Thói hư tật xấu của người Việt: Ưa nịnh, chê bai, thiếu óc khoa học

10:09 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Tám, 2015

Chỉ quen ưa nịnh
(Trần Trọng Kim, Mấy lời bàn vớiPhan tiên sinh về Khổng giáo, năm 1930)

Người mình xưa nay vẫn chưa quen chịu người ta phê bình. Ai làm được quyển sách quyển vở nào, đem ra giới thiệu với công chúng thì chỉ muốn khen, chứ không muốn người ta chê, rồi hễ thấy người ta bẻ bắt điều gì là mích lòng và không hiểu rằng “người dạy ta mà phải là hầu ta, người trách ta mà phải là bạn ta". Bởi vậy người phê bình cũng không muốn phê bình, mà sự học cũng không tiến bộ được.


Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi
(Hoa Bằng, Vài cái liệt điểm củamột số nhà văn ta, Tri tân, năm 1942)

Người ta khoác bộ áo phê bình để thực hành cái dã tâm tâng bốc lẫn nhau, quảng cáo lẫn nhau. AnhGiáp viết đến mấy kỳ báo ca tụng "văn nghiệp"(!) của anh Ất(1) rồi anh Ất để hết lại, viết hàng mớ bài tán lương về văn tài về tác phẩm của anh Giáp. Nhưng bạn đọc, giá chịu khó tò mò đôi chút, sẽ biết rõ ngay hai anh ấy là bạn nối khố của nhau, lợi dụng tờ báo để công kênh nhau lên chín tầng mây biếc. Đáng tức cười hơn nữa, cùng trong một Tòa soạn, trong một đoàn văn, họ lại vẫn giở ngón quá chướng là phê bình tác phẩm của nhau vẫn một giọng khen ngợi hết lời, hoan hô nhiệt liệt.

(1) Cũng như ngày nay hay nói anh A anh B, anh X, anh Y


Kém óc khoa học
(PhanKhôi, người Việt Namvà óc khoa học, Tao Đàn, năm 1939)

Trong đám trí thức chúng ta đã có nhiều kẻ tự nhận mà tuyên bố lên rằng người Việt Nam thiếu óc phê bình, không có óc khoa học. Rồi coi ai cũng im thin thít chịu cả, ai cũng làm thinh, không cãi lại. Phải, chịu chứ còn ai sao được! Các sách Nho ta thường học mở ra thấy đầy những chữ như là tam tài, tam quang, ngũ luân, ngũ hành(1)... còn bao nhiêu nữa không kể hết - mới nghe như là rành về óc phân loại lắm mà kỳ thực nào có phải. Những chữ số mục trên một danh từ ấy chẳng qua bởi người ta thấy cái gì lược đến đâu thì kể đến đó, chứ chẳng phải có chủ ý làm một sự phân tích cho hợp với lẽ đương nhiên.

Trong lúc nền học thuật nước ta bắt đầu độc lập, tôi thấy như ai nấy có huynh hướng về văn học hơn khoa học. Ấy là cái hiện tượng đáng cho chúng ta không lấy làm mãn ý. Có người đã ví văn học và khoa học như hai anh chim chích(2) một không bay nổi. Chuyện chuộng văn học thì lâu ngày nó sẽ thành ra vô thực dụng, cái gương Hán học hồi trước vẫn còn treo mãi cho chúng ta.

(1)Tam tài: Trời, Đất, Người. Tam quang: Mặt trời, Mặt trăng, Sao. Ngũ luân: năm mối quan hệ là Vua - Tôi, Cha - Con, Anh - Em, Vợ - Chồng, Bạn bè. Ngũ lành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

(2) Đại nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích "chích" cớ nghĩa là lệch nghiêng, chích cánh là gãy cánh, còn cô một cánh, cũng là lẻ đôi, chích bạn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Giáo dục, đào tạo nhiều yếu kém

    24/11/2015Vương Trí NhànCách học của ta trái phép sư phạm. Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học hai khoa luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại theo nghĩa hẹp hòi, bó mình vào trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được. Văn chương cũng phù phiếm, người nước Nam mà bàn việc Nguyên, Minh, Đường, Tống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà, Thái Sơn...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cần mẫn bất đắc dĩ, không thiết gì, trống rỗng

    05/11/2015Vương Trí NhànDân An Nam ta có nhiều tật xấu, duy có một tật làm biếng là không ai trách được(1). Chỉ hiềm một điều làm ăn thì cần mẫn, nhưng lại không coi cái cần mẫn ấy là vinh hiển, tựa hồ như một điều bất đắc dĩ phải làm thì làm, chớ không có gì vẻ vang...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thô tục, vô duyên, luộm thuộm

    30/09/2015Vương Trí NhànNói tục, nói bẩn chắc hẳn không người nước nào bằng người An Nam ta. Lắm câu chửi rủa của ta không tiếng nước nào dịch nổi, giả sử những người nói ra có nghĩ đến nghĩa từng tiếng thì đứa nặc nô(1) cũng phải đỏ mặt đến lòng trắng mắt. Thử ngẫm mà xem, những câu ấy có nghĩa lý gì đâu...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: thiên về sầu não, kẻ yếu

    20/08/2015Vương Trí NhànSự đơn điệu tẻ nhạt của cảnh sắc thiên nhiên, tính chất chu kỳ của thiên tai, sự cách biệt của các nhóm người, sự phân chia nam nữ, nền giáo dục khắc nghiệt và khô khan khiến người Việt thiên về u buồn và sầu não. Cá nhân bị giam hãm một cách chặt chẽ và giả tạo trong những khuôn khổ cứng nhắc...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giả dối, khao vong nặng nề

    20/03/2015Vương Trí NhànĐọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả. Giả mật thám, giả lính đoan, giả làm người của Sở nọ, Sở kia. Hạng người nào cũng có kẻ giả, trừ ra một bọn ăn cướp...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Thật như dối, Hợm hĩnh, Voi nan

    25/06/2014Vương Trí NhànVăn chương ta từ trước từ nay vì bó buộc quá đỗi nên luôn luôn đi bên cạnh sự giả dối, sự bịa đặt. Nhà văn chỉ lo viết thế nào cho đúng với lẽ phải của xã hội mà không cần đúng với sự thật tự nhiên...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác