Hạnh phúc là nhìn thấy điểm dừng
Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế học, tâm lý, khoa học thần kinh, xã hội học, triết học và chính sách xã hội, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, Richard Layard đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.
Dù thu nhập được tăng hơn gấp đôi, người phương Tây vẫn không hạnh phúc hơn cha anh họ năm mươi năm trước. Giờ đây có những cách thức thông thái để đo đếm hạnh phúc và tác phẩm của P.Layard là câu chuyện được kể bởi rất nhiều mảnh ghép của các nghiên cứu khoa học. Nó được nối tiếp bằng hàng loạt mệnh đề đại loại như: mọi người trong chúng ta ai cũng thích được tăng lương và tăng thu nhập, nhưng một nghiên cứu mới nhất đã phát hiện rằng trong hơn nửa thế kỷ qua, khi các nền kinh tế phát triển hơn trước nhiều thì con người vẫn không có vẻ hạnh phúc hơn. Nói chung, người Mỹ, Nhật và Châu Âu không hề hạnh phúc hơn so với những năm 1950. Phát hiện này khá bất ngờ, vì bất cứ ở thời điểm nào, người giàu bao giờ cũng nói là họ hạnh phúc hơn người nghèo.
Có đến 37% số người giàu tại Mỹ tuyên bố họ hạnh phúc, trong khi chỉ có 16% số người nghèo cho biết như vậy. Thống kê này dễ dẫn con người đến suy nghĩ sai lầm là khi đất nước giàu có hơn và thu nhập tổng thể tăng, cả người giàu và người nghèo sẽ hạnh phúc hơn. Thực tế chứng minh đây là một kết luận sai lầm vì có một nghịch lý: một cá nhân sẽ hạnh phúc hơn khi giàu lên nhưng cả xã hội giàu lên thì chưa chắc xã hội đó đã hạnh phúc hơn.
R. Layard được biết đến nhiều nhất qua các công trình nghiên cứu về nạn thất nghiệp và bất công. Những công trình này đã cung cấp nền tảng lý luận cho các cải cách về chính sách thất nghiệp tại Anh quốc, và từ năm 2000 ông là thành viên của Thượng viện Anh. Ông đã từng đưa ra một đề xuất gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh là chủ trương đưa một môn học mới vào giảng dạy, môn học có tên "Bài học hạnh phúc". R. Layard muốn tìm cách vực dậy tinh thần ngày càng suy sụp trong lớp trẻ và thay đổi "lối hành xử ít nói lời "làm ơn" hay "cảm ơn" trong học sinh. Ông cho rằng tất cả học sinh đều cần phải học "những bài học hạnh phúc" cho đến tuổi 18, mốc tuổi trưởng thành. Nội dung bài học gồm những vấn đề về tâm lý, những kỹ năng cần thiết để tồn tại và tiến lên, kiểm soát trạng thái cảm xúc, cách yêu thương và phục vụ người khác, biết yêu và trân trọng cái đẹp, tiếp cận có tính phê phán đổi với truyền thông, tham gia chính trị và triết học... Để phản bác những ý kiến phản đối môn học này, R. Layard cũng lại đặt ra một câu hỏi: Làm sao ta có thể hy vọng con người hạnh phúc khi không chịu mất thời gian để hiểu nó.
Trong tác phẩm của mình, tác giả cuốn Hạnh phúc giải thích sự thật ẩn đằng sau cái nghịch lý trung tâm của đời sống bằng cách xác định "Bảy nguyên nhân lớn của hạnh phúc và bất hạnh" và chỉ ra cách mà con người đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính mình với những người khác về mặt tôn ty xã hội (xem phần trích dẫn sách). Nói chung cách đặt vấn đề của R. Layard không khỏi khiến nhiều người giật mình. Quả thật cuộc sống phát triển, con người đang giàu có hơn, khỏe mạnh hơn, thế nhưng tại sao số người cho rằng mình không hạnh phúc lại nhiều hơn. R Layard cho rằng hạnh phúc là cam giác tốt đẹp, hưởng thụ cuộc đời và cảm thấy cuộc sống tuyệt vời. Không hạnh phúc là cảm thấy buồn bực và muốn có sự thay đổi. Và trong cách nghĩ đơn giản và rõ ràng như thế, vật chất, thứ người ta vất vả hằng ngày để tìm kiếm nó, lại không góp phần nhiều vào cảm giác đó.
Tinh thần của Hạnh phúc mà R. Layard muốn gởi đến người đọc có thể tóm gọn như thế này: ăn no mặc ấm là nhu cầu vật chất tối thiểu, nhưng khi đã được như thế rồi lại nảy sinh nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Các nhu cầu vật chất và tinh thần cứ tăng theo đà phát triển kinh tế. Nếu không biết phân định thứ bậc giữa các nhu cầu, nếu cứ chăm bẵm vào tăng trưởng kinh tế trong công cuộc phát triển đất nước, hay nếu cá nhân lấy việc làm giàu làm mục tiêu chính cho cuộc sống, thì sớm muộn người ta cũng sẽ rơi vào thất bại như những gì mà mô hình phát triển phương Tây đang nếm trải trong nhiều thập kỷ qua. Bởi vì nó đã không đáp ứng được các khát vọng cơ bản nhất của con người.
Mục lục.
Lời nói đầu
Phần I. Vấn đề
1. Đâu là vấn đề?
2. Hạnh phúc là gì?
3. Phải chăng chúng ta đang ngày càng hạnh phúc?
4. Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?
5. Vậy điều gì làm cho ta hạnh phúc?
6. Sai lầm ở chỗ nào?
7. Chúng ta có thể theo đuổi một điều thiện chung không?
Phần II. Có thể làm được gì
8. Hạnh phúc lớn nhất: Mục tiêu đây chăng?
9. Khoa kinh tế học có đầu mối nào chăng?
10. Chúng ta làm thế nào chế ngự cuộc tranh đua quyết định này?
11. Chúng ta có đủ các điều kiện để đảm bảo cho anh sinh không?
12. Trí tuệ có điều khiển được tâm trạng?
13. Thuốc có tác dụng không?
14. Các kết luận cho thế giới hôm nay
* Lời cảm ơn
* Nguồn gốc các bảng biểu, các biểu đồ và đồ thị
* Danh mục các phụ lục
* Chú thích
* Tài liệu tham khảo
Xem thêm:
Hạnh phúc giải thích sự thật ẩn đằng sau cái nghịch lý trung tâm của đời sống chúng ta. Richard Layarrd xác định “ Bảy nguyên nhân lớn “ của hạnh phúc và bất hạnh và chỉ ra cách mà chúng ta đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính chúng ta với những người khác về mặt tôn ty xã hội. Ông cho rằng, hạnh phúc tự nó hiển nhiên là mục tiêu thực tế của xã hôi và ông đặt câu hỏi: Nếu chúng ta thực sự muôn sống hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần? Những câu trả lời của ông luôn gây bất ngờ.
Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các kĩnh vực kinh tế họ, tâm lý, khoa học và chính sách xã hội, Richard Layarrd đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.
Ngày nay chúng ta giàu có hơn những thế hệ trước đây rất, rất nhiều. Chúng ta có nhiều thực phẩm, quần áo, xe cộ và ngày nghỉ hơn, có những ngôi nhà to lớn, công việc thoải mái và sức khoẻ tốt hơn.
Nhưng dù thu nhâp được tăng lên hơn gấp đôi, người phương Tây vẫn không hạnh phúc hơn cha anh họ năm mươi năm trước. Giờ đây có những cách thức thông thái để đo đếm hạnh phúc, và đây là câu chuyện được kể bởi vô vàn những mảnh ghép của các nghiên cứu khoa học. Nó tiếp diễn như thế nào?
CHƯƠNG 4: Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?
“Người giàu là người mỗi năm kiếm được nhiều hơnngười anh em cọc chèo 100 đô la"- H.L. MENCKEN
Giả sử người ta yêu cầu bạn chọn sống tại một trong hai thế giới tưởng tượng có giá sinh hoạt như nhau:
- Ở thế giới thứ nhất bạn kiếm được 50 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 25 ngàn (trung bình).
- Ở thế giới thứ hai bạn kiếm được 100 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 250 ngàn (trung bình).
Bạn chọn thế giới nào? Câu hỏi này được đặt cho một nhóm sinh viên Harvard và đa số thích thế giớithứ nhấthơn. Họ thích nghèo hơn, miễn là tương quan của họ khá hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng đi đến cùng kết luận3. Người ta quan tâm nhiều đến thu nhập tương đối, và họ vui lòng chịu giảm mức sống đáng kể nếu họ có thể vươn cao hơn trong so sánh với người khác.
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonĐọc “Nguồn gốc người Việt - người Mường” của Tạ Đức
10/07/2014Trần Trọng DươngNguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó
29/05/2014Thế giới quanh ta: Một góc nhìn tri thức
12/04/2014GS. Cao Huy Thuần