Không coi giáo dục là hàng hóa, không có nghĩa là không có lợi nhuận!

08:00 SA @ Thứ Sáu - 07 Tháng Mười, 2005

Căn nhà giáo dục của chúng ta đã quá cũ và chật chội. Chúng ta từng sửa nhiều lần nhưng càng sửa càng cũ. Vì thế, muốn sửa thì phải sửa từ móng. Đó là cuộc cải cách sâu rộng, có thể coi là cuộc cách mạng.

Việc này phải làm khẩn trương, kiên quyết nhưng cũng cần thận trọng, tránh xáo trộn. Hiện nay, giáo dục ĐH nước ta tụt hậu so với khu vực còn xa hơn phổ thông. Giáo dục phổ thông đáng lo 1 thì giáo dục ĐH đáng lo 10. Về nhận thức và thái độ đối với xu hướng thương mại hóa giáo dục, nhất là từ khi xuất hiện các trường ngoài công lập. Trong điều kiện nước ta hoàn toàn không coi giáo dục là hàng hóa, tuy nhiên không có nghĩa là quay về hình thức quan liêu, không hợp tác, không lợi nhuận.

Cái yếu nhất của chất lượng giáo dục hiện nay là sản phẩm giáo dục chưa đáp ứng, quá kém và bất cập với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Con người không chỉ kém về kiến thức mà còn kém cả về thực hành, đạo đức, khả năng sáng tạo, gian dối trong học tập. Bây giờ nhiều học sinh không biết xấu hổ vì quay cóp, giáo viên không ít người thản nhiên chấp nhận. Hai đức tính chủ yếu mà nhà trường và xã hội thiếu sót khi dạy cho học sinh là trung thực và sáng tạo.

Yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là điều kiện vật chất, chương trình, sách giáo khoa, nhưng qua nghiên cứu cho thấy quan trọng nhất vẫn là người thầy. Đội ngũ thầy hiện nay vẫn còn thiếu, không ít trường hợp thầy không ra thầy mà nguyên nhân chủ yếu là lương không ra lương, dẫn đến giáo dục không ra giáo dục, giáo dục mà phản giáo dục. Việc cấp bách hiện nay là sửa chế độ lương, làm sao đưa mọi khoản thu nhập vào công quỹ để phân phối lại, để giáo viên không còn phải lo toan dạy thêm học thêm, viết sách nhảm nhí để tăng thu nhập.

Một điều quan trọng nữa, phải phát huy tính chủ động của học sinh, phải bớt giờ lên lớp, tăng giờ tự học, tăng tham luận, đọc sách, thuyết trình... Chương trình hiện nay phải thay đổi những môn có tính chất kinh kệ, thay vào đó là những môn có tính chất tư duy.

Sự lãng phí công quỹ không đáng sợ bằng sự lãng phí công sức của thầy giáo vào những giờ dạy thêm lu bù, tuổi trẻ của học sinh bị chôn vùi vào những giờ học thêm, không rèn luyện được tính sáng tạo, thông minh.

Hoàng Lan Anh ghi

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phải tiến nhanh lên mà thôi"

    13/07/2016Nguyễn Khắc MaiBàn về văn minh nước ta, khuyết điểm còn nhiều nhưng không có gì phải lo, chỉ phải tiến nhanh lên mà thôi...”(1). Đó là câu nói mà 100 năm trước được ghi trong Quốc Dân Độc Bản của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thời Đông Kinh Nghĩa Thục.
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • ''Phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''

    16/06/2014''Nền giáo dục của chúng ta đang thực sự xuống cấp'', ''phải nhìn những tiêu cực trong giáo dục hiện nay như là một khối u nguy hiểm để triệt bỏ tận gốc''; ''đã đến lúc phải tiến hành cuộc cách mạng giáo dục''... Đó là những ý kiến thẳng thắn của các giáo sư trong buổi làm việc lấy ý kiến về dự thảo đề án ''Triển khai, thực hiện cuộc vận động toàn dân xây dựng - cả nước trở thành một xã hội học tập'', do Trung ương Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức hôm qua (4/9/2003)...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Xã hội hoá giáo dục

    15/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupGiáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội. Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục và xã hội hóa giáo dục là một trong những giải pháp được đặt ra sôi nổi nhất. Phải khẳng định, xã hội hóa giáo dục là tinh thần, là nội dung quan trọng nhất của cải cách giáo dục, đảm bảo sự thành công của cải cách giáo dục?
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Giáo dục ở nước ta hiện nay, đi bằng con đường nào?

    09/07/2005Nguyên NgọcĐã ít lâu nay, khi bàn về giáo dục ở nước ta hiện nay, hình như nhiều người thường thống nhất với nhau: Thôi, không nên nói tình hình nữa, tình hình giáo dục, những căn bệnh của giáo dục đang khiến cả xã hội không thể yên tâm, thì ai cũng biết và nhận ra cả rồi. Vấn đề bây giờ là cần tìm giải pháp nào để thay đổi được.
  • Những khoảng cách giữa giáo dục VN và thế giới

    09/07/2005Thanh Hà ghiTT - Thông qua việc so sánh các xu thế của giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới với thực trạng GDĐH VN, GS Phạm Phụ đưa ra những nhận dạng có tính chất “chẩn đoán” về các khoảng cách (thua kém hơn) của GDĐH VN so với thế giới.
  • Xóa bỏ các khoản thu ngoài học phí

    20/04/2005Việt AnhThủ tướng vừa ra Nghị quyết về đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, văn hóa, y tế, TDTT. Với ngành giáo dục, sẽ thay đổi cơ bản chế độ học phí theo hướng đảm bảo trang trải chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tậpvà có tích lũy để đầu tư phát triển nhà trường. Ngoài học phí, không thu khoản nào khác.
  • Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, bắt đầu từ đâu?

    11/11/2003Để chấn hưng nền giáo dục nước nhà - một nền giáo dục do đích thân Bác Hồ sáng lập và được xây dựng bằng trí tuệ và xương máu của nhiều thế hệ cách mạng - thì mọi vận động của nó phải theo quy luật vận động biện chứng của lịch sử và khoa học...
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • Cần thay đổi cơ bản và toàn diện

    23/07/2003Giáo dục Việt Nam trước hội nhập toàn cầu: Báo Bangkok Post vừa qua có đăng một mẩu tin đáng suy ngẫm: Xuất khẩu lao động của Thái Lan ngày càng trở nên một ngành thu ngoại tệ đáng kể về cho đất nước. Hàng năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 350.000 lao động, họ gửi tiền về cho gia đình khoảng 1.200 triệu USD...
  • Sự lãng phí trí tuệ

    16/06/2003Trần Quốc TuấnCó thể khẳng định mà không sợ quá đáng chút nào rằng, trong số những vấn đề cơ bản và cũng là cấp bách nhất hiện nay ở nước ta, vấn đề giáo dục nổi cộm nhất, đụng tới đời sống hôm nay và cả tương lai của hàng chục triệu người (trên thực tế là tất cả). Không phải chúng ta không làm được gì. Làm được không ít. Nhưng sao chúng ta vẫn thấy nền giáo dục nước ta dường như giẫm chân tại chỗ?
  • xem toàn bộ