Thói hư tật xấu của người Việt: không biết học hỏi, bỏ không biết cách, hiếu kỳ, tinh vặt

06:32 CH @ Thứ Tư - 22 Tháng Tư, 2015

Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi
(Phan Chu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925)

Người nước ta thường tự xưng là đồng loại, đồng đạo, đồng văn(1) với Nhật Bản, thấy họ tiến thì nức nở khen, chứ không khi nào chịu xét vì sao họ được tiến tới như thế. Họ chỉ đóng tàu đúc súng mà được giàu mạnh hay họ còn trau dồi đạo đức sửa đổi luân lý mới được như ngày nay? Tôi rất lấy làm lạ cho những người đã qua Nhật không đem cái hay cái tốt về cho dân nhờ mà chỉ làm giàu thèm tính nô lệ! Hay là người mình như kẻ đã hư phổi rồi cho nên một nơi có thanh khí như nước Nhật mà cũng không thở nổi chăng?! Lấy lịch sử mà nói thì dân tộc Việt Nam không phải là không thông minh, thế thì vì lẽ nào ở dưới quyền bảo hộ hơn 60 năm nay(2) mà vẫn còn mê mê muội muội bịt mắt vít tai không chịu xem xét không chịu học hỏi lấy cái hay cái khéo của người.

(1) cùng theo đạo Khổng, cùng sử dụng chữ Hán.
(2) tính tới thời điểm tác giả nói trong bài này nước Pháp mới đô hộ nước ta 60 năm.


Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách
(Trần Trọng Kim, Nho giáo, năm 1930)

Những người theo Nho học xưa nay thường hay trọng cái hình thức bề ngoài thái quá để đến nỗi tinh thần sai lầm đi rất nhiều. Người mình lại cứ quen một mặt thuận thụ(1) theo cái khuôn nhất định của tiền nhân để lại, việc phải trái hay dở thế nào cũng chỉ ở trong cái khuôn đó chứ không chệch ra ngoài được, sự phê bình phán đoán càng ngày càng hẹp lại, không biết còn có tư tưởng nào nữa.

Đến nay thời cục đã biến đổi, khoa cử bỏ đi rồi, sự học cũ không phải là cái cầu ở con đường sĩ hoạn nữa, thì Kinh Truyện xếp lại một chỗ mà đạo thánh hiền cũng chẳng ai nhắc đến.

Sự bỏ cũ theo mới của ta hiện thời bây giờ không phải là không cần cấp, nhưng vì ngỡ mình nông nổi không suy nghĩ cho chín chưa gì đã đem phá hoại đi, thành thử cái xấu cái dở của mình thì vị tất đã bỏ được, mà lại làm hỏng mất cái phần tinh túy đã giữ cho xã hội ta được bền vững mấy nghìn năm. Cái tình trạng nước ta hôm nay là thế, khác nào như chiếc thuyền đi ra biển, không biết phương hướng nào mà đi cho phải.

(1) xuất theo, tự nguyện chấp nhận.


Nặng tính hiếu kỳ
(Dương Quảng Hàn, Học saocho phải đường, Hữu Thanh, năm 1921)

Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữ Tàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình. Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới. Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay, danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường, lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp(1), mà lịch sử địa dư nước mình thời mịt mù, phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm. Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm...

(1) cũng có hiểu ít nhiều.


Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt
(Lương Đức Thiệp, Việt Nam tiến hóa sử, năm 1944)

Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam phần nhiều là thông minh, song những người có trí tuệ lỗi lạc thì xưa nay vẫn hiếm. Nhiều khi từ thông minh không có chỗ dùng thuận tiện thường lại biến ra não tinh vặt. Trí nhớ của người Việt Nam rất nẩy nở, đến não tường tượng thì hoàn toàn bị não thực tiễn làm tê liệt. Não thực tiễn này mở nguồn cho nhiều đức tính khác, cho nên người Việt Nam hiếu học không phải vì khát hiểu biết mà chỉ vì mong một địa vị ưu thắng trong xã hội: Học đối với người Việt.không phải để thỏa mãn một khát khao trí tuệ, mà chính là để làm kế mưu sinh.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: huyền hồ, than vãn, học để thi

    10/10/2018Vương Trí NhànNhững kẻ chơi bời lười biếng, vô công rồi nghề, sống dựa vào người khác, hưởng lợi mà không sinh lợi, thật chẳng khác gì giống ký sinh trùng trong loài động vật. Đó là những con mọt nước...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Lãng phí, mất gốc, học đòi

    28/03/2018Vương Trí NhànNhững chốn ăn chơi của Hà Nội là nhất Bắc kỳ, cái đó rành rành không ai chối cãi. Nhưng chúng ta phải buồn phiến mà nhận ra rằng những hiệu cao lâu có danh và bền vững đều là của người Tàu. Về cách tổ chức một chốn ăn, về danh vọng của một ngôi hàng cơm thật quả chúng ta không có nền nếp tục lệ và quy củ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Không có can đảm, chưa thoát khỏi tư cách học trò

    18/10/2016Vương Trí NhànNước ta vẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn, cả năm thầy trò chỉ ôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò! Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờ cũng vẫn thế…
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt

    04/03/2016Vương Trí NhànAn Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học không biết cách, giỏi bắt chước

    06/01/2016Vương Trí Nhàn... những bực nhoàng nhoàng thì thường cứ thấy người học cũng học, học cho thuộc cách mà thôi, chứ không có định trong bụng rằng theo những điều nào, kháp(2) đạo ấy vào tính tình riêng của người nước mình nó ra sao...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: học bề ngoài, khách sáo

    27/09/2015Vương Trí NhànNgười mình vốn có cái thiên tính dễ đồng hóa, nghĩa là có tư cách, dễ am hiểu dễ thu nạp lấy những gì khác lạ với mình, dễ đem những điếu hay điều dở của người ngoài mà hóa làm của mình, nhưng cái tài đồng hóa đó thường thường chứa cái khóe tinh, biết xem xét và bắt chước của người, phảng phất ở bề ngoài, chứ không thấu triệt được đến chỗ căn để, chỗ tinh túy
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tùy tiện giao tiếp, thạo sử người, chẳng học ai cả

    24/09/2015Vương Trí NhànNgười nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thiếu tri thức, học vụ lợi, dễ tầm thường

    23/08/2015Vương Trí NhànTôi thường thấy ở mình kẻ nào khôn hơn chút đỉnh, giao thiệp với người kém hơn chút đỉnh, thuần chỉ nói dối. Đứa “ăn cắp có giấy”, đứa ăn cắp chưa có cấp bằng cũng đều một mực như thế cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

    13/08/2015Vương Trí NhànNgười mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học đòi làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...

    29/05/2015Vương Trí NhànCứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế thì hay quá!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • "Du" nhiều "học" ít

    12/11/2003Thời gian gần đây vấn đề du học đang sôi động, đầy bức xúc. Những thông tin tuyển sinh hội thảo, những suất học, những suất học bổng hấp dẫn tràn ngập trên các báo, tạp chí Tuy nhiên, liệu có phải sinh viên nước ta đi du học chỉ vì mục đích nâng cao trình độ, mở mang trí thức, hiểu biết bằng việc tiếp xúc với các nền giáo dục phát triển hay còn có những nguyên nhân khác
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • Lòng ganh tị của các nhà khoa học

    11/11/2003Cao Xuân HạoLòng ganh tị của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra 5 năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm 5 năm nữa để nâng lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tị của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.
  • xem toàn bộ