Đợt sóng Thứ ba

05:56 CH @ Thứ Hai - 25 Tháng Hai, 2008

Lời giới thiệu
GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )

Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler.

Ngay sau lần xuất bản đầu tiên, nó đã được tái bản 5 lần trong năm 1980, 7 lần năm 1981. Được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Ngoài bản tiếng Anh, nó đã được dịch ra những thứ tiếng như Pháp, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan, Hêbrơ, Bồ Đào Nha, Xecbi-crôatia (Nam Tư), Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc và đã được đọc ở 50 nước.

Alvin Toffler là giáo sư Trường Đại học Cornell, một nhà bác học trong tổ chức mang tên Russell và trong 5 năm ông đã là công nhân. Ông có 5 bằng Tiến sĩ về khoa học văn học và luật học.

Cuốn sách "Cú sốc tương lai" (Future Shock) đã xuất bản của ông được giải thưởng cuốn sách nước ngoài hay nhất của Pháp.

Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm đầy đặn, phong phú về các sự kiện và các ý tưởng này, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm.


Từ đợt sóng thứ nhất đến đợt sóng thứ ba

Đợt sóng thứ ba - Văn minh hậu công nghiệp

Mục lục


Bộ mặt thế giới ngày nay thực là cực kỳ phức tạp. Bên cạnh những thành tựu kỳ diệu, những bước tiến phi thường của trí tuệ loài người về các mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thì các mặt khác lại không như thế. Năng lượng toàn cầu đang đi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Môi trường sinh thái bị phá hủy nặng nề và vẫn đang còn tiếp tục bị hủy hoại, khoảng cách giàu nghèo giữa các nước vẫn còn xa vời. Nền kinh tế trên thế giới có những thời kỳ trôi giạt cao độ. Nói về cuộc khủng hoảng này, A. Toffler viết:

"Không giống như tất cả các cuộc cách mạng trước trong thời đại công nghiệp, bây giờ nó dính líu chẳng những với tiền tệ mà còn với toàn bộ cơ sở năng lượng của xã hội. Không giống như những cuộc khủng hoảng của quá khứ, nó đem đến cùng một lúc cả lạm phát và cả tình trạng không có công ăn việc làm chứ không phải kế tiếp nhau. Không giống các cuộc khủng hoảng trước, nó gắn liền với các vấn đề sinh thái căn bản, với các loại công nghệ hoàn toàn mới và với một trình độ ứng dụng mới các truyền thông vào hệ thống sản xuất. Cuối cùng, nó không phải là cuộc khủng hoảng của riêng chủ nghĩa tư bản... Nói tóm lại, nó là cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp với tư cách là một chỉnh thể" .

Nhưng không phải chỉ về mặt kinh tế. Về các mặt khác, những biến cố, những khuynh hướng, những sự phát triển cũng không kém phần dữ dội và độc đáo. Bên cạnh sự phát triển của vô tuyến truyền hình là sự phát triển của các tín ngưỡng. Các hệ thống giá trị tan vỡ và sụp đổ. Gia đình hạt nhân tan vỡ ở nhiều nơi. Các phong trào ly khai xuất hiện. Các chế độ chính trị hoặc là sụp đổ hoặc là đang khủng hoảng nghiêm trọng, chứ không còn tính chất ổn định như trước kia.

A. Toffler nói rằng: "Nhìn những sự thay đổi dữ dội này, chúng ta có thể coi chúng như những bằng chứng cô lập về sự không ổn định, sự sụp đổ và tai họa. Nhưng nếu chúng ta đứng lùi lại để có cái nhìn dài hơn thì... phải nói rằng nhiều sự thay đổi ngày nay không phải độc lập với nhau. Chúng cũng không phải ngẫu nhiên... các biến cố đó và các khuynh hướng đó cùng với nhiều biến cố và khuynh hướng khác tưởng như tách rời nhau lại liên hệ mật thiết với nhau”.

Theo A.Tollfer: "Trên thực tế, những biến cố và những khuynh hướng ấy là một bộ phận của một hiện tượng rộng lớn hơn nhiều, đó là: cái chết của chủ nghĩa công nghiệp và sự sự ra đời của một nền văn minh mới". Nền văn minh mới đó, ông gọi nó là Đợt sóng Thứ ba.

Toffler cho rằng trong lịch sử nhân loại có ba nền văn minh kế tiếp nhau: nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh công nghiệp và nền văn minh hậu công nghiệp. ông dùng ẩn dụ đợt sóng để chỉ các nền văn minh đó, và sự va chạm của các đợt sóng để nói lên sự cùng tồn tại của những đợt sóng, sự thách thức của đợt sóng mới và sự tác động lẫn nhau của các đợt sóng, sự thay thế của đợt sóng mới đối với các đợt sóng cũ.

Cho tới nay, loài người đã trải qua hai đợt sóng thay đổi lớn. Đợt sóng Thứ nhất: sự ra đời của nông nghiệp và cùng với nó, nền văn minh nông nghiệp. Đó là bước ngoặt thứ nhất trong sự phát triển ,xã hội của loài người. Đợt sóng Thứ hai, sự ra đời của công nghiệp hóa, cùng với nó, nền văn minh công nghiệp.

Song trong những thập kỷ vừa qua, một bước ngoặt mới của lịch sử đã xảy ra. Trong thập kỷ bắt đầu từ năm 1955, ở Mỹ, người ta thấy số công nhân cổ trắng và các công nhân dịch vụ vượt quá số công nhân cổ xanh lần đầu tiên trong lịch sử. Đồng thời, cũng trong thập kỷ đó, người ta còn được chứng kiến sự du nhập rộng rãi máy tính, các máy bay dân dụng có động cơ phản lực cũng như nhiều đổi mới khác có tác dụng to lớn. Theo A.Toffler, chính trong thập kỷ đó, Đợt sóng Thứ ba xuất hiện, nền văn minh hậu công nghiệp. Nó bắt đầu tập trung sức mạnh ở Mỹ, rồi sau đó lan dần vào nhiều quốc gia công nghiệp khác, bao gồm Anh, Pháp, Thụy Điển, Đức, Liên Xô (trước đây) và Nhật Bản.

Ngày nay, tất cả các quốc gia công nghệ cao đang bị rung chuyển vì đợt sóng thứ ba xung đột với các nền kinh tế và các thể chế đã lỗi thời của đợt sóng thứ hai.

Những đợt sóng không tách biệt nhau, trên thực tế, chúng xen kẽ, lồng vào nhau. Ngay khi quá trình này tiếp diễn, thì một quá trình khác, quan trọng hơn, cũng đã bắt đầu. Khi nền văn minh công nghiệp thay thế nền văn minh nông nghiệp thì không phải vì thế, nền văn minh nông nghiệp đã hoàn toàn biến mất. Nó vẫn tồn tại, nhưng ngày càng bị nền văn minh công nghiệp dồn nén, hạn chế, làm cho nó mất dần vai trò và tác dụng. Hay là khi chủ nghĩa công nghiệp đã lên tới đỉnh cao trong những thập kỷ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thì Đợt sóng Thứ ba, ít được biết đến, cũng đã bắt đầu xuất hiện trên trái đất, làm biến đổi mọi cái nó đụng phải. Vì thế nhiều nước đang cảm thấy sự tác động đồng thời của hai, thậm chí của ba đợt sóng khác hẳn nhau.

Khi một đợt sóng thay đổi chiếm ưu thế trong một xã hội, thì mô hình phát triển tương lai vẫn tương đối dễ nhận thấy. Như ở Châu Âu, thế kỷ XIX, nhiều nhà tư tưởng, các nhà lãnh đạo kinh doanh, các chính khách dễ có một hình ảnh rõ ràng về tương lai và hình ảnh đó về căn bản là đúng. Trái lại, khi một xã hội chịu sự tác động của hai hoặc ba đợt sóng khổng lồ mà không có đợt sóng nào thống trị rõ ràng, thì hình ảnh về tương lai thật là không rõ ràng. Sẽ thật là khó nhận thức được ý nghĩa của những sự thay đổi và những xung đột đang xuất hiện. "Sự xung đột của các mặt sóng tạo ra một đại dương gầm thét, đầy những luồng nước xô đẩy nhau, những cơn lốc, những dòng xoáy, che dấu những dòng chảy lịch sử sâu hơn, quan trọng hơn” (tr.23).

Trong tình trạng đó, thường xuất hiện những quan niệm bi quan, yếm thế. Trên thực tế, vẫn có một trật tự khác biệt ẩn giấu, chỉ nhận thức được khi chúng ta phân biệt được những sự thay đổi mà đợt sóng thứ ba mang lại với những sự thay đổi gắn liền với đợt sóng thứ hai đang giảm dần. Những biến cố phức tạp và hỗn loạn đó của thế giới ngày nay chỉ nói lên rằng đợt sóng thứ ba đã xuất hiện và sự va chạm của nó với đợt sóng thứ hai là sự mở đầu của quá trình nó đang dâng lên, thay thế đợt sóng thứ hai.

A.Tollfer coi sự thay thế nền văn minh công nghiệp bằng nền văn minh họa công nghiệp là có một tính chất cách mạng không thể nghi ngờ. Ông viết:

"Những sự thay đổi đang gây nên những sự xáo trộn mà ngày nay chúng ta đang trải qua, đều không phải là hỗn loạn, cũng không có tính chất ngẫu nhiên, mà thực ra, chúng đang tạo ra một mô hình rõ nét, được nhận biết rõ ràng. Ngoài ra... những sự thay đổi ấy được tích lũy lại… chúng kết hợp với một sự chuyển hóa khổng lồ trong cách ta sống, lao động, chơi đùa và suy nghĩ… có thể có một tương lai lành mạnh và đáng mong muốn. Nói tóm lại… cái đang xảy ra hiện nay chẳng phải cái gì khác hơn là một cuộc cách mạng toàn cầu, một bước nhảy vọt trong lịch sử” (tr. 18, 19).


Từ đợt sóng thứ nhất đến đợt sóng thứ ba

Đợt sóng thứ ba - Văn minh hậu công nghiệp

Mục lục


Từ đợt sóng thứ nhất đến đợt sóng thứ ba

Trước khi Đợt sóng Thứ nhất xuất hiện, con người trên hành tinh chúng ta hầu hết sống thành những nhóm nhỏ, thường di chuyển, và sinh sống bằng tranh cướp, đánh cá, săn bắt, hái lượm, hay chăn nuôi. Khoảng một vạn năm trước đây (năm 8.000 TCN), cuộc cách mạng nông nghiệp bắt đầu, nó lan dần, chậm chạp trên khắp hành tinh.

Nền văn minh thứ nhất, nền văn minh nông nghiệp hình thành ở những nơi nào mà mọi người đều làm ruộng.

Đặc điểm chung, sự giống nhau của các nước, các dân tộc nằm trong phạm trù nền văn minh này là:
- Ruộng đất là cơ sở của kinh tế, văn hóa, cấu trúc gia đình và chính trị.

Con người rời bỏ dần lối sống du canh du cư, sự định cư trở thành phổ biến. Cuộc sống được tổ chức trong phạm vi một làng, một thôn xóm.
- Sự phân công lao động đơn giản chiếm ưu thế.
- Cơ cấu giai cấp xã hội gồm có: một tầng lớp quí tộc, một lớp tu hành, các chiến binh, những người bị nô dịch, nô lệ hay nông nô.
- Quyền lực trong các xã hội đó là quyền lực hết sức chuyên chế.
- Thành phần xuất thân quyết định địa vị, vai trò trong cuộc sống.
- Trong tất cả các dân tộc đó, nền kinh tế đều phân tán, mỗi cộng đồng sản xuất ra hầu hết những thứ cần thiết của nó.

Khi đợt sóng thứ hai đi xuyên qua các xã hội khác nhau, nó gây nên một cuộc chiến tranh kéo dài, đẫm máu, giữa những người bảo vệ quá khứ nông nghiệp và những người bảo vệ tương lai công nghiệp. Các lực lượng của đợt sóng thứ nhất và đợt sóng thứ hai đụng độ nhau bằng cách gạt sang một bên, thường là hủy diệt các dân tộc gọi là "nguyên thủy” trên con đường đi của nó.

Một trong những điều kiện quan trọng của nền văn minh là năng lượng.

Trong các xã hội thuộc đợt sóng thứ nhất, năng lượng của họ lấy từ cái mà Toffler dùng một thuật ngữ hình ảnh là "những bộ máy ắc-quy sống”, tức là sức mạnh cơ bắp của con người và của súc vật, hoặc là từ Mặt trời, gió và nước. Rừng thì bị đốn làm củi để đun bếp và sưởi. Một số công cụ đơn giản đã được phát minh như: các cối xay gió, các bánh xe nước, sử dụng công suất của nước thủy triều, của sông suối. Người ta trang bị công cụ cày bừa và các phương tiện vận chuyển cho trâu, bò, ngựa... cho đến cách mạng Pháp, người ta đã tính được là Châu Âu đã lấy năng lượng từ 14 triệu con ngựa và 24 triệu con bò. Nhưng nguồn năng lượng đó là những nguồn năng lượng có thể đổi mới được. Chẳng hạn thiên nhiên có thể làm sống lại các khu rừng người ta đã đón. Còn gió và sức nước thì không bao giờ hết.

Nhưng trong một xã hội của đợt sóng thứ hai, thì năng lượng đã được lấy từ than, hơi và dầu, từ những nhiên liệu hóa thạch không thể thay thế được. Tức là nền văn minh đợt sóng thứ hai ăn tươi nuốt sống vốn liếng của thiên nhiên chứ không phải là sống nhờ những lợi ích của thiên nhiên cung cấp nữa. "Từ đó đến nay, ở bất cứ đâu đợt sóng thứ hai đi qua, các quốc gia đều xây dựng các cơ cấu kinh tế và công nghệ chủ chốt trên giả thiết là các nhiên liệu hóa thạch rẻ tiền sẽ là vô tận… ở phương Tây cũng như ở phương Đông, cùng một chuyển biến rõ rệt từ năng lượng phân tán đến năng lượng tập trung, từ năng lượng đổi mới đến năng lượng không thể đổi mới được, từ nhiều nguồn và nhiều nhiên liệu khác nhau đến một số ít nguồn nhiên liệu. Các nhiên liệu hóa thạch tạo thành cơ sở năng lượng của mọi xã hội thuộc đợt sóng thứ hai". (tr. 35)

Trên cơ sở năng lượng đó, đợt sóng thứ hai đã đẩy công nghệ lên một trình độ mới: nó tạo ra những máy điện cơ khí khổng lồ, nó sáng tạo ra những cơ quan cảm giác cho công nghệ, những máy móc có thể nghe, nhìn và sờ mó chính xác, và xa hơn con người nữa. Đặc biệt nó sản xuất ra cái mà tác giả gọi là bộ ruột của công nghiệp: những máy công cụ. Nó lại kết hợp với máy móc hình thành những hệ thống mật thiết, thành chuỗi dây chuyền trong nhà máy.

Trên cơ sở công nghệ này một loạt những ngành công nghiệp đã ra đời: lúc đầu là có các ngành công nghiệp than, dệt và đường sắt, sau đó là công nghiệp thép, công nghiệp ô tô, nhôm, công nghiệp hóa chất, công nghiệp thiết bị. Các đô thị đồ sộ xuất hiện, thành các trung tâm công nghiệp: tức các trung tâm đó, liên tục sản xuất ra những mặt hàng, hàng triệu và hàng triệu sản phẩm giống nhau: sự sản xuất hàng loạt xuất hiện.

Sản xuất hàng loạt lại đưa tới những biến đổi trong công việc phân phối. Trong nền văn minh nông nghiệp sản phẩm chẳng những ít ỏi, lại được đưa đến người tiêu dùng qua các cửa hiệu nhỏ, hoặc là được mang vác trên lưng, hay là trong các xe đẩy của những người hàng xén đến các nơi trong nước. Bây giờ, trong nền văn minh công nghiệp, với sự phát triển của đường sắt, các đường xa lộ, và các sông đào, hàng hóa chẳng những được sản xuất nhiều vì là sản xuất hàng loạt mà còn được đưa nhanh chóng đến những nơi xa xôi nhất của đất nước.
"Sự phân phối theo tập quán đã nhường chỗ cho sự phân phối hàng loạt và sự mua bán hàng loạt đã trở thành nhân tố cũng quen thuộc và then chốt của mọi xã hội công nghiệp chẳng khác gì máy móc. (tr. 37)

Theo tác giả, kỹ quyển của xã hội công nghiệp đã thay thế cho kỹ quyển của xã hội nông nghiệp.

Cùng với sự thay đổi của kỹ quyển, xã quyển của xã hội công nghiệp cũng xuất hiện thay thế cho xã quyển của xã hội nông nghiệp. Cụ thể là:
- Gia đình mở rộng, điển hình cho các xã hội nông nghiệp trước kia, được thay thế bằng gia đình hạt nhân. Vì sản xuất kinh doanh chuyển từ ruộng đất sang nhà máy, nên gia đình không cùng làm việc như một đơn vị nữa. Do công nhân đến các nhà máy làm việc, chức năng then chốt của gia đình bị chia nhỏ thành những thể chế mới, chuyên môn hóa. Sự giáo dục trẻ em được chuyển sang nhà máy. Sự chăm sóc những người già được tiến hành trong các căn nhà nghèo nàn, trong các gia đình có người già hoặc là trong các nhà an dưỡng. Xã hội mới lại rất cần đến tính cơ động, nó cần đến các công nhân di động theo các công việc từ nơi này đến nơi khác. Cho nên, gia đình hạt nhân trở thành mô hình tiêu chuẩn được xã hội hiện đại công nhận.
- Công việc giáo dục, cũng biến đổi nhằm chuẩn bị cho trẻ em về cuộc sống của nhà máy: Trẻ em được đi học từ một độ tuổi càng nhỏ hơn, thời gian học lại dài hơn. Trẻ em được đào tạo thành một đội ngũ phù hợp với yêu cầu của công nghiệp và sản xuất dây chuyền.
- Một thể chế thứ ba, tiêu biểu cho xã quyển của xã hội công nghiệp: đó là sự hình thành của những Công ty trách nhiệm hữu hạn.

"Sự ra đời của sản xuất hàng loạt đã làm thay đổi tất cả tình hình này. Các công nghệ của đợt sóng thứ hai đòi hỏi những tư bản lớn kết hợp với nhau - hơn là một cá nhân đơn độc hay là một nhóm nhỏ các nhà tư bản có thể cung cấp. Sự đổi mới ấy đã mở cửa cho làn sóng đầu tư. Không những thế, các Công ty còn… là những "con người bất tử”, nghĩa là nó có thể sống lâu hơn những người đầu tư lúc ban đầu của nó. Điều đó còn có nghĩa là nó có thể đưa ra những kế hoạch rất lâu dài và thực hiện những dự án lớn hơn trước rất nhiều.

Xung quanh ba thể chế đó của xã hội công nghiệp, xuất hiện cả một loạt những tổ chức khác: cán bộ của Chính phủ, các câu lạc bộ, các nhà thờ, các phòng thương mại, các công đoàn, các tổ chức nghề nghiệp hàng trăm các tổ chức khác, tạo ra một sinh thái học tổ chức phức tạp, ăn khớp với nhu cầu và phong cách của kỹ quyển công nghiệp.

Song một nền văn minh không phải chỉ có một kỹ quyển và một xã quyển. Nó đòi hỏi phải có một thông tin quyển để sản xuất và phân phối thông tin, và đòi hỏi sự thay đổi do đợt sóng thứ ba đem lại cũng làm cho nó có những điều mới mẻ, đáng chú ý.

Trong nền văn minh của Đợt sóng Thứ nhất, thông tin cần cho sản xuất kinh tế tương đối đơn giản, và tất cả các đường đưa tin đều dành cho những người giàu có và những người có quyền thế. Đợt sóng Thứ hai đã đập tan sự độc quyền về giao tiếp tin tức. Khối lượng thông tin nhiều lên vô kể, và trên mọi lĩnh vực. Các phương tiện thông tin không còn chỉ đóng khung vào hai thao tác nói trực tiếp và viết. Thông tin ngày nay chẳng những nhiều về khối lượng, đa dạng về nội dung, mà còn được chuyển đến nhiều người cùng một lúc, rẻ tiền và đáng tin cậy. Đồng thời trong các phương tiện thông tin đại chúng, từ báo chí và vô tuyến điện đến điện ảnh và vô tuyến truyền hình người ta cũng lại thấy thể hiện một nguyên tắc căn bản của nhà máy: "Tất cả các phương tiện đó đều in những tin tức như nhau vào trong hàng triệu bộ óc, giống y như nhà máy sản xuất những sản phẩm hệt nhau để sử dụng trong hàng triệu gia đình".

Một điều cần chú ý là khi phân tích về những sự khác nhau giữa hai nền văn minh nông nghiệp và công nghiệp, A.Toffler đã nhấn mạnh đến sự phân đôi của con người thành người sản xuất và người tiêu dùng, đến sự tách rời của sản xuất và tiêu dùng, sản xuất và trao đổi.
Nhưng trong nền kinh tế của đợt sóng thứ hai, tình hình đó đã thay đổi dữ dội. Sự tồn tại của những hàng hoá được sản xuất ra để tiêu dùng cho riêng mình bị xóa bỏ. Trong xã hội, không có ai, thậm chí cả người làm ruộng, còn có thể tự cung tự cấp. Mọi người bị lệ thuộc hoàn toàn vào lượng hàng hóa hoặc dịch vụ của những người khác sản xuất ra. Chủ nghĩa công nghiệp phá vỡ sự thống nhất của sản xuất và tiêu dùng, tách người sản xuất ra khỏi người tiêu dùng. Nền kinh tế hợp nhất của đợt sóng thứ nhất đã biến thành một nền kinh tế bị phân đôi trong Đợt sóng Thứ hai. Các hậu quả của sự phân đôi ấy là rất to lớn, trên nhiều mặt chính trị, văn hóa, đến tinh thần, đến nhân cách của con người. Sự tách rời đó sản sinh ra một nền văn minh ham muốn tiền bạc, người mua bán và tính toán nhất trong lịch sử. Các mối quan hệ cá nhân, gia đình, tình yêu, tình bạn, các quan hệ xóm giềng và cộng đồng, tất cả đều bị nhuộm màu hoặc bị hư hỏng vì lợi ích bản thân của mua bán.

Những mã số của nền văn minh công nghiệp

Nói kỹ hơn về nền văn minh Đợt sóng Thứ hai, A. Toffler đã đề cập đến cái mà ông gọi là những mã số của nền văn minh công nghiệp, hay là nền văn minh Đợt sóng Thứ hai, tức là một loạt quy tắc hay nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ các hoạt động của nó giống như một "đizain lặp đi lặp lại”. Các quy tắc hay nguyên tắc đó, phát triển một cách tự nhiên từ sự tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng, đã được A.Tollfer tổng hợp lại và qui tắc về sáu vấn đề sau đây.

(1) Tiêu chuẩn hóa: đây là một nguyên tắc quen thuộc nhất trong các nguyên tắc đợt sóng thứ hai. Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong xã hội công nghiệp. Tiêu chuẩn hóa không chỉ được tiến hành với từng động tác sản xuất, từng khâu sản xuất, rồi đến từng phân xưởng, từng nhà máy, rồi đến toàn bộ Công ty. Nó là nguyên tắc lớn tiêu chuẩn hóa toàn bộ xã hội công nghiệp. A.Tollfer nói đến quan điểm của Frederic Winslow Taylor, một thợ cơ khí biến thành một người tiên phong, tin rằng lao động có thể trở thành khoa học bằng cách tiêu chuẩn hóa các bước thao tác của mỗi công nhân. Trong những thập kỷ đầu thế kỷ này, Taylor xác định rằng chỉ có tiêu chuẩn hóa mới là con đường tốt nhất, một công cụ tốt nhất, để hoàn thành một công việc, đồng thời phải quy định một thời gian thích hợp nhất (thời gian tiêu chuẩn) để hoàn thành công việc đó.

Trong các xã hội Đợt sóng Thứ hai, các thủ tục thuê mướn nhân công, lao động, cho đến thang lương - trong một ngành công nghiệp, các lợi nhuận, giờ ăn trưa, ngày nghỉ... cũng được tiêu chuẩn hóa. Trong giáo dục đã thiết kế ra những giáo trình tiêu chuẩn hóa để chuẩn bị cho thanh niên bước vào thị trường lao động. Các chính sách theo học ở trường học, các thủ tục tuyển sinh... cũng tiêu chuẩn hóa. Các phương tiện thông tin đại chúng thì phổ biến các hình ảnh tiêu chuẩn làm cho mọi người nghe những tin tức như nhau, những thông báo như nhau, đọc những chuyện ngắn như nhau. ở các vùng của đất nước bắt đầu tỏ ra giống hệt nhau, không khác gì các trạm xe hơi, các quẩy bán vé, các ngôi nhà xuất hiện giống nhau ở mọi nơi. Đo lường được tiêu chuẩn hóa, tiền tệ, giá cả cũng được tiêu chuẩn hóa. Nguyên tắc tiêu chuẩn hóa lan khắp mọi mắt đời sống hàng ngày.

Cả ngôn ngữ cũng vậy, những ngôn ngữ như Mỹ, Anh, Pháp hay Nga được coi là những ngôn ngữ tiêu chuẩn.

(2) Chuyên môn hóa: là nguyên tắc thứ hai của các xã hội Đợt sóng Thứ hai. Do chuyên môn hóa lao động càng được chia nhỏ, càng có nhiều tính chất đa dạng hơn. Trong lịch sử phát triển của công nghiệp, có nhiều thí dụ về sự phát triển của chuyên môn hóa. Từ thí dụ về sản xuất đinh ghim, thời kỳ Adam Smith: một công nhân làm theo lối. cũ, tự mình làm tất các thao tác, một ngày chỉ sản xuất được một số rất ít, thậm chí có khi không sản xuất được một chiếc đinh ghim nào, cho đến thời kỳ công nhân làm việc trong các công trường thủ công, các thao tác đã được chuyên môn hóa thành 18 thao thác khác nhau, do 10 công nhân chuyên môn hóa, mỗi công nhân chỉ sản xuất 1, 2 thao tác, thì năng suất lên rất cao, hàng ngày 10 công nhân đó sản xuất được hơn 48 nghìn đinh ghim. Sang thế kỷ XIX, XX lao động được chuyển vào nhà máy lại càng được chuyên môn hóa cao độ hơn. Thậm chí chuyên môn hóa đến mức rất tàn bạo, làm mất tính người, vì công nhân chỉ còn làm liên tục, chẳng khác gì một cái máy, 1 lao động cực kỳ đơn giản. A.Tollfer nhắc đến một thí dụ trong sự chuyên môn hóa một mô hình sản xuất của Ford. Để hoàn thành mô hình sản xuất đó Ford đã chuyên môn hoá thành 7.882 thao tác. Trong số 7.882 thao tác đó thì 949 thao tác đòi hỏi những người thực sự hoàn hảo về thể chất, khoẻ mạnh và có khái niệm, 3.338 thao tác chỉ đòi hỏi sức mạnh của cơ thể bình thường, nhiều công việc còn lại có thể do phụ nữ hoặc trẻ em lớn tuổi làm được, trong đó 670 thao tác có thể được thực hiện bởi những người bị cụt cả hai chân, 2.637 bởi những người cụt 1 chân, hai công việc bởi những người cụt cả 2 tay, 10 công việc bởi những người mù.

Trong các xã hội Đợt sóng Thứ hai, mọi loại công việc đều được chuyên môn hóa, nhà chuyên môn gồm có từ người làm thư viện đến người bán hàng. Thậm chí chính trị cũng được coi là nghề nghiệp. Sự phân công lao động càng trở nên tinh vi.

(3) Đồng bộ hóa: là sự làm cho ăn nhịp với nhau về mặt thời gian. Sự tách rời ngày càng rộng lớn giữa sản xuất và tiêu dùng cũng lại bắt buộc con người trong nền văn minh công nghiệp phải thay đổi cả cách xử lý thời gian là tiền bạc: máy móc không thể để ngồi không, mà phải vận hành theo nhịp độ của chúng... Tình trạng đó sinh ra nguyên tắc đồng bộ hóa của văn minh công nghiệp.

Ngay trong các xã hội trước kia, lao động cũng phải được tổ chức chu đáo, theo thời gian. Những người đi săn phải ăn khớp với nhau để săn con mồi. Trong sản xuất nông nghiệp, vấn đề đồng bộ hóa là một vấn đề không thể thiếu: phải làm đất, gieo trồng vào thời gian nào, gặt hái vào thời điểm nào nếu muốn có năng suất cao. Nhưng sự đồng bộ hóa đó thường là dựa vào các quá trình sinh học, từ sự quay tròn của trái đất, từ sự thay đổi của các mùa...

Song trong nền văn minh công nghiệp, sự đồng bộ hóa được tiến hành theo nhịp độ của máy móc. Do đó nó chặt chẽ hơn, tinh vi hơn nhiều, chính xác hơn nhiều. Nếu như các bộ phận của một nhà máy không đồng bộ hóa với nhau, thì thật khó mà nói đến sự hoàn thành nhiệm vụ của nhà máy đó. Do đó, tính chính xác, không bao giờ quan trọng cho lắm trong các cộng đồng nông nghiệp trở lại thành một tất yếu trong xã hội công nghiệp. Không phải ngẫu nhiên các loại đồng hồ trở nên phổ biến, được phát triển rõ ràng đúng vào thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp yêu cầu một sự đồng bộ hóa lớn hơn của lao động.

Song không phải chỉ đời sống lao động được đồng bộ hóa. Trong xã hội thuộc Đợt sóng Thứ hai, đời sống xã hội về mọi mặt đều đi theo đồng hồ và thích ứng với các yêu cầu của máy móc. Giờ nghỉ ngơi, giờ giải trí, cũng phải tổ chức sao cho đồng bộ.

(4) Sự tích tụ: đây là một nguyên tắc nữa của nền văn minh đợt sóng thứ hai.

Trong khi lao động ở các xã hội đợt sóng thứ nhất ở rải rác khắp nơi: trong nhà, trong làng, trên các cánh đồng, thì nhiều lao động trong các xã hội Đợt sóng Thứ hai tích tụ nhiều năng lượng hơn, nó tập trung dân số, kéo nhân dân ra khỏi nông thôn và định cư họ lại trong các trung tâm đô thị khổng lồ.

Song không phải chỉ có năng lượng và lao động được tập tích, mà sự tập tích diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội Đợt sóng Thứ hai: những người phạm tội được tập trung trong các nhà giam, những người mắc bệnh tâm thần được tập trung lại trong các nhà thương điên, học sinh được tập hợp lại và đưa vào các trường học.

Đặc biệt là sự tích tụ diễn ra cả với tư bản, do đó nghiên cứu đợt sóng thứ hai gắn liền với sự xuất hiện của những Công ty khổng lồ, các tờ-rớt hay là các tổ chức độc quyền. Ở các nước công nghiệp lớn, người ta thường chứng kiến một số rất ít Công ty lớn sản xuất ra toàn bộ sản phẩm của một ngành sản xuất. Chẳng hạn ở Mỹ, hồi giữa những năm 1960, 3 Công ty lớn sản xuất ra 94% toàn bộ số ôtô ở Mỹ, ở Pháp các hãng Renault, Citroen, Simon và Peugeot sản xuất 100% số ôtô... ở Đức 92% thuốc nhuộm, 96% phim nhiếp ảnh, 91% máy khâu công nghiệp là do 4 Công ty trong từng loại sản xuất riêng biệt sản xuất ra.

(5) Cực đại hóa: Sự tách rời sản xuất với tiêu dùng cũng tạo ra trong các xã hội Đợt sóng Thứ hai một tâm lý "thích cái to", thích những cái gì có quy mô to lớn, đồ sộ. Nếu như sự sản xuất lâu dài trong các nhà máy giảm bớt được chi phí cho một đơn vị sản xuất, thì cũng tương tự như thế, những sự tăng lên về quy mô cũng lại có kết quả là tiết kiệm được các chi phí khác. Thành thử "to” trở thành đồng nghĩa với "có hiệu lực" và cực đại hóa trở thành một nguyên tắc then chốt của nền văn minh Đợt sóng Thứ hai. Ở tất cả các nước thuộc nền văn minh công nghiệp, người ta thường khoe có những tòa nhà chọc trời cao nhất, có những con đê lớn nhất, có những thành phố to nhất và đông dân nhất, có những nhà máy khổng lồ... Bệnh nghiện cái to trở thành căn bệnh thời đại trong nhiều nước thuộc nền văn minh công nghiệp.

(6) Tập trung hóa: mỗi xã hội đều đòi hỏi sự pha trộn của cả hai vấn đề tập trung và phân tán. Việc chuyển từ một nền kinh tế đợt sóng thứ nhất về sự sản xuất ra những thứ cần thiết cho nó, sang các nền kinh tế của đợt sóng thứ hai đã đưa tới những phương pháp mới để tập trung quyền lực. Các phương pháp đó diễn ra trong các Công ty cá nhân, các ngành công nghiệp và toàn xã hội. Tập trung hóa là một nguyên tắc quan trọng của nền văn minh đợt sóng thứ hai.

A.Tollfer đưa ra sự hoạt động quản lý những con đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Mỹ để minh họa cho tình hình này. Kinh nghiệm quản lý tập trung của ngành đường sắt Mỹ trở thành mô hình cho các hoạt động của các tổ chức khác.

Cả trong hoạt động chính trị ở Đợt sóng Thứ hai, cũng khuyến khích tập trung. Vì công nghiệp hóa thúc đẩy, sự tập trung trong nền kinh tế công nghiệp đòi hỏi chế độ chính trị cũng phải tập trung cao độ hơn, nắm nhiều quyền lực và trách nhiệm, cũng như độc quyền đưa ra ở cấp Trung ương. Sự tập trung trong chính trị và kinh tế thực hiện cả ở sự tập trung của Ngân hàng Trung ương đồng thời Ngân hàng hỗ trợ tích cực đối với nền kinh tế, thúc đẩy thêm sự tập trung của kinh tế, cũng như các mặt khác của xã hội Đợt sóng Thứ hai.
Sáu nguyên tắc đó cùng phát triển và thúc đẩy lẫn nhau, đã không ngừng sinh ra một chế độ quyền lực độc đáo và chế độ quan liêu có thể nói là mạnh nhất, cứng đờ nhất.

Nói tóm lại, nền văn minh đợt sóng thứ hai đã làm được nhiều cái mà trước kia loài người không thể làm được. Nó đã đưa nhân loại tiến lên một bước rất cao chỉ trong vài thế kỷ. Nhưng mặt khác, nền văn minh đó cũng đang đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc. Sự tiếp tục tồn tại bình thường của nền văn minh này không còn khái niệm. Đó là hai sự thay đổi sau đây:

- Một là, chúng đã đi tới một bước ngoặt trong sự khai thác tự nhiên, nói theo A.Tollfer, "Trong cuộc đấu tranh chống tự nhiên”, để phục vụ sự phát triển công nghiệp. Môi trường sống của con người bị ô nhiễm, bị tàn phá nghiêm trọng. Sinh quyển không còn có thể dung thứ sự tàn phá của công nghiệp nữa.

- Hai là, con người không còn có thể dựa vô hạn độ vào năng lượng không đổi mới, mà cho đến nay vẫn là nguồn cung cấp chính cho công nghiệp phát triển.

Tuy nhiên bên cạnh những biểu hiện thất bại và sụp đổ, những tín hiệu sớm của sự tăng trưởng và tiềm lực mới cũng đã xuất hiện. Đó là những tín hiệu nói lên sự ra đời của những nhân tố của nền văn minh đợt sóng thứ ba.


Từ đợt sóng thứ nhất đến đợt sóng thứ ba

Đợt sóng thứ ba - Văn minh hậu công nghiệp

Mục lục


Đợt sóng thứ ba - Văn minh hậu công nghiệp

A.Tollfer phân tích các đặc trưng của nền văn minh hậu công nghiệp đương bắt đầu trên các mặt công nghệ xã hội và tâm lý cá nhân.

Kỹ quyển của Đợt sóng Thứ ba

Trước hết là về năng lượng. Để giải quyết tình trạng khủng hoảng của năng lượng hóa thạch không đổi mới được của Đợt sóng Thứ hai, đã có khái niệm xuất hiện một cơ sở năng lượng mới làm việc trên các nguyên tắc đối nghịch hẳn với các nguyên tắc của đợt sóng thứ hai đã tồn tại trong quá khứ ba trăm năm qua.

Cơ sở năng lượng của Đợt sóng Thứ ba này có những đặc điểm:
- Xuất phát phần lớn từ các nguồn có thể đổi mới,
- Không tập trung cao độ, mà dựa vào nhiều nguồn khác nhau và phân tán.
- Không dựa vào một nguồn mà dựa vào nhiều nguồn.

Về công nghiệp và công nghệ:

Các công nghiệp cổ điển của Đợt sóng Thứ hai: than, đường sắt, đồ dệt, thép, xe hơi, cao su, nhà máy công cụ cơ khí, chủ yếu dựa trên các nguyên tắc động cơ đơn giản, dùng nhiều nhiên liệu, năng lượng, sản xuất nhiều chất thải, sản sinh ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, quá trình sản xuất lâu dài, tay nghề thấp, công việc lắp đi lắp lại, hàng hóa thì tiêu chuẩn hóa và sự kiểm soát thì tập trung nặng nề.

Từ giữa những năm 1950, các ngành công nghiệp đó dần dần lạc hậu và lu mờ trong các nước công nghiệp. Những công nghiệp mới xuất hiện, khác hẳn những công nghiệp trước về nhiều mặt: chúng không còn dựa trên các nguyên tắc điện cơ và các kiến thức khoa học cổ điển của đợt sóng thứ hai mà dựa trên những ngành khoa học mới mẻ, như: điện tử, lượng tử, lý thuyết tin học, sinh học phân tử, đại dương học, môi sinh học và các khoa học không gian. Con người đã bắt đầu nhận thức được vũ trụ cả về chiều sâu (vi mô) lẫn chiều rộng (vĩ mô), không chỉ trên các lục địa, mà còn đi vào các vùng sâu thẳm dưới đại dương và sâu trong lòng đất.

Ở đây có mấy vấn đề nổi bật:

- Điện tử và máy tính đã, đang và ngày càng đem lại những biến đổi quan trọng vô cùng về diện mạo của nền kinh tế hiện đại, của các ngành sản xuất hiện đại.

Một đặc điểm quan trọng là nó đòi hỏi ít năng lường, A. Toffler nhận định rằng: "Đặc điểm này của cách mạng điện tử cho thấy rằng một trong những chiến lược bảo toàn hùng mạnh đối với các nền kinh tế công nghiệp đợt sóng thứ ba đòi hỏi ít năng lượng để thay thế nhanh chóng các ngành công nghiệp đợt sóng thứ hai lãng phí năng lượng”.

- Công nghiệp không gian là một vấn đề quan trọng thứ hai trong lĩnh vực kỹ quyển. Triển vọng của nó rất là phong phú. Trong tương lai người ta có thể chế tạo trong không gian tất cả những gì không chế tạo được ở trên mặt đất bằng bất kỳ giá nào.

- Công việc nghiên cứu và khai thác đại dương có khái niệm tạo ra một lĩnh vực công nghệ mới. Ngoài lương thực thực phẩm, dầu lửa, đại dương còn cho những thứ quặng phong phú từ đồng, kẽm, thiếc, đến vàng, bạc, bạch kim và quan trọng hơn nữa là quặng phối phát để sản xuất phân bón cho nông nghiệp trên mặt đất.

- Công nghiệp gen: công nghiệp ứng dụng những thành quả của ngành sinh học phân tử mới mẻ, đang mở ra những chân trời vô cùng mới mẻ. Với những thành quả của di truyền học, loài người đang bước vào ngưỡng cửa của việc chế tạo ra các vật liệu có sự sống. Trong các lĩnh vực y học, chữa bệnh và phòng tránh bệnh, làm biến đổi giống, loài, cho đến lĩnh vực sản xuất lương thực năng lượng, công nghiệp di truyền cũng đã bắt đầu đem lại những kết quả rất đặc sắc.

Qua những nhân tố mới của kỹ quyển, "một điều đã rõ ràng: chúng ta không còn bị giam trong cái khung điện cơ già cỗi ba trăm năm của công nghệ truyền thống đợt sóng thứ hai….

Giống như đợt sóng thứ hai đã kết hợp than, thép, điện và vận tải đường sắt để sản xuất xe hơi và hàng nghìn sản phẩm khác nhằm cải tạo cuộc sống, tác động thực sự của những thay đổi mới sẽ chỉ được thấy khi nào chúng ta đạt tới trình độ phối hợp các công nghệ mới - kết hợp máy tính, điện tử, các vật liệu mới lấy từ không gian bên ngoài, từ đại dương và cơ sở năng lượng mới lại với nhau. Đưa các phần tử này lại với nhau sẽ tung ra một cơn lũ những sáng chế chưa từng thấy trước đây trong lịch sử con người. Chúng ta đang xây dựng cho nền văn minh Đợt sóng Thứ ba một kỹ quyển mới mẻ triệt để".

Thông tin quyển của Đợt sóng Thứ ba

Trước khi có thông tin đại chúng, một đứa trẻ lớn lên trong một ngôi làng biến đổi chậm chạp của đợt sóng thứ nhất chỉ nhận được ít hình ảnh từ một dúm cỏn con những nguồn qua thầy giáo, cha đạo, người trưởng làng, hay nhân viên Nhà nước và cao nhất là cha mẹ, gia đình, để bắt chước hay khuôn mình theo hình mẫu đó.

Đợt sóng Thứ hai đã làm tăng lên gấp bội số kênh để từ đó cá nhân có thể rút ra được hình ảnh của mình về hiện thực. Các hình ảnh đến với đứa trẻ trong thời gian này không chỉ là từ tự nhiên và con người, mà còn cả từ báo chí, truyền thanh và sau đó là vô tuyến truyền hình. Truyền thông đại chúng là một cái loa khổng lồ. Quyền lực của nó đã thể hiện qua các tuyến, các ngôn ngữ để tiêu chuẩn hóa hình ảnh đó đưa vào đại chúng.

Hệ hình ảnh sản sinh ra từ trung tâm này được đưa vào đầu óc của mọi người để giúp cho họ tiêu chuẩn hóa các ứng xử của họ mà hệ thống sản xuất công nghiệp yêu cầu.
Trong suốt kỷ nguyên đợt sóng thứ hai, truyền thông đại chúng ngày càng trở nên mãnh liệt và có sức áp đặt mạnh mẽ.

Ngày nay, Đợt sóng Thứ ba đang thay đổi dữ dội tất cả những cái đó. Truyền thông đại chúng không giống như trước, mà ảnh hưởng của nó lại bị chia nhỏ, bị đánh lui trên nhiều lĩnh vực, A.Tollfer nói là chúng ta đang bước vào kỷ nguyên giải truyền thông đại chúng. Tác giả đưa ra một số dẫn chứng về tình hình ở Mỹ từ giữa những năm 1950, khi những triệu chứng của đợt sóng thứ ba bộc lộ như truyền thống ấn loát, người ta thấy không năm nào không có một Tạp chí lớn của Mỹ bị đóng cửa, số lượng phát hành giảm nhiều (số lượng phát hành của 25 Tạp chí hàng đầu còn lại đã tụt xuống 4 triệu). Đồng thời xuất hiện hàng nghìn tạp chí nhỏ, thậm chí của một vùng, một địa phương nhỏ. Bạn đọc có thể tìm tờ báo nào họ ưa thích, phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời mỗi tổ chức, nhóm cộng đồng, phái chính trị hay giáo phái cũng tự in báo của họ…

Về truyền thanh, con số các trạm cũng tăng lên gấp đôi, nội dung phát thanh cũng đa dạng hơn nhiều, người nghe đài có thể lựa chọn nghe tin tức gì mình có yêu cầu.

Truyền hình cũng có những thay đổi, nhiều kênh hơn, nhiều nội dung hơn, chú ý đến những sở thích, yêu cầu của từng loại khán giả, các lứa tuổi, từ đứa trẻ mẫu giáo đến giáo sư, bác sĩ, luật sư…

Nhìn chung, sự đồng bộ hóa hệ hình ảnh mà các màng lưới tin, hình đưa ra đã bị phá hủy, sự tiêu chuẩn hóa và các nguyên tắc khác cũng đã bị phá hủy như thế.

Tình hình đó xảy ra không chỉ ở riêng Mỹ, mà còn cả ở các nước khác thuộc nền văn minh công nghiệp.

A.Tollfer viết: "Thế là Đợt sóng Thứ ba bắt đầu một kỷ nguyên thật sự mới mẻ - thời đại của truyền thông nhóm nhỏ. Một thông tin quyển đang nổi lên cùng với một kỹ quyển mới. Và điều đó sẽ ảnh hưởng sâu xa hơn tới cái quyển quan trọng nhất trong mọi quyển, cái quyển ở trong đầu óc chúng ta. Và gộp chung lại, những thay đổi này đang cách mạng hóa các hình ảnh của chúng ta về thế giới cùng với khả năng hiểu ý nghĩa của nó".

Đặc biệt trong kỷ nguyên đợt sóng thứ ba, con người lại có một môi trường thông minh, do "chúng ta đưa vào trong môi trường "chết” xung quanh chúng ta không phải là sự sống, mà là trí tuệ". Đó là máy tính và bộ nhớ điện tử. Chính điều này đã đem lại một biến đổi căn bản và đầy ý nghĩa mới mẻ của thông tin quyền đợt sóng thư ba.

Trước kia con người chỉ có thể lưu trữ các ký ức của mình trong hộp sọ của con người mà thôi, và truyền lại cho con cháu mình thông qua những lời nói, bài hát, những bài Kinh và những gương sáng. Do đó, tầm vóc bộ nhớ xã hội thật ra hết sức hạn chế.

Nền văn minh đợt sóng thứ hai đã mở rộng bộ nhớ xã hội vượt ra ngoài hộp sọ con người rất nhiều, do đó làm cho sự biết chữ được lan rộng, do đó lập ra hàng nghìn thư viện và nhà bảo tàng, phòng lưu trữ. Kho tàng kiến thức của nhân loại được tích lũy tăng lên vô cùng nhiều, do đó nó đã đem lại cho nền văn minh đợt sóng thứ hai sự thay đổi và sự phát triển văn hóa mau lẹ nhất mà thế giới cho tới lúc đó chưa từng biết đến.

Ngày nay, với phát minh về bộ nhớ điện tử, và sự cải tiến không ngừng của bộ nhớ đó, "chúng ta có thể yêu cầu máy tính", "nghĩ cái không thể nghĩ tới" và cái trước kia chưa nghĩ tới. Nó làm cho một dòng lũ những lý thuyết, ý niệm, ý thức hệ, các kiến giải nghệ thuật, bước tiến kỹ thuật, các cách tân kinh tế và chính trị mới mẻ, những cái trước hôm nay, hiểu sát theo nghĩa đen, là không thể nghĩ tới, không thể tưởng tượng nổi, lại thành ra cái có thể làm được. Theo cách đó, nó đẩy nhanh tốc độ thay đổi lịch sử và cấp nhiên liệu cho sự đi tới tính đa dạng xã hội của đợt sóng thứ ba".

Từ kỹ quyển và thông tin quyển của đợt sóng thứ ba, cũng xuất hiện những sự thay đổi quan trọng khác.

1/ Nền sản xuất đã mất dần tính chất hàng loạt của nó, chuyển dần sang sản xuất từng mẻ nhỏ, phù hợp với yêu cầu thực tế của người tiêu dùng, sang sản xuất theo đơn đặt hàng. Chỉ cần nhìn vào các xe cộ khác nhau chạy trên 1 xa lộ cũng thấy đủ đã từng có những thời tương đối đồng kiểu này đã bị cắt ra thành những khúc như thế nào.

Ở Mỹ, Anh, Thụy Điển người ta đều thấy có sự chuyển hướng sang sản xuất cái hàng hóa, sản phẩm không nhiều và theo đơn đặt hàng... Đáng chú ý là sản xuất không nhiều theo đơn đặt hàng, chẳng những nhanh hơn, mà còn rẻ hơn sản xuất hàng loạt A.Tollfer cho rằng việc chuyển đến sản xuất theo đơn đặt hàng có lẽ đã được biểu trưng tốt nhất bởi một súng tia la-de gắn máy tính, mới được đưa vào công nghiệp may mặc trong thời gian gần đây. "Điều chúng ta đáng thấy là sự may cắt quần áo theo đơn trên một cơ sở công nghệ cao cấp. Nó là sự phục hồi một hệ thống sản xuất từng nở rộ trước khi có cách mạng công nghiệp, nhưng ngày nay nó được xây dựng trên một cơ sở công nghệ tiên tiến, tinh vi nhất. Giống như chúng ta đang chia nhỏ truyền thông. Chúng ta đang chia nhỏ sản xuất”.

Song song với sự sản xuất giải hàng loạt là sự gọn nhẹ của chế độ bàn giấy, sự xuất hiện của những văn phòng không có nhân viên thư ký mà vẫn rất có nề nếp. Đó cũng là nhờ có cuộc cách mạng bùng nổ của điện tử.

2/ Ngoài việc khuyến khích những đơn vị lao động nhỏ hơn, ngoài việc cho phép sản xuất phân tán ngoài đô thị, ngoài việc thay đổi tính chất thực sự của lao động, hệ thống sản xuất mới còn có thể chuyển hàng triệu công việc, theo đúng nghĩa đen, ra khỏi nhà máy và văn phòng về cái nơi mà đợt sóng thứ hai đã quét chúng, trở lại đúng cái chỗ chúng xuất phát: gia đình".

Trước hết là do sự thay đổi từ cách chế tạo ở đợt sóng thứ hai sang cách chế tạo của đợt sóng thứ ba, với các điều kiện viễn thông và những thiết bị khác được sắp xếp hợp lý, tại nhà. Những điều kiện và phương tiện viễn thông hiện nay là ở cơ sở vật chất để thực hiện sự chuyển một bộ phận lao động ở các nhà máy về các gia đình, mà A.Tollfer gọi là "những căn nhà điện tử". Vì chi phí về năng lượng cho các máy tính thông minh giảm đi nhiều, trong lúc đó giá xăng và các chi phí về năng lượng trong những thập kỷ tới tăng lên, do đó chi phí vận chuyển cũng tăng lên, cho nên việc chuyển một số công việc khỏi nhà máy đưa về các gia đình, được trang bị những điều kiện sản xuất hiện đại bằng điện tử và máy tính cũng như các phương tiện viễn thông cần thiết khác, trở thành một khả năng thực hiện. Trên thực tế, đã có những ngành sản xuất bắt đầu thực hiện lối làm việc này. A.Toffler đã đưa ra nhiều thí dụ sinh động, cũng như bằng chứng thiết thực để nói lên rằng "căn nhà điện tử" đã là một thực tế và sẽ có khả năng để phát triển rộng rãi".

Xã quyển của Đợt sóng Thứ ba

Đồng thời với sự xuất hiện của kỹ quyển mới, một thông tin quyển mới, thì cũng xuất hiện một xã quyển mới.

Xã quyển của nền văn minh đợt sóng thứ ba sẽ là gì? A. Toffler cho rằng ngay bây giờ mà đã nói về cái gì sẽ đóng vai trò phong cách quan trọng trong nền văn minh đợt sóng thứ ba là quá sớm.

Tuy nhiên, hiện nay, trên thực tế người ta đang được chứng kiến sự tan vỡ của gia đình hạt nhân hiện nay và đó là một bộ phận của một cuộc khủng hoảng chung của nền văn minh công nghiệp, sự tan vỡ của một thể chế do đợt sóng thứ hai sinh ra. Đó là một bộ phận của toàn bộ những hiện tượng dọn đường cho một môi trường xã hội mới của Đợt sóng Thứ ba.
Cố nhiên, Đợt sóng Thứ ba xuất hiện không có nghĩa là kết thúc của gia đình hạt nhân, cũng như sự xuất hiện của Đợt sóng Thứ hai không có nghĩa là sự kết thúc của gia đình mở rộng. Đúng hơn, nó có nghĩa là gia đình hạt nhân không còn có thể phục vụ như một mô hình lý tưởng đối với xã hội nữa. Sự tan vỡ không có nghĩa là cái chết của gia đình hạt nhân. Sự tan vỡ đó là một thực tế. A.Tollfer cho biết chỉ riêng ở Mỹ, nếu chúng ta xác định một gia đình hạt nhân gồm có một người chồng đi làm, một người vợ làm công việc nội trợ và hai đứa con, thì chỉ có 7% dân số nước Mỹ thôi, 93% không còn thích hợp với mô hình lý tưởng này của Đợt sóng Thứ hai nữa.

- Trong khi đó, con số của các hình thức gia đình khác lại tăng lên nhanh chóng:

+ Một hình thức là những hộ của những người sống độc thân (l/5 tổng số các hộ ở Mỹ là những hộ của những người sống độc thân). Đó không phải là những người mất gia đình, hoặc những người bị bỏ rơi, vì thế buộc phải sống cô đơn. Mà phần lớn là những người đã chọn lối sống đó một cách có ý thức.
+ Hộ những người cùng sống với nhau mà không quan tâm gì đến các thủ tục pháp lý.
+ Các gia đình không có trẻ con. (Đầu những năm 1970 ở Mỹ chỉ có 1 trong 3 người lớn sống trong một gia đình có con dưới 18 tuổi).
+ Những gia đình chỉ có một ông bố, hay một bà mẹ do sự tan vỡ của gia đình hạt nhân - kết quả của ly hôn: ở Mỹ hiện nay cứ 7 trẻ em Mỹ thì có 1 trẻ em do bố, hay mẹ nuôi, ở đô thị, con số còn cao hơn: cứ 4 trẻ em, có 1 trẻ em do bố hay mẹ nuôi. Hiện tượng này không chỉ phổ biến ở Mỹ, mà cũng phổ biến trong nhiều nước công nghiệp khác (Anh, Đức...).
+ Những gia đình tổ hợp: một hình thức tái hôn sau khi đã ly hôn, trong hình thức này hai cặp vợ chồng đã ly hôn với nhau và có con, lại kết hôn trở lại với nhau, đem con cái sinh ra trong hai cuộc hôn nhân (và cả những người lớn nữa) vào trong một. hình thức gia đình mở rộng mới. Đó là những gia đình có "nhiều ông bố, bà mẹ", một "chế độ nhiều vợ, nhiều chồng về kinh tế (nghĩa là hai đơn vị gia đình kết hợp lại với nhau mang tiền về cùng nuôi nấng con cái và chi tiêu các khoản khác).

Ngoài ra còn nhiều loại hình gia đình khác, những "gia đình có mẹ - bà", những gia đình có "mẹ - với người khác", rồi cả một mớ hỗn tạp những hình thức gia đình: các cuộc hôn nhân cùng giới tính, các công xã, tập đoàn người lớn tuổi sống cùng với nhau, cùng chia xẻ các khoản chi tiêu (đôi khi cả tình dục nữa)…

Tác giả kết luận: chúng ta đang đi ra khỏi thời đại gia đình hạt nhân và đang bước vào một xã hội mới được đánh dấu bằng tính nhiều vẻ trong đời sống gia đình. Hoặc là điều đó chỉ có nghĩa rằng từ nay trở đi gia đình hạt nhân chỉ là một trong nhiều hình thức được xã hội chấp nhận. Trong nền văn minh đợt sóng thứ ba, không phải hình thức đơn giản sẽ thống trị, mà là tính nhiều vẻ của các cấu trúc gia đình.

Trong sự phát triển của xã hội, các hình thức nào sẽ mất đi và những hình thức nào sẽ nẩy nở, theo tác giả, điều đó còn tùy thuộc vào quyết định của chúng ta về công nghệ và lao động, hơn là vào những lời thuyết giáo về tính chất thiêng liêng của gia đình.

Tác giả đồng thời còn giới thiệu về ảnh hưởng của việc làm tại nhà trên một quy mô lớn trong những căn nhà điện tử đến cấu trúc gia đình. Trên cơ sở cùng làm việc, có sự hỗ trợ, sự thông cảm, sự hiểu biết nhau hơn có thể còn làm biến đổi các quan hệ trong gia đình nữa, nó có thể làm cho những người đã kết hôn với nhau trở lại nói chuyện với nhau, nó có thể làm cho các quan hệ của họ biến đổi từ "lạnh nhạt" sang "nóng bỏng”, nó còn có thể xác định lại cả tình yêu.

Cùng với sự biến đổi của gia đình, là sự thay đổi về diện mạo của các Công ty, một thể chế của xã quyền.

Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 1970 các Công ty hoạt động trong một môi trường tương đối ổn định. Tăng trưởng là từ ngữ then chốt. Đồng đô-la, tiền tệ ổn định trong một thời gian dài. Sự giàu có vẫn còn tiếp tục đi lên, các nhà kinh tế tin vào khả nàng của họ dự đoán và kiểm soát bộ máy kinh tế.

Song, ngày nay vấn đề không còn là như thế nữa. Những người có tác dụng đưa ra quyết định của các Công ty đang đứng trước những bấp bênh ngày càng tăng. Suất lợi tức, tiền tệ lên xuống hơn trước. Trong lúc đó thì công nghệ và truyền thông tổ chức lại thị trường thế giới làm cho sản xuất xuyên quốc gia trở thành cần thiết. Một màng lưới ngân hàng rộng rãi với các ngân hàng lớn trên thế giới hình thành. Trong quá trình đó, xuất hiện một loạt những tiền tệ phi nhà nước, chẳng hạn như những đồng đô-la Châu Âu... những tiền tệ phi chính phủ, theo A.Tollfer là một con bài hoang dã trong ván bài kinh tế. Ở nơi này chúng làm biến đổi cán cân thanh toán, ở nơi khác chúng phá hoại sự lưu thông tiền tệ…

Toàn bộ cái khung toàn cầu đã từng làm ổn định cho các quan hệ thương nghiệp thế giới giúp cho các Công ty khổng lồ, hiện đang rung chuyển và có nguy cơ tan rã. Tất cả những tình hình đó, kết hợp với những tình trạng lúc thừa, lúc thiếu năng lượng và tài nguyên, với những sự biến động nhanh chóng trong thái độ của những người tiêu dùng, công nhân và quản lý, với tình trạng mất cân đối nhanh chóng về thương nghiệp… tạo ra một môi trường đầy những biến động, hỗn loạn mà các Công ty đang hoạt động trong đó. Đó là một môi trường kinh doanh bấp bênh, làm rối loạn lợi nhuận đến cao độ. Đặc biệt là sự tan vỡ của xã hội công nghiệp sản xuất hàng loạt càng làm cho các chủ Công ty hoang mang.

Năm sức ép sau đây tác động càng mãnh liệt tới các Công ty:

Áp lực thứ nhất là môi trường tự nhiên: dân số tăng, năng lượng, nguyên liệu sử dụng đều tăng gấp bội. Kết quả là sinh quyển đang gửi đến chúng ta những dấu hiệu báo động khủng khiếp về ô nhiễm môi trường, về sa mạc hóa, về sự nhiễm độc của đại dương, về những thay đổi khác thường của khí hậu…

Áp lực thứ hai là sự thay đổi của môi trường xã hội: Công ty hiện nay hoạt động trong môi trường và chịu sự tác động của nhiều tổ chức xã hội khác: các trường học, nhà thờ, các công đoàn, các hội, các nhóm, không chỉ trong phạm vi toàn quốc, mà ở các địa phương, cả một màng lưới dày đặc, mà mỗi hoạt động của Công ty là có ảnh hưởng vang dội chẳng những tới cá nhân, mà còn tới các tập đoàn, các tổ chức, mà các tổ chức các tập đoàn này đều có các đội ngũ chuyên môn, các cơ quan báo chí, các quan hệ với hệ thống chính trị… Tình hình đó làm cho các Công ty phải có trách nhiệm lớn hơn trước kia đối với các sản phẩm xã hội cũng như các sản phẩm kinh tế của nó.

Áp lực thứ ba xuất phát từ sự thay đổi của thông tin quyển. Sự giải trừ tính chất đồng loạt của xã hội có nghĩa là nhiều thông tin hơn phải được trao đổi giữa các tổ chức xã hội, bao gồm các Công ty, để duy trì sự cân bằng giữa chúng với nhau. Do đó Công ty phải tác động vào môi trường thông tin chẳng khác gì tác động vào môi trường vật lý và xã hội.

Áp lực thứ tư tới Công ty phát sinh từ quyền lực và nhất là từ quyền lực chính trị. Mỗi quyết định của Công ty không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn phải chú ý đến những hậu quả chính trị cũng như những hậu quả khác.

Áp lực thứ năm là áp lực của đạo đức, nó ảnh hưởng đến mọi thể chế, chứ không chỉ riêng các Công ty. Lập trường đạo đức của Công ty ngày càng được coi là có tác động trực tiếp đến hệ thống giá trị của xã hội, chẳng khác gì một số tác động của Công ty đến môi trường vật chất hay là chế độ xã hội.

Năm sự thay đổi ấy trong các điều kiện vật chất của sản xuất làm cho khái niệm về Công ty trong đợt sóng thứ hai được xác định là một tổ chức kinh tế, không còn đứng vững được nữa. Do đó, Công ty hiện nay phải là một Công ty có nhiều mục đích, và nhiều đường lối cơ bản. Nó phải chú ý đến mọi mặt hậu quả của sự hoạt động của nó, về chính trị, xã hội, đạo đức… chứ không chỉ có một mặt kinh tế, lợi nhuận như trước.

Từ sự xuất hiện và sự phát triển của Kỹ quyển, Thông tin quyển và Xã quyển của Đợt sóng Thứ ba, ta thẩy những điều sau đây:

(1).Những nguyên tắc mã số của Đợt sóng Thứ hai dần dần bị tan rã: tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa, tích tụ, cực đại hóa, tập trung hóa dần dần chuyển thành "mềm dẻo” hơn hoặc trở thành mặt đối lập của nó. Nền kinh tế trở thành không sản xuất hàng loạt, mà sản xuất từng mảng theo yêu cầu đặt hàng. Quy mô sản xuất cũng trở nên phân tán nhỏ, người ta không còn thấy sùng bái những cái gì là to, chỉ to mới tốt, mà chuyển sang ưu tiên những cái gì nhỏ. Tuy nhiên, kỹ thuật sản xuất và công nghệ vẫn tiên tiến hơn, năng suất vẫn cao hơn, người ta không chỉ sản xuất nhanh, mà còn rẻ, và phù hợp với nhu cầu của con người.

(2) Do ứng dụng của những thành tựu mới nhất của các khoa học mới vào sản xuất, những thiết bị mới tạo ra điều kiện cho thời gian lao động mềm đi, con người không còn bị trói chặt vào nơi làm việc hay các thiết bị máy móc suốt những ca sản xuất kéo dài 8 tiếng, mà có thể chia nhỏ công việc, phân tán nơi sản xuất, làm việc chủ động theo giờ giấc của mình.

(3) Giữa hai khu vực sản xuất và tiêu dùng cũng có sự chuyển biến căn bản, các hình thức sản xuất và dịch vụ phục vụ cho con người cũng càng phát triển, con người có khả năng sản xuất ra những nhu cầu cần thiết của riêng mình, để phục vụ cho mình. Những người tự tiêu dùng (prosumers) xuất hiện, và có khả năng trở thành phổ biến.

(4) Tình hình đó đưa tới những biến đổi chính trị, để mọi hoạt động của các tổ chức của nó phù hợp với nhu cầu phát triển của kỹ quyển, thông tin quyển và xã quyển. Một nguyên tắc quan trọng thứ nhất là thiểu số được thực sự tôn trọng, có quyền thực sự. Nguyên tắc đa số không những không còn là nguyên tắc thích hợp và chính đáng nữa, cũng không còn nhất thiết là một nguyên tắc nhân đạo hay dân chủ trong các xã hội đang chuyển vào đợt sóng thứ ba. Nguyên tắc thứ hai của chế độ chính trị của ngày mai là nguyên tắc dân chủ nửa trực tiếp: "Một bước chuyển từ sự phụ thuộc vào những người đại diện sang sự phụ thuộc vào việc đại diện cho chúng ta. Sự pha trộn của cả hai là nền dân chủ nửa trực tiếp".

Tâm quyển của đợt sóng thứ ba

Trên thực tế, chúng ta đang trải qua không chỉ sự tan vỡ của kỹ quyển, thông tin quyển, hay là xã quyển của Đợt sóng Thứ hai, chúng ta còn đang trải qua các sự sụp đổ của tâm quyển của nó nữa.

Trong các nước công nghiệp càng giàu có bao nhiêu, thì những chuyện đau đầu lại càng nhiều hơn bấy nhiêu. Khắp nơi, lòng tin giảm xuống, cuộc sống ngày càng mệt mỏi, thần kinh như bị xé nát, những stress trở thành phổ biến đối với các tầng lớp nhân dân, thanh niên tự sát ngày càng tăng. Bạo lực tăng lên một cách nghiêm trọng. Cùng với những tình trạng bệnh hoạn đó là nạn nghiện ngập ma túy, suy thoái về tâm lý, sự phá hoại văn hóa và tội ác. Con người hàng ngày bị quấy động bởi đủ loại kích động, mà các hành vi phản xã hội thì lại được các phương tiện truyền thông thường xuyên làm cho nó có sức quyến rũ.

Tuy nhiên "cái mùi bệnh hoạn trong không khí, đó là cái mùi của nền văn minh đợt sóng thứ hai đang chết”. Sự sụp đổ của đợt sóng thứ hai đang đánh vào 3 yêu cầu cơ bản của mỗi cá nhân: yêu cầu về cộng đồng, về cấu trúc và về ý nghĩa.

Một xã hội tốt đẹp phải tạo ra được một tình cảm cộng đồng. Cộng đồng phá bỏ sự cô đơn. Nó đem lại cho con người một ý thức tốt đẹp là mình thuộc về một cộng đồng như thế nào. Nhưng ngày nay các thể chế mà cộng đồng phụ thuộc vào đang tan rã trong tất cả các xã hội công nghiệp. Kết quả là cô đơn lan tràn chẳng khác gì một bệnh dịch.

Một lý do của bệnh dịch cô đơn là xã hội ngày càng đa dạng. Do xã hội gọn nhẹ đi, giải đồng loạt, do nhấn mạnh vào những sự khác nhau hơn là vào những sự giống nhau, con người càng phát huy được cá tính. Song cũng vì thế sự tiếp xúc của con người trở nên khó khăn hơn. Vì càng có cá tính thì càng khó tìm được một người hợp với mình về quyền lợi, giá trị. Do đó kết quả là nhiều quan hệ không hợp với nhau, hoặc là không có quan hệ gì hết.

Nhất là ngày nay, sự tan rã của đợt sóng thứ hai đang làm tiêu hủy cấu trúc trong nhiều đời sống cá nhân trước khi các thể chế đem lại cấu trúc mới của tương lai đợt sóng thứ ba, cho nên nhiều triệu người cảm thấy như đang trải qua một tình trạng giống như là thiếu mọi trật tự có thể hình dung được.

Cộng thêm vào tình trạng. mất trật tự đó là sự mất ý nghĩa của cuộc sống, sự hoang mang và sự vô định trong tâm tư con người ngày nay.

Không phải ngẫu nhiên hàng triệu người ngày nay đang lao vào tìm ý nghĩa ở các tôn giáo, và ngày nay nhiều tôn giáo lại phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Đối với người cô đơn, tôn giáo đem lại cho họ trước hết một tình bạn không phân biệt, nói một cách khác là một cái gì giống như là ý thức cộng đồng.

Song tôn giáo còn đem lại cho họ một cơ cấu rất cần thiết, chúng áp đặt những cưỡng bức nghiêm ngặt đối với hành vi, tạo ra một kỷ luật nghiêm ngặt.

Và cuối cùng là chúng còn đem lại cho họ một ý nghĩa. Hiển nhiên đối với một số người con đường tôn giáo là con đường họ đã lựa chọn để tránh sự tan rã của cá nhân. Song cái giá phải trả, thật là quá đắt.

Tuy nhiên, cũng trong quá trình đó một tâm quyển mới bắt đầu xuất hiện. Những phác họa đang trỗi dậy của nhân cách tương lai, có thể nói là một con người đã hiện lên đang ngày càng rõ nét.
- Trước hết là trẻ em sinh ra ngày mai sẽ bước vào một xã hội không còn bị ám ảnh, hoặc không còn phải quan tâm ghê gớm đến các nhu cầu và mong muốn.
- Đặc biệt trong các ngôi nhà điện tử, trẻ em có khả năng được lôi cuốn vào các nhiệm vụ lao động của gia đình và được giao trách nhiệm lớn hơn khi còn ít tuổi, trẻ ít lấy tiêu dùng làm phương hướng, ít buông thả mình vào chủ nghĩa khoái lạc.
- Trong những điều kiện sản xuất ở đợt sóng thứ ba, thời gian lao động mềm hơn, không gò bó phải đồng bộ hóa, công nhân phải đối phó với nhiều sự thay đổi hơn trong các nhiệm vụ của họ, với những sự trao đổi sản phẩm và những sự cải tổ, do đó có đầu óc chủ động, sáng tạo.

A.Tollfer nói rằng: "Những người như thế là phức tạp, có cá tính cao độ, tự hào về những điểm họ khác với những người khác. Họ là điển hình cho sức lao động không còn có tính đồng loạt nữa.

- Trong sản xuất ở Đợt sóng Thứ ba, sản xuất để trao đổi và sản xuất để tiêu dùng ở vào thế cân bằng tốt hơn, con đường xa dần tâm lý đạo đức thị trường, ý thức đạo đức tiêu dùng phát triển. Đạo.đức của người tự tiêu dùng đánh giá cao cái anh ta làm ra. Người đó có ý thức tự lực cánh sinh, có khả năng thích ứng và sống sót trong các điều kiện khó khăn, tự hào về lao động chính đáng của mình.

Cố nhiên nhân cách chúng ta còn biến đổi, và cũng không ai có thể hiểu được ngay từ bây giờ đầy đủ tất cả những biến động do Đợt sóng Thứ ba đem lại nó sẽ tạo ra cho nhân cách chúng ta những gì. Tuy nhiên một điều rõ ràng là các lực lượng hùng mạnh đó đang làm biến đổi tính cách xã hội: xóa bỏ một số nét này, nêu bật những nét khác, và trong quá trình đó sẽ biến đổi tất cả chúng ta.

"Khi nền văn minh đợt sóng thứ ba chín muồi, chúng ta sáng tạo không phải là một con người không tưởng đứng lên trên nhân dân của quá khứ, cũng không phải là một chủng tộc siêu nhân của Goethe hay Aristote (Gengis Khan hay Hitler) mà chỉ là, và tự hào thay, một hy vọng, một chủng tộc, và một nền văn minh xứng đáng được gọi là con người”.

Cuốn Đợt sóng Thứ ba ra đời đến nay đã 15 năm. Đây là thời gian không dài đối với một tác phẩm dự báo khoa học về một nền văn minh mới, nhưng vô cùng bổ ích cho người ta có thể chiêm nghiệm và suy ngẫm về nhiều sự kiện và luận điểm tổng hợp và dự báo của tác giả.
Điều lý thú là, đúng 15 năm sau vào cuối năm 1994 một cuốn sách mới tiếp tục bàn về Đợt sóng Thứ ba với tiêu đề "Sáng tạo ra một nền văn minh mới” (Creating a new civilization) do Toffler cùng viết chung với Heidi người vợ và người cộng tác khoa học của ông, đã được công bố. Trong tác phẩm này vấn đề được nêu lên trong cuốn Đợt sóng Thứ ba đã được giới thiệu lại, được khẳng định và phát triển. Cũng như cuốn trước, ngay khi vừa công bố cuốn "Sáng tạo ra một nền văn minh mới ' đã được đón đọc rộng rãi. Chỉ mấy tháng sau nó đã được tái bản.

Ngay khi sách mới xuất bản được một tháng, Chủ tịch Nghị viện Mỹ, Newt Gingrichs đã giới thiệu với các đại biểu Quốc hội và nhân dân Mỹ coi như một cuốn sách rất cần đọc. Trong lời nói đầu viết cho lần tái bản đầu năm 1995 ông Newt Gingrichs viết "Cuốn sách này là một cố gắng để tạo nên điều kiện cho các công dân như các bạn thực sự có bước nhảy vọt và bắt đầu phát minh một nền văn minh Đợt sóng Thứ ba". Trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng những thay đổi chính trị có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong thế giới công nghiệp ngày nay chính là những bằng chứng nói lên sự va chạm, sự xung đột lẫn nhau cả các Đợt sóng Thứ hai và Thứ ba. Không hiểu như vậy, nhiều chính khách, nhà báo, nhà khoa học đã hoang mang trước những quy mô của những thay đổi ấy. Theo các tác giả, người Mỹ và các nhà lãnh đạo chính trị của họ khi thấy một vấn đề gì mới, một cuộc đấu tranh trong Quốc hội, hay trước một đột phá khẩu mới của công nghệ, thường lại có xu hướng coi nó là những hiện tượng tách rời nhau, không có liên hệ phụ thuộc với nhau, thiếu một cái nhìn khái quát tổng hợp.

Tác giả đưa ra một lời khuyến cáo cho những người ra quyết định, những người hoạt động chính trị xã hội Mỹ về những hành động để thúc đẩy tới tương lai:

"Đợt sóng Thứ ba" đã được miêu tả, có thể mở ra một tương lai tốt đẹp hơn, dân sự hơn, chững chạc hơn và dân chủ hơn. Song nó sẽ không đưa tới tương lai đó nếu chúng ta không phân biệt được các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội giữa Đợt sóng Thứ hai và Đợt sóng Thứ ba. Thất bại của chúng ta trong việc tiến hành sự phân biệt phê phán đó cắt nghĩa tại sao nhiều đổi mới có ý định tốt đến như thế dường như lại chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
"Chúng ta đang sống trong những cơn đau đẻ của một nền văn minh mới mà các thể chế của nó vẫn còn chưa ở vào vị trí. Một kỹ năng căn bản cần thiết cho những người đưa ra chính sách, cho các nhà chính trị và các công dân tích cực chính trị ngày nay - nếu như họ thực sự muốn biết cái mà họ đang làm - là khả năng phân biệt các đề nghị để giữ cho hệ thống của Đợt sóng Thứ hai đang bị rung chuyển vẫn có chỗ dựa trong cuộc sống với những đề nghị mở rộng và làm thuận lợi cho sự quá độ của chúng ta sang nền văn minh của Đợt sóng Thứ ba". (Creating a new civilization, tr. 82).

Nước Việt Nam hôm nay đang ra sức tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Là nước đi sau, chúng ta có một lợi thế là không phát triển tuần tự, mà có thể và cần chọn những con đường út ngắn, tiến những bước nhảy. Bởi vì, chúng ta có thể tiếp thu /những kinh nghiệm và kế thừa được các thành tựu của các nước đi trước, nghĩa là "đứng trên vai những người khổng lồ".

Chúng ta vừa tiến vào xã hội công nghiệp (Đợt sóng Thứ hai) đồng thời sẽ từng bước tiến vào xã hội thông tin, vào nền kinh tế kiến thức (Đợt sóng Thứ ba).

Cho nên tác phẩm tổng hợp và uyên bác này của Toffler sẽ là một tham khảo bổ ích, mặc dầu nó chứa đựng không ít luận điểm còn phải thảo luận chủ yếu ở các phần phân tích về Xã quyển và Tâm quyển. Chẳng hạn luận điểm của tác giả về tương lai của gia đình, về vai trò của tôn giáo, và một số điểm khác.

Sự phân tích và tổng kết của tác giả là từ thực tiễn của Châu Âu của nền văn minh phương Tây. Ngoài những điểm có ý nghĩa phổ biến, cũng có nhiều điểm gắn với tính đặc thù văn minh của phương Tây. Ngày nay, ít nhất là từ những năm 80, ngay ở phương Tây, chẳng hạn như trong Hội thảo ONESCO ở Paris 1988, người ta đã đi đến thống nhất khẳng định: Hiện đại hóa không đồng nhất với phương Tây hóa. Các nước sẽ đi lên hiện đại bằng con đường khác nhau. Tính hiện đại là thống nhất nhưng hiện đại hóa là đặc thù, tùy theo các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa của mỗi nước. Cho nên tác phẩm này của Toffler có thể giúp cho chúng ta suy nghĩ về những con đường phát triển rút ngắn, mặt khác, nó cũng có thể gợi cho chúng ta, từ sự phân tích đối chiếu, suy nghĩ về những nét đặc thù của một mô hình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việt Nam.


Từ đợt sóng thứ nhất đến đợt sóng thứ ba

Đợt sóng thứ ba - Văn minh hậu công nghiệp

Mục lục


MỤC LỤC

- Lời giới thiệu
- Phần mở đầu
- Sự va chạm của các Đợt sóng

Chương I: Cuộc siêu đấu tranh

Tiền đề cách mạng
Nhân tố chỉ đạo
Những Đợt sóng của tương lai
Những con bọ hung bằng vàng và những kẻ giết người
Xung đột này là cuộc "siêu đấu tranh" cho ngày mai


ĐỢT SÓNG THỨ HAI

Chương II: Kiến trúc của văn minh

Giải pháp dữ dội
Những bộ ắc quy sống
Dạ con công nghệ
Ngôi chùa màu son
Gia đình hiện đại hóa
Giáo trình ẩn giấu
Những con người bất tử
Nhà máy âm nhạc
Cơn lốc giấy

Chương III: Cái nêm vô hình

Ý nghĩa của thị trường
Sự rạn nứt giữa nam và nữ

Chương IV: Sự phá vỡ quy tắc

Tiêu chuẩn hóa
Chuyên môn hóa
Sự đồng bộ hóa
Sự tích tụ
Cực đại hóa
Tập trung hóa

Chương V: Các kỹ thuật viên của quyền lực

Những người hội nhập
Bộ máy hội nhập
Những chiếc tháp quyền lực
Các nhà siêu ưu tú

Chương VI: Bản in phơi ẩn giấu

Bệnh say mê máy móc
Túi đại diện
Nhà máy luật pháp toàn cầu
Nghi thức trấn an

Chương VII: Cơn cuồng loạn của các quốc gia

Thay ngựa
Đinh đóng đường ray bằng vàng

Chương VIII: Cái đà đế chế

Bơm hơi đốt ngoài vườn
Đồn điền Marganne
Hội nhập kiểu Mỹ
Sự hợp nhất xã hội chủ nghĩa

Chương IX: Hiện thực công nghiệp

Nguyên tắc tiến bộ
Phần mềm của thời gian
Gói ghém lại không gian
"Chất liệu” của hiện thực
Cái tại sao cuối cùng

Chương X: Khúc kết: Cơn lũ đột ngột

ĐỢT SÓNG THỨ BA

Chương XI: Tổng hợp mới

Chương XII: Những đỉnh cao chỉ huy

Mặt trời và bên kia
Những công cụ của ngày mai
Những máy móc trong quỹ đạo
Vào các chiều sâu
Công nghiệp gen
Những kẻ phiến loạn kỹ thuật

Chương XIII: Các phương tiện thông tin giải đại chúng

Một nhà kho những hình ảnh
Giải truyền thông đại chúng
Văn hóa Bip Bip (Blip Culture)

Chương XIV: Môi trường thông minh

Tăng cường bộ não
Bộ nhớ xã hội

Chương XV: Vượt quá sản xuất hàng loạt

Sữa chuột nhắt và áo dệt kim chữ T
Hiệu quả nhanh
Cái chết của nghề thư ký

Chương XVI: Căn nhà điện tử

Làm việc tại nhà
Các phương tiện viễn thông
Xã hội lấy gia đình làm trung tâm

Chương XVII: Gia đình của tương lai

Chiến dịch ủng hộ gia đình hạt nhân
Các phong cách sinh hoạt không hạt nhân
Nền văn hóa không có trẻ con
Các mối quan hệ "nồng nàn”
Tình yêu cộng thêm
Chiến dịch ủng hộ lao động trẻ em
Đại gia đình điện tử
Sự sơ xuất của bố mẹ
Nhẹ nhàng đi vào ngày mai

Chương XVIII: Cuộc khủng hoảng về diện mạo các Công ty

Lưu thông tiền tệ theo lối nhảy điệu Kabuki
Nền kinh tế tăng tốc
Xã hội không sản xuất hàng loạt
Xác định lại Công ty
Năm áp lực
Công ty nhiều mục đích
Nhiều đường lối cơ bản

Chương XIX: Giải mã các quy tắc mới

Sự chấm dứt chế độ làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều
Quái vật Gorgon không ngủ
Lịch gặp gỡ bạn bè
Máy tính và ma túy
Tinh thần hậu tiêu chuẩn hóa
Ma trận mới
Nhỏ trong to là đẹp
Tổ chức của tương lai

Chương XX: Sự ra đời của người tự tiêu dùng

Nền kinh tế vô hình
Những người phàm ăn và các bà góa
Cái mà bạn tự làm lấy
Người ở ngoài và người ở trong
Các phong cách sống của người tự tiêu dùng
Kinh tế Đợt sóng Thứ ba
Sự chấm dứt của việc thị trường hóa

Chương XXI: Dòng nước xoáy tâm thần

Hình ảnh mới về tự nhiên
Phác họa mô hình về sự diễn biến
Cây tiến bộ
Tương lai của thời gian
Những người du hành vũ trụ
Tổng thể luận và bán thể luận
Phòng chơi vũ trụ
Bài học của con môi

Chương XXII: Sự tan vỡ của dân tộc

Người Abkhazie và người Texico
Từ trên xuống dưới
Công ty toàn cầu
Sự xuất hiện của màng lưới những tổ chức xuyên quốc gia
Ý thức toàn cẩu
Những huyền thoại và những điều bịa đặt

Chương XXIII: Gandhi với các vệ tinh

Chiến lược của Đợt sóng Thứ hai
Mô hình thành công bị phá vỡ
Chiến lược của Đợt sóng Thứ nhất
Vấn đề Đợt sóng Thứ ba
Mặt trời, con tôm và những vỏ bào
Những người tự tiêu dùng độc đáo
Con đường xuất phát

Chương XXIV: Kết thúc: Sự hòa hợp lớn

Các nền móng của ngày mai
Khái niệm Practopia (thực tưởng)
Câu hỏi không đúng

PHẦN KẾT LUẬN

Chương XXV: Bầu khí quyển tâm lý mới

Tản công vào cô đơn
Cộng đồng từ xa
Cấu trúc hêrôin
Điều bí mật của các thờ cúng
Những người. tổ chức cuộc sống và những tín ngưỡng nửa vời

Chương XXVI: Nhân cách trong tương lai

Trưởng thành khác nhau
Người lao động mới
Đạo đức tự tiêu dùng
Cái tôi có tính chất cấu hình

Chương XXVII: Lăng tẩm chính trị

Cái hố đen
Các đạo quân tư nhân
Mặc cảm cứu thế
Những mạng nhện thế giới
Vấn đề những mối quan hệ bên trong
Đẩy nhanh việc quyết định
Sự đồng thuận sụp đổ
Sự bùng nổ bên trong của các quyết định

Chương XXVIII: Nền dân chủ thế kỷ XXI

Quyền lực của thiểu số
Nền dân chủ nửa trực tiếp
Sự phân chia quyết định
Lớp người lãnh đạo mở rộng
Cuộc siêu đấu tranh đang tới
Một số phận phải sáng tạo

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: