Wikinomics: Sự cộng tác đại chúng đã làm thay đổi thế giới như thế nào?

10:11 CH @ Thứ Tư - 27 Tháng Tám, 2008

Xuyên suốt lịch sử, bản thân các công ty được tổ chức theo hình thức phân cấp chặt chẽ và quyền lực. Mọi người đều là thuộc cấp của một ai đó – nhân viên đối với cấp quản lý, nhà tiếp thị đối với khách hàng, nhà sản xuất đối với các nhà thầu phụ trong chuỗi cung cấp, các công ty đối với cộng đồng.

Luôn có ai đó hoặc công ty nào đó chịu trách nhiệm, kiểm soát công việc, ở “đỉnh” của chuỗi cung ứng. Trong khi các hệ phân cấp chưa tiêu vong đi, các thay đổi sâu xa trong bản chất của công nghệ, nhân khẩu học và nền kinh tế toàn cầu đã làm trổi dậy các mô hình mới đẩy sức mạnh trong sản xuất dựa trên cộng đồng, sự cộng tác, và sự tổ chức, hơn là trên sự phân cấp và kiểm soát.

Hàng triệu người ái mộ môi trường truyền thông nay đang dùng blog, wiki, chat room, và việc quảng bá cá nhân để góp tiếng nói của mình vào một dòng chảy đối thoại và tranh luận náo nhiệt được gọi là “Blogosphere” hay “bầu khí quyển blog”. Nhân viên tăng hiệu quả làm việc bằng cách cộng tác với đồng nghiệp bên ngoài giới hạn của tổ chức, tạo ra cái mà chúng ta gọi là “wiki workplace” hay “nơi làm việc kiểu wiki”. Khách hàng trở thành những “prosumers” hay “người tiêu dùng chuyên nghiệp” bằng cách đồng sáng tạo ra hàng hóa và dịch vụ thay vì chỉ đơn giản là tiêu thụ sản phẩm đầu cuối. Những cái gọi là chuỗi cung cấp hoạt động hiệu quả hơn khi sự rủi ro, sự tưởng thưởng, và khả năng hoàn tất các dự án chính – bao gồm cả các sản phẩm phức tạp lớn như xe hơi, xe máy, và máy bay - được phân phối xuyên qua các mạng toàn cầu của các đối tác đang làm việc bình đẳng ngang hàng.

Chỉ trong vài năm qua, việc cộng tác theo kiểu truyền thống – trong phòng họp, hội nghị, thậm chí trung tâm hội thảo – đã bị thay thế bằng kiểu cộng tác trên quy mô cực đại.

Ngày nay, từ bách khoa toàn thư, máy bay phản lực, hệ điều hành, cho đến các quỹ tương trợ và nhiều thứ khác, đang được tạo dựng bằng nhiều tập thể có số lượng hàng nghìn hay thậm chí hàng triệu. Trong khi nhiều nhà lãnh đạo e sợ sự phát triển áp đảo của những cộng đồng trực tuyến khổng lồ, Wikinomics chứng minh nỗi sợ này là vớ vẩn. Những công ty khôn ngoan có thể khai thác nguồn năng lực và tài trí tập thể này để thúc đẩy phát triển, tăng trưởng và thành công.

Là pho cẩm nang thông minh về một trong những thay đổi sâu sắc nhất của thời đại, Wikinomics thách thức những giả định thâm căn nhất của chúng ta về kinh doanh và sẽ là cuốn sách không thể thiếu cho những ai muốn hiểu rõ xu thế cạnh tranh của thế kỷ 21.

Dựa trên một dự án nghiên cứu 9 triệu USD do tác giả ăn khách Don Tapscott dẫn dắt, Wikinomics cho thấy đám đông quần chúng có thể tham gia vào nền kinh tế theo những phương cách chưa từng có ra sao. Họ đang tạo ra tin tức truyền hình, lập bản đồ hệ gien người, tái phối những bài nhạc yêu thích, thiết kế phần mềm, tìm cách chữa trị cho nhiều căn bệnh, biên soạn sách giáo khoa, phát minh các loại mỹ phẩm mới, và thậm chí sản xuất xe máy.

Là một cuốn sách quan trọng rọi chiếu về tương lai, Wikinomics sẽ là bản đồ chỉ đường cho nền kinh tế thế kỷ 21.

Những trích dẫn đặc sắc/những lời nhận xét đặc biệt về sách:

“Wikinomics báo trước sự thay đổi lớn nhất trước giờ về khái niệm cộng tác. Nhờ Internet, những đám đông quần chúng bên ngoài các ranh giới tổ chức truyền thống bây giờ có thể phát huy sáng kiến để tạo ra nội dung, hàng hoá, và dịch vụ. Các công ty muốn tìm hiểu thấu cơ hội này, hãy đọc Wikinomics” (Eric Shmidt – TGD Google)

“Việc sáng tạo tri thức nảy sinh trong những mạng xã hội nơi mọi người học và dạy lẫn nhau. Wikinomics cho thấy hiện tượng này đi về đâu khi có thêm động lực thu hút các ý tưởng và năng lực của khách hàng, nhà cung cấp, và nhà sản xuất vào việc cộng tác đại chúng. Một cuốn sách bắt buộc phải đọc cho những ai muốn có một bản đồ của thế giới tương lai” (Noel Tichy, giáo sư ĐH Michigan tác giả cuốn Cycle of Leadership)

“Một cuốn sách đầy hy vọng và hết sức sâu sắc. Wikinomics cung cấp những bằng chứng thuyết phục cho thấy “nguồn tài sản sáng tạo chung” đang nảy sinh có thể là lợi ích chứ không phải nguy cơ cho kinh doanh. Mọi TGĐ đều nên đọc cuốn sách này và lưu ý đến những lời khuyên khôn ngoan trong sách nếu họ muốn thành công trong một nền kinh tế toàn cầu đang xuất hiện” (Klaus Schwab, nhà sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới)

Mục lục

  • Wikinomics
  • Cơn bão hoàn hảo
  • Kẻ tiên phong đồng đẳng
  • Chợ tư duy
  • Người tiêu dùng chuyên nghiệp
  • Tân cư dân Alexandria
  • Nền tảng tham gia
  • Xưởng máy toàn cầu
  • Nơi làm việc wiki
  • Những bộ óc cộng tác
  • Sách lược Wikinomics

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô: Cơ sở khoa học của sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/08/2008Vấn đề tiền ở đâu ra là vấn đề làm đau đầu toàn xã hội từ tầm vĩ mô cho tới vi mô, từ các nhà hoạch định chính sách cho tới chủ doanh nghiệp nhỏ và người dân bình thường. Những khó khăn về tiền gặp phải bế tắc không giải quyết nổi nếu chỉ xem xét và nhìn nhận chúng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vấn đề này phải được xem xét và giải quyết ở tầm mức mới, tầm mức siêu vĩ mô...
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Toàn cầu hóa và những mặt trái

    29/06/2008Minh Bùi (tổng hợp)Cuốn sách "Toàn cầu hóa và những mặt trái" của nhà kinh tế học từng được giải Nobel - Joseph E. Stiglitz đóng góp một cái nhìn nghiêm khắc đến nghiệt ngã về toàn cầu hóa, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những tổ chức quốc tế như IMF, WTO, WB trong quá trình tất yếu không có cách nào cưỡng lại này...
  • Toàn cầu hóa văn hóa

    08/05/2008Ths. Phạm Ngọc HàSuy nghĩ về những điều kiện phát triển của toàn cầu hoá nhằm xây dựng khái niệm chung sống giữa các nền văn hoá để trên cơ sở đó, cho phép nghiên cứu mối quan hệ của tam giác bản sắc - văn hoá - truyền thông là hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả Dominique Wolton đã cho ra mắt cuốn sách Toàn cầu hóa văn hoá...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Con người, dân tộc và các nền văn hóa: chung sống trong thời đại toàn cầu hóa

    15/06/2007Cuốn sáchlà những suy ngẫm, phần nào có thể gọi là tổng kết mấy chục năm nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề này, những suy ngẫm vừa dựa trên một khối lượng kiến thức lịch sử triết học đồ sộ ...
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • Những đỉnh cao chỉ huy

    22/09/2006Trần Đình Thiên"Những đỉnh cao chỉ huy" cũng được coi như một công trình. Nó cũng bàn về vấn đề "Nhà nước thị trường". Như hàng ngàn cuốn sách khác, nó bàn về một trong những vấn đề lớn nhất, phức tạp nhất, gây nhiều "phiền hà" nhất do đó, cũng là thú vị nhất của lịch sử phát triển nhân loại...
  • Trái đất, tổ quốc chung - tuyên ngôn cho thiên niên kỷ mới

    29/08/2006Chu Tiến Ánh (dịch)Trái đất chính là một hệ thống tự tổ chức, "một khối tổng thể sinh học 1 nhân học phức hợp, trong đó sự sống nảy sinh từ lịch sử của trái đất và nhân loại nảy sinh từ sự sống của trái đất. Mối quan hệ giữa nhân loại với tự nhiên không thể bị hình dung theo cách quy giản hay tháo rời. Nhân loại là mộtthực thể mang tính chất hành tinh và sinh quyển. Con người vừa là tự nhiên, vừa là siêu nhiên, bởi lẽ mặc dầu bắt rễ trong tự nhiên vật lý và sống động, nhưng lại trỗi lên khỏi cái tự nhiên ấy và tự phân biệt với tự nhiên ấy bằng văn hóa, tư tưởng, và lương tâm, ý thức"...
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • xem toàn bộ