Quyền lực, tiền bạc, hạnh phúc: Tại sao không có cả ba?

(Theo Elite Daily)
07:48 CH @ Chủ Nhật - 19 Tháng Sáu, 2016

Thế hệ chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Việc nhận thức về những thứ mà mình mong muốn đạt được đang làm lu mờ mục đích cuối cùng. Một số người tìm kiếm quyền lực, một số chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, và quan trọng hơn, nhiều người đã quên ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, đó là tình yêu...

.

Mục đích cuối cùng của cuộc đời bạn là gì? Bạn muốn trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, trở thành người quyền lực nhất hành tinh này? Hay mục đích sống của bạn là là thành viên các câu lạc bộ tỷ phú, nằm trong nhóm thượng lưu giàu có nhất thế giới? Chẳng có gì là sai với những nguyện vọng mà bạn chọn theo đuổi.

Đó là những khát khao mà nhiều người hướng tới. Hoặc có thể họ chỉ muốn trở thành Thống đốc, chứ không cần là Tổng thống, là CEO của một trong 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ, chứ không cần nằm trong top 10, trở thành một triệu phú, chứ không cần là một tỷ phú.

Dù thế nào đi chăng nữa thì những mục tiêu này đều gắn với việc đánh giá thành công thông qua tích lũy quyền lực và tiền bạc.

Ý của tôi là bạn có thể đạt được cả quyền lực và tiền bạc, nhưng những thứ đó chưa chắc đã mang lại cho bạn phần thưởng lớn nhất, là hạnh phúc cuối cùng. Sự thật là tất cả những năng lượng tiêu cực hướng tới việc giành giật quyền lực hay tiền bạc hay cả hai thứ đó đều có thể khiến bạn thiếu trọn vẹn.

Dưới đây là những phân tích về cả 3 mục đích này. Quyền lực là thứ được thúc đẩy bởi những ham muốn bản ngã của bạn. Tiền bạc là do nhu cầu vật chất, còn tình yêu được dẫn đường bởi đam mê của bạn với người khác.

Những chiến binh bản ngã

Hãy nhìn nhân vật chính trị gia xảo quyệt đã được thủ vai rất tài tình bởi Kevin Spacey trong bộ phim truyền hình “House of Cards”.

Hãy xem bản ngã của người đàn ông đầy hận thù và những hành động cực đoan mà ông sẵn sàng làm để đạt được vị trí cao nhất.

Khi đạt được nó, có thể ông ta thực sự hài lòng, nhưng câu hỏi đặt ra là: liệu ông có thực sự hạnh phúc không? Và nếu bạn cho rằng bộ phim chỉ là hư cấu thì hãy để tôi kể cho bạn nghe từ chính trải nghiệm của riêng mình, đó không phải là phim, nó là cuộc sống thực.

Trên con đường leo lên chiếc thang quyền lực để thỏa mãn bản ngã của mình, họ không quan tâm tới những người mà họ hạ thấp và bôi nhọ. Họ làm ăn bằng những cách vô đạo đức, thậm chí là bẩn thỉu. Họ lờ đi yếu tố đạo đức để có được đồng tiền bằng mọi giá. Việc họ gây nguy hiểm cho cuộc sống của người khác không làm họ phiền lòng.

Những thứ không mua được bằng tiền

.

Tiền chỉ là một hình thức định lượng những gì bạn có thể mua trong cuộc sống. Tuy nhiên, như những ca từ trong một bài hát của nhóm Beatles lừng danh: “Tiền bạc không thể mua được tình yêu và hạnh phúc”.

Tuần vừa rồi, khi ở cửa hàng tạp hóa, tôi đã chứng kiến mâu thuẫn giữa các thành viên trong một gia đình.

Tôi không thể giúp gì nhưng đã nghe thấy cuộc hội thoại của họ về những gì mà họ có khả năng mua trong khi đang cần một chiếc cửa sổ mới thay cho chiếc cũ bị nứt. Họ đã không thể mua cả hai. Đó là khi họ quyết định bỏ lại những gì ở quầy thu ngân. Nó khiến tôi sực nhớ tới gia đình mình khi còn là một đứa trẻ.

Chúng tôi thường xuyên trải qua tình cảnh tương tự, phải rút hết phiếu giảm giá và tiền trong túi may ra mới đủ trả hóa đơn. Đó là cách mà tôi được nuôi lớn – vật lộn để chi trả sinh hoạt phí.

Bố mẹ tôi đã từng phải đưa ra những quyết định khó như vậy. Cả nhà 7 người chúng tôi ở chung một căn nhà chỉ một phòng ngủ trong một khu tệ hại của thị trấn. Tiền bạc luôn luôn bí bách, nhưng tình yêu mà chúng tôi dành cho nhau thì vô hạn.

Vì thế, thứ thực sự có thể đánh gục tôi, bất kể vấn đề tài chính, là bạn có thể cảm nhận được tình yêu và ảnh hưởng mà các thành viên trong gia đình mang lại cho nhau. Bạn có thể đo lường được quyền lực, tài sản nhưng có một thứ bạn không thể đo lường được là sức mạnh của tình yêu thương. Bạn chỉ có thể cảm nhận được nó.

Niềm tin và sự lựa chọn

Tất nhiên hoàn toàn không có gì sai trái khi kiếm tiền một cách minh bạch, kiếm tiền dựa trên sự trung thực và tính toàn vẹn.

Tất cả chúng ta đều có những lựa chọn từ khi chúng ta có khả năng suy nghĩ cho bản thân mình. Niềm tin có trong tất cả mọi người.

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương, tin tưởng vào hạnh phúc như là thành tựu cuối cùng trong cuộc sống của chúng ta.

Có một câu chuyện xưa kể rằng: Vào một buổi tối, một người đàn ông già nói với cháu trai về cuộc chiến diễn ra bên trong một con người.

Ông nói: “Cháu trai, cuộc chiến này là giữa 2 ‘con sói’ bên trong tất cả chúng ta. Một bên là Qủy dữ. Đó là sự tức giận, ghen tị, buồn rầu, tiếc nuối, tham lam, kiêu ngạo, tội lỗi, oán giận, tự ti, dối trá. Con bên kia là cái Tốt. Đó là niềm vui, hòa bình, tình yêu, hi vọng, sự thanh thản, khiêm tốn, lòng tốt, nhân từ, đồng cảm, rộng lượng, trung thực, từ bi và đức tin”.

Cậu bé suy nghĩ một lúc rồi hỏi ông: “Con sói nào thắng hả ông?” “Con sói mà cháu cho ăn” – ông cụ trả lời.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Hạnh phúc và bất hạnh

    07/04/2016Phương HuyềnĐâu là nơi đất lành chim đậu? Còn đâu là nơi có tỉ lệ người dân cảm thấy bất hạnh cao hơn cả?
  • Những bài học từ nghiên cứu về hạnh phúc

    01/04/2016Nhà kinh tế học Richard LayardNếu chúng ta thực sự muốn hạnh phúc hơn, chúng ta nên làm gì khác đi - với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần?
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Về vấn đề mưu cầu hạnh phúc cá nhân và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta hiện nay

    03/05/2014PGS, PTS. Nguyễn Tấn HùngHạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề luôn được quan tâm trong lịch sử triết học. Bài viết điểm qua các quan niệm trong lịch sử triết học - cả phương Đông và phương Tây - về vấn đề quan trọng này. Thông qua cách nhìn mácxít về hạnh phúc, bài viết xác định một vài vấn đề đang đặt ra trong xã hội ta hiện nay...
  • Nguồn vốn của mỗi người: Năng lực, quan hệ, tiền bạc

    24/09/2010Nguyễn Thị Thùy Dương - Tâm Việt GroupDân gian ta có câu “Buôn tài không bằng dài vốn”. Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, làm bất kỳ công việc gì cũng cần có vốn. Vậy vốn của một con người bao gồm những gì, đâu sẽ là nguồn vốn cần phát triển vào đầu tư để phát triển bản thân và vững vàng trong thời đại cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi diễn ra đến từng giây phút...
  • Xã hội học về tiền bạc

    20/05/2010Cuốn sách này trình bày một lối tiếp cận xã hội học về tiền bạc: nó cũng nhằm giải thích trọng tâm của những trao đổi tiền tệ dưới các hình thức hiện đại của các mối quan hệ xã hội gắn với đồng tiền. Ở đó, đồng tiền hiện ra như một chìa khoá tuyệt vời để khám phá những ngóc ngách còn ít được biết đến trong thế giới xã hội.
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • xem toàn bộ