santot). Càng đặc biệt hơn, khi các địa điểm được gọi là “chợ đồng tính” đã xuất hiện ở một số đô thị, và không còn là cái gì xa lạ nếu người Việt đọc trên báo chí thấy thông tin về “mại dâm nam”…
Có lẽ, mộttrong những chuyển dịch văn hóa quan trọng nhất đối với nhân loại trên thế giớihôm nay, so với thế giới hôm qua, là sự chuyển dịch trong nhận thức về dân chủ, về vai trò của con người trong xãhội. Quyền con người trở thành một trong các tiêu chí mà mỗi người cần đượctrang bị. Nhưng từ dân chủ, nhân quyền theo ý nghĩa phổ quát đến dân chủ, nhânquyền như là kết quả của sự lựa chọn ở mỗi quốc gia lại là vấn đề không thể lẫnlộn. Hẳn vì thế, trong Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị củaLiên Hợp Quốc, khi xác lập các nội dung cơ bản của nhân quyền lại phải bảo lưubằng các mệnh đề: “Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:a. Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác. B. Bảo vệ an ninhquốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý, hay những quyền tựdo của người khác”. Phải chăng, các bảo lưu này là sự thừa nhận tính đa dạngtrong sự lựa chọn, tính tất yếu lịch sử trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗinền văn hóa? Xem ra, cũng khó chấp nhận với những nền văn hóa lấy cộng đồng làm“bản vị”, lấy tình nghĩa và sự hiếu đễ làm mẫu số cho ứng xử gia đình, xã hội…khi các nền văn hóa ấy phải thích ứng với tình huống con cái có “quyền” khôngnghe lời cha mẹ, con cái có thể yêu cầu cảnh sát giải quyết một việc không vừaý trong gia đình, con cái sẵn sàng tời nhà ra đi, thi thoảng về nhà ăn bữa cơm,để cha mẹ về già sống trong cô đơn và thiếu vắng sự sum vầy của con cháu, thậmchí còn bị lầm vào hoàn cảnh “kodokushi” (chết cô độc) – một vấn đề xã hộikhông chỉ phương Tây, mà Nhật Bản hiện nay, cũng đang phải đối mặt.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015