Việt Nam xây dựng tiêu chí hạnh phúc: Đo kiểu Việt Nam
Đo hạnh phúc thế nào?
Ngày 17/3, tại buổi tọa đàm khoa học "Quan niệm về hạnh phúc của người VN", do Bộ VHTT-DL tổ chức, GS.TS Nguyễn Hữu Minh - Viện Nghiên cứu gia đình và giới khẳng định đang thực hiện những bước đi ban đầu để xây dựng các tiêu chí về hạnh phúc của người Việt Nam và tiến tới có những giải pháp khả thi nâng cao chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam.
.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề tài này, ngày 22/3, Đất Việt đã liên hệ với PGS.TS Lê Ngọc Văn - Viện Nghiên cứu gia đình và giới, chủ nhiệm đề tài, ông cho biết: "Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về các tiêu chí hạnh phúc ở nước ta. Từ trước đến nay chưa ai nghiên cứu.
Đề tài này là nghiên cứu khoa học độc lập cấp quốc gia của Viện hàn lâm khoa học và xã hội, do Bộ Khoa học - công nghệ thay mặt nhà nước quản lý, không liên quan đến Bộ VHTT-DL.
Chúng tôi đưa ra tiêu chí chung là chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam như thế nào, các nhóm xã hội khác nhau họ hạnh phúc ở mức nào, ví dụ nhóm nông dân, công nhân, trí thức, thành thị, nông thôn, tôn giáo, đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đạt được đến hạnh phúc như thế nào, chia cho toàn quốc. Thời gian thực hiện đề tài là 30 tháng
Hiện nay, chúng tôi đã điều tra xong 5 tỉnh, thành phố, bằng 2500 phiếu, đang trong giai đoạn xử lý số liệu. Mẫu được chọn là có chủ đích, đủ các không gian vùng, từ đô thị, vùng núi, vùng sâu vùng xa, đại diện cho các tầng lớp dân cư Việt Nam. Trong mỗi một vùng thì kết hợp chọn ngẫu nhiên, chọn 200 người dân tộc thì chọn đúng, nhưng chỉ chọn ngẫu nhiên.
Sau khi phân tích số liệu thì sẽ tổng hợp, phân tích, viết báo cáo, khi đó sẽ ra được kết quả cuối cùng".
Lập Bộ tiêu chí hạnh phúc cho người Việt
.
Chia sẻ cụ thể hơn, theo ông Văn, nếu chỉ hỏi bạn có hạnh phúc không thì rất khó. Thay vào đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu xem đối tượng có hài lòng về các phương diện khác nhau của cuộc sống.
- Thứ nhất, lĩnh vực kinh tế vật chất. Trong kinh tế vật chất chia ra các chỉ báo cụ thể như ăn mặc, nơi ở, đi lại, công ăn việc làm, thu nhập, tiền gửi tiết kiệm, môi trường làm việc.
- Thứ hai,quan hệ gia đình - xã hội, trong đó chia ra các chỉ báo quan hệ vợ chồng, gia đình hòa thuận, con cái, quan hệ cơ quan, cộng đồng, để biết được mức độ hài lòng với công việc, gia đình, đời sống gia đình xã hội ra sao.
- Thứ ba,đời sống cá nhân, tâm linh, tinh thần tín ngưỡng có niềm tin, khát vọng ra sao, mong muốn thế nào, thờ cúng tổ tiên, tự do tôn giáo...
Tổng kết chung 3 lĩnh vực sẽ cho thấy, người dân hài lòng ở mức độ nào, lĩnh vực nào họ hài lòng nhiều hơn, lĩnh vực nào ảnh hưởng đến hạnh phúc nhiều hơn.
''Ở Việt Nam, tôi thấy có vẻ như quan hệ gia đình - xã hội, sự hài lòng ở chỗ này ảnh hưởng đến cảm xúc hạnh phúc của họ nhiều hơn, trong khi phương Tây lĩnh vực đời sống cá nhân được họ quan tâm nhiều hơn. Với họ, phải được cống hiến, tự do sáng tạo, đóng góp cho phát triển đất nước thì họ mới cảm thấy hài lòng, hạnh phúc.
Hay như nhóm dân tộc thiểu số, nông thôn, vùng sâu, vùng xa họ lại nghiêng về lĩnh vực kinh tế vật chất, vì họ chưa đủ ăn, đủ mặc thì vật chất tăng, hạnh phúc tất yếu sẽ tăng, trong khi quan hệ gia đình - xã hội cũng rất quan trọng. Cống hiến cá nhân với họ không quan trọng bằng nhóm trí thức.
Mỗi nhóm xã hội sẽ có một suy nghĩ, yếu tố khác nhau về sự hài lòng và hạnh phúc. Từ các kết quả số liệu thì sẽ biết được bản sắc văn hóa người Việt Nam là như thế nào. Qua đó sẽ cho ra được chỉ số riêng từng nhóm xã hội, từng lĩnh vực và tổng kết lại cho cả quốc gia'' - ông Văn phân tích.
Thế giới xếp 94, chắc gì đúng?
Trước bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế về tính hạnh phúc của Việt Nam, ông Văn nói thẳng: "Hạnh phúc của Việt Nam còn phụ thuộc tiêu chí đo lường là gì, không thể áp dụng nguyên si của thế giới.
Ở châu Âu họ đo dựa theo mức độ tham nhũng của quốc gia, hủy hoại môi trường, chất lượng giáo dục, tuổi thọ trung bình, GDP... mức độ người dân được tham gia ý kiến là rất ít, mà nó chỉ đúng với xã hội văn minh, còn ở Việt Nam nếu dựa theo các tiêu chí này thì chỉ có đứng cuối sổ, vì tham nhũng nhiều quá.
Như chúng ta thấy vừa qua, một số tổ chức xếp Việt Nam đứng thứ 94 trên thế giới trong các quốc gia hạnh phúc, nhưng có thể đúng với họ chưa chắc đã đúng với chúng ta.
Chỉ khi có được chỉ số hạnh phúc ở từng nhóm khác nhau thì biết cách ra chính sách gì, như đối với nông dân thì dùng chính sách nào, không thể dùng chính sách toàn dân, chính sách phải đi vào từng nhóm xã hội.
''Việc thay đổi theo ý dân là khá khó khác hẳn với phương Tây, nhưng việc nghiên cứu khoa học thì chúng tôi vẫn cứ làm. Chúng ta công bố được luận cứ có cơ sở khoa học rất tốt cho xã hội", ông Văn nói.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015