Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp
Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống.
Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi được xem là một người "hoàn hảo" (perfect) về lý luận và thực tiễn. Ông khởi nghiệp tại Công ty Trung tâm thương mại thế giới của hãng IBM với chức danh Kỹ sư hệ thống cao cấp nhiều năm làm Giám đốc Trung tâm Busch và Phó giáo sư môn Khoa học hệ thống tại Trường Wharton, Đại học Pennsylvania; hiện là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Viện quản lý tương tác lnteract tại Hoa Kỳ.
Tác giả cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt.
Lời giới thiệu
Tôi rất hân hạnh được giới thiệu với quý vị độc giá cuốn sách này. Việc xuất bản cuốn sách trong thời điểm hiện nay là rất hợp thời, hy vọng có thể cung cấp cho các nhà tố chức và quản lý cho giới kinh doanh, và cho đông đảo độc giả nói chung, những kiến thức cần thiết và mới mẻ về tiếp cận một phong cách tư duy mới có tên gọi là “tư duy hệ thống”, nhằm có thêm nhiều ý tưởng mới cho “đổi mới tư duy” để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta trong giai đoạn chuyển biến hiện nay.
Thế kỷ XX, đặc biệt là những thập niên cuối thế kỷ cùng với nhũng biến đối to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại, là thời kỳ của những cuộc biến đối cách mạng trong khoa học, thời kỳ của nhiều thay đổi và sáng tạo liên tiếp các khuôn mẫu tư duy trong các lĩnh vực hoạt đông tổ chức, quản lý và kinh doanh. Việc ứng dụng khoa học vào quản lý sản xuất công nghệ và kinh doanh có thể được xem là bắt đầu tù cuối thế kỷ XIX với nhà cải cách F. W Taylor. Sau đó, vào đầu thế kỷ XX, một số phương pháp khoa học khác, như các phương pháp phân tích số liệu thống kê và vận trù học, quy hoạch tuyến tính, tiếp tục được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong tố chức sản xuất, lập kế hoạch phát triển kinh tế, ... Sau chiến tranh thế mới lần thứ hai, liên tiếp có nhiều phát minh mới về khoa học và công nghệ có tác động to lớn thúc đẩy các xu hướng ứng dụng kể trên, như: máy tính điện tử, điều khiển học, khoa học thông tin và khoa học hệ thống.
Các phát minh đó vừa cung cấp cơ sở kiến thức khoa học đem xây dựng mô hình cho các bài toán thực tế, vừa tạo ra các công cụ kỹ thuật xử lý thông tin ngay càng mạnh để giúp con người giải các bài toán thực tế đó. Nói cách khác, việc ứng dụng các thành tựu và phát minh khoa học từ giữa thế kỷ XX để hình thành nên một khung mẫu tư duy khoa học để hướng dẫn con người trong tư duy và hành động trước việc nhận thức về đôi tượng và tìm kiếm lời giải cho các bài toán về tổ chức quản lý và kinh doanh. Đối tượng là các hệ thống kinh tế, bao gồm nhiều thành phần và các mối tuơng tác giữa chúng với nhau cũng như các tương tác với môi trường, các bài toán quan trọng và chủ yếu nhất trong quản lý và kinh doanh là các bài toán ra quyết định; một khung mẫu tư duy khoa học về quản lý và kinh doanh phải bao gồm một cách hiểu khoa học về đối tượng và các mối tương tác của nó cùng với cách hình dung về việc thiết kế lời giải cho các bài toán quyết định mà công việc quản lý kinh doanh đòi hỏi.
Các mô hình mà khoa học đề xuất cho việc nghiên cứu các đối tượng kinh tế trong hơn nửa thế kỷ qua đã liên tục có những thay đối, do đó mà không mẫu trí tuệ khoa học về quản lý và kinh doanh cũng có những chuyển dịch tương ứng. Nếu ở hệ thứ nhất, khung mẫu đó dựa trên mô hình cơ giới của hệ thống, xem các quan hệ tương tác trong hệ thống là các quan hệ cơ giới, biểu diễn được bằng các phương trình toán học, và do đó các bài toán quản lý thường tìm được lời giải dưới dạng toán học một cách tiện lợi, thì ở thế hệ thứ hai, các mô hình hệ thông là mô hình dạng điều khiển học hay dạng sinh học, hệ thống là mở, có chủ đích, có trí tuệ, các tương tác tạo nên các vòng phản hồi, cả phản hồi âm và phản hồi dương, các bộ phận không đơn thuần là những bộ máy thừa hành thụ động mà có một số hành vi độc lập như giữ câu bằng, ổn định, tự tổ chúc, v.v..., các bài toán quản là nhằm mục đích phát triển hoặc tăng trưởng thường không đạt được lời giải
chỉ đơn giản bằng việc giải một số phương trình toán học, mà còn bằng việc xử lý nhiều bài toán thông tin phức tạp và đa dạng hơn. Và chuyển dịch sang thế hệ thứ ba hiện nay, khung mẫu tư duy đó lấy mô hình đối tượng là các hệ thống thích nghi phức tạp, tức là gồm nhiều thành phần, các thành phần được xem là các tác tử có trí tuệ, có chủ đích riêng, tương tác với nhau trong những vòng liên hệ phức tạp, tiến hóa bởi hành động thích nghi và góp phần tạo nên sự tiến hóa chúng bằng năng lực hợp trội (emergence) của hệ thống. Mô hình hệ thống thích nghi phức tạp được xem là thích hợp cho việc nghiên cứu nhiều đối tượng phức tạp trong thực tế, từ trong thế giới vi mô của các hạt cơ bản “dưới nguyên tử” đến các hệ thống vũ trụ trong thế giới vĩ mô là các hệ sinh thái của các loài sinh vật cho đến các hệ kinh tế trong thị trường toàn cầu hóa hiện nay.
Cuốn sách "TƯ DUY HỆ THỐNG: quản lý hỗn độn và phức hợp, Một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh" được giới thiệu ở đây chủ yếu đề cập đến một khung mẫu tự duy đối với các hoạt động quản lý và kinh doanh trong bước chuyển dịch sang thế hệ thứ ba mà ta nói ở trên.
Khung mẫu tư duy đó được gọi ngắn gọn là tư duy hệ thống, nội dung lý luận của nó được tác giả trình bày trong nửa đầu cuốn sách, còn nửa sau cuốn sách giới thiệu việc ứng dụng tư duy hê thống đó vào việc xác định bài toán và thiết kế các giải pháp cho một số dự án cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội mà chính tác giả đã trực tiếp tham gia.
Trong nửa đầu cuốn sách, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản của tư duy hệ thống, bao gồm: triết lý về hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống. Trong phần Triết lý về hệ thống, tác giả điểm qua tiến trình úng dụng quan điểm hệ thống và khoa học hệ thống trong các vấn đề quản lý và kinh doanh, các bước chuyển dịch khung mẫu tư duy hệ thống từ thế hệ thứ nhất đến thế hệ thứ ba, được đặc trưng bởi các giai đoạn của các cách nhìn cơ giới, cách nhìn sinh học và cách nhìn văn hóa - xã hội, nhìn nhận hệ thống tương ứng như các hệ máy móc (không trí tuệ), các hệ đơn trí tuệ và các hệ đa trí tuệ.
Tương ứng với các chuyển dịch cách nhìn đó, nhận thức về luật chơi và xác định bài toán quản lý cũng có những chuyển dịch, từ chỗ tập trung vào việc tìm các phương án tối ưu, tiên đoán tương lai để điều khiển hành vi của hệ thống, đến chỗ chấp nhận luật chơi của hệ thống là cạnh tranh giữa các tác từ có năng lực cạnh tranh và thích nghi, hệ thống có thể rơi vào những tình thế hỗn độn và do vậy, quản lý chủ yếu là dàn xếp các mối tương tác, sáng tạo và lựa chọn các giải pháp thích nghi để tiếp tục tồn tại và phát triển, chứ không phải là lập trung vào việc tiên đoán một tương lai chắc chắn hoặc lựa chọn một mục tiêu tốt đẹp nhất và hướng tới đó.
Khung mẫu tư du này mới được hình thành và phát triển từ vài chục năm gần đây, cơ sở khoa học cho nhũng nguyên lý của nó chưa phải đã được chuẩn bị đầy đủ, vì vậy, các lý thuyết về các hệ thống và phương pháp luận hệ thống mà tác giả trình bàu tiếp theo, là có cố gắng phản ánh nhũng thành tựu và tiến bộ mới nhất của lĩnh vực nghiên cứu này nhưng vẫn mang đậm phần nhận thúc và cống hiến đặc thù của tác giả.
Trong phần lý thuyết về các hệ thống, tác giả đã giới thiện năm nguyên lý nói về năm đặc tính cơ bản của các hệ thống phức tạp là: tính mở, tính có chủ đích, tính đa nhiều, tính hợp trội, và tính phản trực cảm. Cả năm đặc tính đó đều rất quan trọng, nhưng đáng chú ý nhất là tính hợp trội của các hệ thống phức tạp, đặc tính này đã được biết đến từ lâu dưới mệnh đề quen thuộc “một hệ thống là lớn hơn tổng gộp của các thành phần tạo nên nó”; hợp trội thông qua các tương tác đa dạng của cạnh tranh, hiệp tác và thích nghi đang được nhiều nhà khoa học hệ thống nghiên cứu như là một cơ chế chủ chốt của các quá trình tiến hóa và phál triển trong hầu hết các lĩnh vục của tự nhiên, vật chất, sự sống, trí tuệ, kinh tế và xã hội.
Để tập trung vào các hệ thống kinh tế - xã hội, tác giả cho rằng các yếu tố cùng góp phần tạo dụng tương lai cần được tìm trong sự tương tác của năm thứ nguyên sau đây: Sản sinh và phân phối phúc lợi, sản sinh và truyền bá chân lý, sáng tạo và phố biến vẻ đẹp, hình thành và thể chế hóa các giá trị để điều chỉnh quan hệ người – người, và tính chính đáng và trách nhiệm của quyền lực. Năm thứ nguyên đó tương ứng với năm lĩnh vực chính của xã hội: kinh tế, khoa học, mỹ học, đạo đức và chính trị. Tác giả cho rằng khi xem xét sự phát triển của một hệ thống kinh tế - xã hội, cũng như khi thiết kế mặt tiến trình kinh doanh, cần phải quan tâm đến cả năm thứ nguyên đó, không coi nhẹ cái nào. Đó cũng là lý do của tên gọi mô hình văn hóa - xã hội mà tác giả sử dụng cho các mô hình của hệ thống trong khung mẫu tư duy về quản lý và kinh doanh hiện nay.
Tác giả đã dùng một tiêu đề khá lạ lùng cho phần Phương pháp luận hệ thống: Lôgic của sự điên rồ! Sau khi đã trình bày những ý tưởng triết lý và lý thuyết về hệ thống, phần này giới thiệu những điều cơ bản về phương pháp tư duy khi nghiên cứu hệ thông và thiết kế các giải pháp đối với các hệ thống quản lý và kinh doanh hiện đại. Logíc của các phương pháp mới này là “điên rồ” vì nhiều khi nó xa lạ với cái logic quen thuộc của các phương pháp duy lý truyền thống. Nếu phuơng pháp nghiên cứu theo khung mẫu tư duy thuộc thế hệ thứ nhất thường gắn liền việc xác định bài toán với việc thiết kế lời giải, thì theo khung mẫu mới của tư duy hệ thống, phương pháp nghiên cứu đòi hỏi tách hai việc đó với nhau, khi xác định mô hình của bài toán, tức mô hình hệ thống, theo cách nhìn toàn thể, cần tập trung phát hiện được đầy đủ các tương tác, các chủ đích của từng bộ phận,... , chưa thể xác định được hành vi của các bộ phận cũng như của hệ thống để mà thiết kế các giải pháp, vả chăng khó mà có ngay từ đầu một giải pháp toàn thể, giải pháp chỉ có thể được hình thành một cách tức thời tùy theo diễn biến thực tế của hệ thống qua sự vận động của các năng lực đổi mới, sáng tạo và thích nghi. Trong việc nghiên cứu hệ thống, không chỉ vận dụng các mô hình quen thuộc, các phương trình toán học, các tri thức định lượng, mà cần khai thác đầy đủ các mặt thông tin, tri tức và sự thấu hiểu (understanding) đối với đối tượng, bằng các lý luận duy lý và cả bằng trực giác và cảm thụ, trong thiết kế giải pháp không nên tuyệt đối hóa các lập luận logic hình thức và các phương pháp định lượng, cần nhớ rằng "thế giới này không phải được vận hành bởi nhũng người đúng, mà bới những người có khả năng thuyết phục người khác rằng mình đúng” một tình thế xung đột không nhất thiết chỉ được giải quyết bởi một giải pháp “ai thắng ai”, mà có thể tìm các giải pháp khác kiểu thắng/thắng, nghĩa là mọi bên đều thắng. Độc giả có thể tán thành hoặc phản bác nhiều ý tưởng đề xuất của tác giả, nhưng tôi hy vọng là nhiều ý tưởng khá đa dạng và phong phú trong cuốn sách sẽ gợi được cho chúng ta niềm cảm hứng dẫn đến nhiều suy tư mới mẻ và bổ ích.
Khác với nhiều cuốn sách nhận môn về Khoa học hệ thông, trong cuốn sách này tác giả đã dành hẳn một nửa sau cho phần Thực hành hệ thống để trình bài những úng dụng cụ thề các phần lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án mà bản thân tác giá đã tham gia và có một vai trò tư vấn chủ chối. Đó là các dự án về: phát tiển dân tộc Oneida, hệ thống chăm sóc sức khỏe Butterworth, công ty Marriott, hệ thống kinh doanh năng lượng Commonwealth, và công ty Carrier Corporation. Việc lựa chọn các dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã giới thiệu với chúng ta một khối lượng nội dung và các kinh nghiệm phong phú và rất đa dạng trong việc thực hành nhũng nguyên lý, lý thuyết và phương pháp luận của cùng một khung mẫy tư duy hệ thống trong thực tiễn vô cùng sinh động của cuộc sống thực tế. Từ hiểu biết lý luận cơ bản đến nhận thức thực tiễn là một quá trình sáng tạo vô cùng sinh động, với tư duy hệ thống ta hiểu rằng cứ mỗi bước đi vào thực tiễn là một bước đi vào vùng đất mới chưa có sẵn bản đồ, người thám hiểm phải tự vạch đường mà đi, hành trang chỉ là đôi mắt mới của một khung mẫu tư duy mới. Tôi tin rằng đọc kỹ phần thực hành hệ thống này chúng ta sẽ được rèn luyện sáng hơn đôi mắt mới của tư duy hệ thống để thêm vững vàng đi vào miền hỗn độn, phức tạp của rất nhiều những vấn đề thực tế mà chúng ta sẽ gặp phải.
Đây là một cuốn sách mà tôi nghĩ rằng rất khó dịch, vì thuộc một lĩnh vực tri thức mới, chưa có nhiều thuật ngữ tiếng Việt tương đương và chưa quen thuộc nhiều với bạn đọc Việt Nam. Dịch giả Chu Tiến Ánh đã có nhiều cố gắng to lớn để có thể giới thiệu sớm cuốn sách với độc giả nước ta qua bản dịch rất công phu của mình. Chắc là bản dịch không tránh khỏi khiếm khuyết, mong được quý vị độc giả góp ý kiến để lần xuất bản sau, và cả những bản dịch sau về chủ đề này, được hoàn thiện hơn.
Phan Đình Diệu (GS. TS. Đại học quốc gia Hà Nội)
Tựa
Đây là một cuốn sách phi truyền thống dành cho độc giả phi truyền thống. Dụng ý cuốn sách là viết cho những nhà chuyên môn mong muốn bổ sung vào tri thức nghề nghiệp những điều giúp mình nắm vững vấn đề trong cuộc sống sao cho bản thân hòa hợp với bối cảnh. Nó trò chuyện với những nhà tư tưởng và thực hành đã quán triệt rằng học tập để làm người (learning to be) cũng là bộ phận của cuộc đời nghề nghiệp thành đạt nhất thiết phải lĩnh hội được như học để làm việc (learning to do) mà những gì cứ vẫn đơn điệu một chiều thì sẽ trở thành dễ tiên đoán một cách nhàm chán.
Sách này đề cập một phương thức mới về nhìn nhận, thực hành và tồn tại trong thế giới, một đường hướng tư duy giữa tình thế hỗn độn và phức hợp. Nó chẳng phải là loại sách hướng dẫn, làm thế nào hoặc một thứ phương án lựa chọn để tìm ra cách đã sẵn có. Nó không phải là thứ sách trình bày một chủ đề chán ngán là cung cấp phiên bản tối tân về những đặc điểm chung của những ngườí đã thành đạt.
Cuốn sách này cũng không tuân thủ "quy tắc vàng” của những ấn phẩm bán chạy nhất. Tôi được biết về kinh nghiệm phải xử lý quá nhiều ý tưởng trong chỉ một cuốn sách tức là khiến cho đa số độc giả kém thoải mái, song khi đề xuất lựa chọn giữa đoạn tuyệt với thông điệp hay đoạn tuyệt chuẩn mực lại chính là con đường cần phải tiến bước. Ví thử sẽ chỉ có một số rất nhỏ làm được thôi thì cũng đành thế. Những ý tưởng giới thiệu trong sách này đã rất nhiều song đều hội tụ và cấu thành một khối tổng thể đẹp đẽ sâu sắc hơn rất nhiều so với bất cứ quan niệm nào tách biệt riêng lẻ. Do vậy, vẻ đẹp đích thực nằm trong sự thể nghiệm khối tổng thể trong đó mọi quan niệm được nhìn nhận như đã hỗn dung vào cái duy nhất.
Tuy nhiên, sách này vẫn muốn trò chuyện với bất cứ người nào mà niềm vui tư duy là sống động là phấn khích, mà nhiệt tình còn chưa cạn kiệt, thích thú những quan niệm gây kích thích dù chưa quen thuộc để tiêu khiển.
Nói thật ngắn gọn, cuốn sách bàn về các hệ thống. Mệnh lệnh của thực trạng tùy thuộc qua lại, tính tất yếu phải thu hẹp những tình huống phức tạp vô cùng vô tận, cũng như sự cần thiết phải đề xuất được những hướng tinh giản có thể quản lý được tất cả đòi hỏi phải có một phương phát luận hệ thống khả thi cùng với một bộ khung quy chiếu mang tính toàn thể (holistic) khả dĩ cho phép ta hội tụ vào những đối sách nổi trội và né trách được việc liên miên tìm kiếm thêm nhiều chi tiết hơn nữa để rồi chìm đắm trong khối thông tin vô dụng quá bộn bề.
Trái hẳn với ý nghĩ đã trở thành phổ biến khá rộng rãi, phép tiếp cận đa bộ môn như được nhận biết đông đảo chẳng phải là phép tiếp cận hệ thống. Khả năng tổng hợp nhiều thành tựu riêng rẽ để tạo thành một khối tổng thê gắn bó chặt chẽ là cấp tiến hơn nhiều so với khả năng thu gộp thông tin từ các nhãn quan khác nhau. Với định hướng thực tiễn nhưng vẫn có tính chất lý luận sâu, cuốn sách này chủ định vượt xa khỏi việc tuyên ngôn giản đơn về nguyện vọng tu duy hệ thống. Vận dụng một lược đồ công phu mệnh danh là "thiết kế lặp lại”, nó chủ trương đối ứng với các thách đố của sự tùy thuộc qua lại, lẫn lộn và chọn lựa.
Phép thiết kế lặp lại thừa nhận hiển nhiên rằng việc lựa chọn chính là trung tâm của sự phát triển của loài người. Phát triển là năng lực lựa chọn, thiết kế là phương tiện, là cỗ xe để đẩy nhanh việc lựa chọn và tư duy toàn thể. Tại sách này, các nhà thiết kế nỗ lực để lựa chọn chứ không tiên tri về tương lai. Họ nỗ lực hiểu thấu các chiều cạnh lý trí, cảm xúc và văn hóa của sự lựa chọn và tạo ra một dự án thiết kế đủ sức thoả mãn hàng loạt chức năng. Họ học tập để làm thế nào vận dụng điều họ đã biết, thâu thái những điều chưa biết và làm thế nào học được điều họ cần phải biết.
Sách này chia là 4 phần. Phần I xác định nơi nào tư duy hệ thống phù hợp với lược đồ tổng thể của các vấn đề. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan, một bức tranh toàn cảnh của những truyền thống lý luận chủ yếu về quản lý và tư duy hệ thống cùng với các mối tương quan giữa chúng.
Phần II và III là nội dung chủ chốt của sách. Phần II thảo luận 5 nguyên tắc hệ thống với tính cách là các nền tảng xây dựng của mô hình trí tuệ được vận dụng để sản sinh ra các giả thuyết ban đầu về hệ thống. Nó cũng xác định đầy đủ cả một tập hợp biến lượng mà gộp lại sẽ miêu thuật được một tổ chức trong tổng thể của tổ chức ấy. Phần III trình bày rộng rãi việc phát triển phép thiết kế lặp lại kèm theo những đời hỏi thực tế khi xác định được các vấn đề và thiết kế các giải pháp.
Phần IV tường thuật 5 trường hợp thực tế về thiết kế dạng kiến trúc kinh doanh. Dân tộc Oneida, các hãng Butterworth Health Systems, Marriott Corporation, Commonwealth Energy Systems và Carrier Corporation có thể là đại diện tiêu biểu cho một nhóm đa dạng các tổ chức xã hội thách đố. Tôi mệnh danh các tổ chức này là “gan dạ hiếm có", bởi lẽ họ đã sẵn lòng thực nghiệm nhiều giải pháp chưa thông dụng mà không hề lo ngại về chuyện ai đã thi hành đầu tiên. Tôi xin bày tỏ lòng cảm tạ các tổ chức này về sự tin tưởng cũng như cho phép tôi được tóm tắt các dự án thiết kế tại đó với những người khác.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Lưới trời ai dệt
17/08/2005Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc
17/08/2005Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới
22/07/2005