Dân chủ, giàu mạnh với vấn đề Hạnh phúc
Bài viết này vừa trình bày tại Hội thảo khoa học tại Học Viện Chinh trị- Hành chính khu vực II ngày 14-5-2009: “Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhân kỷ niệm 40 ngày công bố Di chúc của Người(1969-2009). Tác giả quan tâm đến quan hệ giữa dân chủ, giàu mạnh và hạnh phúc cả ở cấp độ cá nhân, và quốc gia theo cách nhìn của chủ nghĩa duy vật nhân văn.
Ngày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc.
Nhưng làm sao để cuộc sống “hạnh phúc hơn”? Hạnh phúc phụ thuộc vào những nhân tố chủ yếu nào?Và hạnh phúc là một mục tiêu lớn của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa công sản, vậy thì Cương lĩnh của Đảng ta nên thể hiện thế nào? Bài viết góp phần thông tin, luận giải và nêu ra vấn đề đó.
1- Dân chủ, giàu mạnh và hạnh phúc
Chúng ta, biết rằng, tư tưởng và lý tưởng xuyên suốt cuộc đời họat động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhắm xây dựng một nước Việt Nam “Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu”. Hệ thống khái niệm đó và công thức đó, chủ yếu thể hiện mục tiêu phấn đấu của Người và cũng là của Đảng ta, dân tộc ta ngày nay. Cùng với tư tưởng về lực lượng cách mang, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thông qua tổ chức cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lĩnh vực, con đường và phương thức thực hiện đã tạo nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ thuyết giải phóng và phát triển Hồ Chí Minh.
Ở bài viết này, nhân 40 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh, chúng tôi chỉ xin bàn dền vấn đề hạnh phúc ở cấp độ lý luận và thực tiễn đương đại, trong tương quan với dân chủ và giàu mạnh trong tư tưởng của Người.
Chúng ta cũng biết rằng trong tiêu đề của nước Việt Nam mới có cầu: “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tư do, ấm no, hạnh phúc”. Còn trong tiêu đề “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, độc lập, tư do, hạnh phúc” thì khong thấy rõ khái niệm Dân chủ. Rồi trong phương châm và mục tiêu lớn hiện nay của tiến trình đổi mới và phát triển thì có cấu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì có cụ thể hóa hơn, nhưng thêm được Công bằng, Văn minh thì thiếu Hạnh phúc, hơn nữa Dân chủ đúng sau công bằng. Thực ra ý Hồ Chí Minh là có Dân chủ mới có Giàu mạnh và chúng quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng điều chúng tôi muốn bàn là vấn đề HẠNH PHÚC không thể thiếu trong công thức trên và trong thực tế cuộc sống.
3- Bàn thêm về các yếu tố cần và đủ cho hạnh phúc
Qua trình bày nói trên có những điều đáng lưu ý:
- Trong một quốc gia mà chính phủ thất bại trong việc đem lại nụ cười cho xã hội, người dân có khuynh hướng tựa vào gia đình. Nói cách khác, tiền không mua được hạnh phúc ở Italia
- Có thể kết luận rằng tiền, hay chính xác hơn là thu nhập kinh tế không phải là viên gạch xây dựng nên ngôi nhà hạnh phúc?
- Sự cải thiện và phát triển kinh tế quốc gia (ảnh hưởng đến kinh tế gia đình) đã trở thành yếu tố quan trọng cho tỉ lệ tăng giảm chỉ số hạnh phúc của một nước.
- Mức độ gắn kết giữa thu nhập, điều kiện giáo dục, hoạt động xã hội tự nguyện và sự đóng góp vào sinh hoạt chính trị quốc gia (qua lá phiếu cử tri) cũng cho thấy mức độ hạnh phúc đạt được, trong đó tử lệ cao nhất là sự thể hiện mối quan hệ bền vững và chặt chẽ nhất giữa các yếu tố trên.
- Hầu hết ý kiến đều cho rằng tình hình chính trị quốc gia rối ren đã khiến họ trở thành những người “bất hạnh nhất thế giới”.
- Hiệp hội nghiên cứu chất lượng cuộc sống quốc tế tổ chức tại Philadelphia tháng 11-2004 – cho biết hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi thu nhập luôn thấp hơn quan hệ hôn nhân, sức khỏe và sự bảo vệ quyền tự do cá nhân.
- Và người ta đã lập ra nhiều phương pháp để đo lường hạnh phúc
- Trong quyển Authentic Happiness, Selgman cho rằng có ba thành tố tạo ra hạnh phúc: sự vui thích, sự thu hút (gia đình, công việc, tình cảm, sở thích…) và ý nghĩa. Trong ba con đường dẫn đến hạnh phúc trên, Seligman cho rằng sự vui thích là yếu tố có giá trị thấp nhất.
- Hạnh phúc của mỗi cộng đồng được đo bằng số năm trong vôn tuổi thọ mà con người cảm thấy hài lòng với cuộc sông của mình trên cơ sở tính toán điều này có phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng hay không. Nghĩa là, hanh phúc không nhất thiết đi liền với mức độ giàu - nghèo, hay trình độ phát triển - kém phát triển, hạnh phúc trước hết là mức độ con người hài lòng với cuộc sống của mình.
- Dĩ nhiên, những nghiên cứu nói trên không phải đã tuyệt đối thuyết phục và khi nghe người bên ngoài ca ngợi Việt Nam hạnh phúc hay lạc quan nhất thế giới, thì cũng không ai quên Việt Nam vẫn mới chỉ là nước có GDP thấp và nhiều mặt còn cách các nước trong khu vực khá xa. Nhưng, chính điều đó lại càng làm cho việc đánh giá tâm thế phát triển ở Việt Nam trở nên có ý nghĩa hơn.
Cuối cùng xin bàn thêm như sau:
Vấn đề thứ nhất là tiền và hạnh phúc.
Có tiền mới có hạnh phúc. Nghĩa là nghèo đói thì sinh bất hạnh.
Có lao động mới có tiền và mới có hạnh phúc. Nhưng đó là điều cần chứ chưa đủ. No nhưng không Ấm vẫn chưa có hạnh phúc. Không tôn trọng nhau, không dân chủ, bình đẳng, không sống có tình nghĩa thì không thể có hạnh phúc dù giàu có vật chất, lắm tiền, nhà cao cửa rộng. Bản chất của hạnh phú chủ yếu là ở mặt tinh thần, tình cảm, ở nhân tính (cả 4 cấp độ: cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia).
Tất nhiên, cần lưu ý, nhưng không đơn giản, ngây thơ chính trị là do hiểu lầm khái niệm mà là ý đồ của những kẻ xâm lựợc, gây chiến tranh có nguyên nhân kinh tế chính trị của nó. Nhưng dầu sao sự lưu ý trên đây của Đạo Trường củng rất đáng suy ngẫm.
Chúng ta cần chú ý thêm rằng: đấu tranh là đấu tranh (vượt lên chính minh) vì hạnh phúc của ảc mình và của cả người khác, làm cho người khác thấy hạnh phúc thì mình mới có hạnh phúc. Đúng là trí tuệ cho không mất, nhưng trái tim cho thì được thêm. Và “Tiền cũng cần cho hạnh phúc nhưng hạnh phúc là ở trái tim”.
Ngày nay cũng có thể nói: Hợp tác với nhau cùng làm ăn, cùng có lợi, cùng chia sẻ với nhau, đắng cay ngọt bùi cùng chịu thì mới có hạnh phúc. Và có lẽ khi nào cạnh tranh, đấu tranh mà “hai bên cùng thắng”, cùng vui thì mới có hạnh phúc trọn vẹn, nhưng quả là hạnh phúc rất đơn giản đấy mà khó lắm, thay, nhất là hạnh phúc tầm quốc gia nữa.
Ngày nay trong thời bình, phát triển kinh tế xã hội, nói chung là trong đấu tranh, cạnh tranh có hợp tác và trong hợp tác có đấu tranh, cạnh tranh có quan hệ biện chứng giữa hợp tác. Đấu tranh là tác động lẫn nhau, có bài trừ cái không thích hợp. Nhưng các mặt đối lập cũng có sự, thống nhất, bổ sung cho nhau. Có nhiều lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực văn hóa, nên lấy nguyên lý bổ sung thay loại trừ kiểu tư duy xưa cũ, một chiều siêu hình, cực đoan.
Đoàn kết, đồng thuận, sống tình nghĩa, từ bi, bác áí, sống no đủ, an bình và sống hài hòa là hạnh phúc .
Vâ thề nào để có nền kinh tế hạnh phúc, nền chính trị hạnh phúc, nên văn hóa hạnh phúc, chế độ xã hội hạnh phúc, cá nhân và gia đình hạnh phúc? Câu trả lời nằm trong tổng hòa biện chứng Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và “tự do và hạnh phúc” vừa trong tầm tay vừa vẫn còn phía trước.