Chìa khóa hạnh phúc trong sách 'Thông thái và số phận'
Trong cuốn sách triết học “Thông thái và số phận”, tác giả Maurice Maeterlinck bàn về nhiều vấn đề để từ đó toát lên quan điểm về hạnh phúc, cách thức để có hạnh phúc...
Dịch giả Nguyễn Trí Dũng đồng thời là người nghiên cứu về văn hóa đưa ra những góc nhìn về cuốn sách Thông thái và số phận mới được phát hành.
- Vì sao ông chọn dịch “Thông thái và số phận” – một tác phẩm triết học khá khó đọc và đã ra đời từ một trăm năm trước?
- Có thời kỳ tôi rơi vào khủng hoảng, thấy mình sao cứ mãi lận đận. Năm 1994, tình cờ gặp Thông thái và số phận, tôi thấy nó đã thay đổi mình rất nhiều. Giờ đây, tôi dịch nó như sự chia sẻ. Cuốn sách đã giúp ích cho mình rồi, thì tôi cũng muốn nó có ích hơn với nhiều người. Nếu ai đó đọc được, có suy nghĩ hướng thiện hơn thì cuộc sống sẽ an nhiên tự tại hơn.
Sách Thông thái và số phận.
-Ông có thể tiết lộ một chút về nội dung sách?
-Tư tưởng lớn nhất của cuốn sách là nói về hạnh phúc: Hãy đón nhận cuộc sống, số phận một cách thông thái để được hạnh phúc.
- “Thông thái” mà tác giả nói trong cuốn sách là gì?
- Thông thái là cách mình nhìn nhận cuộc đời. Cuộc sống thật ra là do từng giây phút trong cuộc đời tạo nên. Có những lúc buồn, vui, đau khổ, hoặc có khi chẳng có sự kiện gì, nhưng nó vẫn làm nên cuộc đời chúng ta. Vậy chúng ta đừng gạt đi những giây phút đó. Vấn đề là cách chúng ta đón nhận từng giây từng phút trong đời sống ra sao. Tác giả khuyên ta nếu gặp đau khổ, hãy đặt đau khổ vào phần tươi sáng, khoáng đạt nhất của tâm hồn.
Cái thông thái đó có sẵn trong mỗi con người, chứ không phải là thiên bẩm trời phú cho một ai đó.
Ví dụ Socrates hay Chúa Kito có một người vợ phản bội, họ giải quyết vấn đề đó như nào? Lý trí của họ đều bảo phải bỏ cô vợ đó đi, trừng phạt cô vợ đó, nhưng họ cố làm cho người vợ hiểu lại, tha thứ. Họ không đòi trả thù, tiêu diệt người phản bội. Sự bình tĩnh xem xét lại của họ chính là thông thái.
- Còn về "số phận", tư tưởng của Maurice Maeterlinck về vấn đề này ra sao?
- Ông cho rằng con người có thể tự tạo nên số phận. Maeterlinck phận biệt mỗi con người có hai số phận : số phận bên ngoài và bên trong. Số phận bên ngoài là những thứ ngoại cảnh xảy ra, ví dụ như một tai nạn bất ngờ đến. Số phận bên trong có thể thay đổi, xử lý tất cả số phận bên ngoài mang lại. Ông ví tai nạn, hiểm họa chỉ như cây sậy, còn số phận bên trong như thanh gươm có thể phạt băng cánh đồng sậy.
- Vậy kiến thức, hiểu biết – thứ làm nên sự thông thái – có vai trò gì trong hạnh phúc?
- Hiểu biết làm cho chúng ta sống mạnh mẽ hơn, khoáng đạt hơn, bớt vụ lợi. Khi ta có nhiều kiến thức, ta đã có nhiều tư tưởng sáng tỏ. Tư tưởng sáng đó có thể đánh thức nhiều tư tưởng mơ hồ khác. Nó là phương tiện để có được thông thái.
Nhưng nhiều kiến thức đôi khi không phải là thông thái. Maeterlinck cho rằng nhiều kiến thức mà kiến thức đó không chạy thẳng vào tim ta thì đâu có nghĩa lý gì với cuộc sống, đâu tạo nên hạnh phúc cho ta.
Dịch giả Nguyễn Trí Dũng. Ảnh: Thu Hiền
Từ “thông thái” mà ông dịch thường khiến người ta nghĩ tới kiến thức, hiểu biết. Tại sao ông không chọn chuyển ngữ thành “minh triết”?
- “Minh triết” là từ của phương Đông. Mà phương Đông tư duy thường ít lý trí. Trong khi đó, người phương Tây thường logic, nên tôi chọn từ “thông thái” để gợi tinh thần phương Tây.
Dù vậy, tôi cảm nhận “thông thái” mà Maurice Maeterlinck nói rất giống với đạo Phật, giống với giác ngộ trong đạo Phật vậy.
-Quá trình dịch sách, ông gặp khó khăn gì?
-Đây là cuốn sách tôi thích nên đã đọc nhiều lần. Khi dịch tôi cũng thường đọc đi đọc lại từng đoạn, từng câu. Tôi tin mình đã chuyển tải được quan điểm của Maurice, đương nhiên không thể hiện được 100% giá trị tư tưởng của ông. Quá trình dịch có những chỗ khiến tôi mất nhiều thời gian tra cứu sách vở, tìm hiểu văn hóa, để không chỉ dịch sát chữ, mà còn phải đúng tinh thần, quan điểm.
-Cuốn sách này được viết từ 120 năm trước, liệu tư tưởng của Maurice Maeterlinck tới nay có còn giá trị?
-Những cuốn sách giá trị không bao giờ chết, mà luôn sống cùng, lớn lên cùng chúng ta. Cuốn sách này bàn về vấn đề mà chúng ta luôn trăn trở, đó là “hạnh phúc”. Ngày nay, dường như các bạn trẻ luôn cảm thấy thiếu hụt một cái gì đó, tìm kiếm một điều gì đó. Thì cuốn sách này với tư tưởng về hạnh phúc sẽ là lời giải đáp.
Bìa cuốn sách mới "Thông thái và Số phận" của tác giả Maurice Maeterlinck (Nobel Văn chương). Giá bìa 86.000 VNĐ.
Đăng ký mua theo mobile:0903. 205. 306,[email protected]hoặc
inbox theo: facebook.com/MinhChungTa
"Khi tôi bắt đầu đọc Maeterlinck (thật xấu hổi là mới đây thôi!), sau Mill, Bain, Comte, Wundt, Lewis, Draper, Buckle, Louis Blanc, Michelet, Taine - tôi có cảm tưởng rằng mình bước vào một miền đêm ngày mới lạ của thế giới: tôi không sao diễn tả nổi toàn bộ cái mới lạ khiến tôi kinh ngạc ấy, cái mới lạ của giọng văn, của các đối tượng, đề tài...Nên đọc Maeterlinck thật sự chậm rãi; 2 -3, 5 -6 dòng một sẽ đem lại cho bạn đọc một sự triển khai mới, - nếu bạn đọc thật sự chú tâm... Suy luận của Maeterlinck về sự im lặng thật tuyệt diệu và đem đến một cách hiểu mới và vô cùng sau sắc về tâm hồn con người! Nhưng chúng tôi không muốn làm cái việc mách bảo cho bạn đọc.Bạn đọc đang ở trên bờ đại dương rồi: việc thấy biển khơi chỉ là "mênh mang nước", "muôn trùng lạnh lẽo" hay tìm được trong nó châu ngọc và những tạo vật tuyệt trần, thấy được chất thi ca và "lịch sử hàng hải" hay không, tất cả là phụ thuộc vào bạn đọc. Và Maeterlinck sẽ là nhà thông thái chỉ với ai thông thái, còn kẻ ngu tối ông chẳng thể nào giúp được".(Vasily Rozanov - triết gia Nga)
- Thông thái và Số phận là tập khảo luận triết học, bàn về những khía cạnh thiết thực của đời sống như “thông thái”, “định mệnh”, “tâm hồn”, “hạnh phúc”. Sách ra mắt năm 1898 và vừa được phát hành tại Việt Nam.
-Maurice Maeterlinck (1862 – 1949) là nhà thơ, kịch tác gia, triết gia người Bỉ. Ông đoạt giải Nobel văn học năm 1911. Ông là tác giả của kịch Con chim xanh, Công chúa Maleine, Những người mù, viết một số tập thơ và khảo luận triết học.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn