Hạnh phúc: coi chừng đánh mất!
Trong cuộc đời của đa số chúng ta, hạnh phúc thực sự là mối ưu tư khi sắp làm lễ cưới. Dù là nam hay nữ, cả hai đều có những câu hỏi khác nhau, nhưng tựu trung là cuộc sống lứa đôi sắp tới sẽ có hạnh phúc không.Và trước mối ưu tư đó, mọi người thân quen đều chúc “hạnh phúc - trăm năm hạnhphúc".
Bí hiểm của hạnh phúc
Vậy chỉ khi người ta sắp lấy nhau thì hạnh phúc mới được đặt ra chăng? Vâng, khó lòng nói khác. Bởi vì trước đó, thời còn đi học, hay lúc đi làm, người con trai lo lắng về sự nghiệp, người con gái bận tâm về việc sống không phải nhờ chồng; khi ấy, nếu thấy đạt được điều mong muốn, họ thường nghĩ “mình sướng”. Người khác có ghen tị với họ thì cũng nói “nó sướng ghê nhỉ!”. Đấy là sung sướng và nó khác với hạnh phúc. Chúng ta sẽ nói về sự khác biệt này. Bây giờ xin đi tiếp kẻo lạc đề.
Dựa trên thời điểm đã nêu, ta thấy hạnh phúc đòi hỏi hai yếu tố: “hai người khác phái” và “sốngchung với nhau”. Và họ - cùng nhiều người khác – đã làm thế được vì đã yêu nhau. Nếu không như thế thì mỗi người đã có “một mối tình đẹp” và “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”. Vậy phải có hai yếutố trên thì hạnh phúc mới là một điều để nói đến. Nói cách khác, để có hạnh phúc thì yêu cầu tối thiểu đòi hỏi là có cuộc sống lứa đôi. Và một khi đã đượcnhư thế thì hạnh phúc có thể bao trùm đời sống của đôi kia. Nói như thế có thể là đơn giản. Tuy nhiên, ta phải đi từ đơn giản để đến phức tạp. Mà hạnh phúc là như thế! Chưa kể đến một điềuoái oăm là khi hai người sống trong hạnh phúc chưa chắc họ đã nhận ra! Nhiều khi đó lại là cái gì mà người ở ngoài nhìn vào họ, rồi kết luận “đôi ấy thật hạnh phúc”. Cũng có khi chính đôi lứa khi chỉ nhận ra nó sau này, khi nhớ lại, hay khi đã mất! Đó cũng là bí hiểm của hạnh phúc. Vậy ta đã xác định được lúc nào nó xuất hiện (tính thời gian) và tồn tại ở đâu (không gian của nó); thế nhưng nó là gì?
Bản chất của hạnh phúc
Để trả lời, ta lại nhìn đến đời sống vợ chồng. Trước khi cưới nhau, đôi trai gái đã là tình nhân. Vậy từ cuộc sống vợ chồng nhớ lại thời gian còn là tình nhân, họ có quá khứ. Sống với nhau mỗi ngày, gọi nhau là “mình ơi” hay “em à” thì đấy là hiện tại của họ. Trong khung cảnh ấy, họ chăm sóc nhau; một bên coi là trách nhiệm, bên kia cho là tình yêu. Đến đây ta ướm vào chính mình để nói rõ hơn về đời sống vợ chồng. Chúng ta ai cũng có nhu cầu và ước vọng; hôn nhân phục vụ các nhu cầucùng ước vọng của ta. Có một thân thể, ta phải nương tựa vào người khác; có lý trí và tình cảm, chúng tạo nên nhu cầu tinh thần hay tâm kinh và ta cần được sẻ chia; cuối cùng, có cảm xúc sinh lý cần phải thỏa mãn. Mỗi nhu cầu đòi hỏi mộtcách đáp ứng khác nhau. Người vợ cùng người chồng trong cuộc sống sẽ đáp ứng cho nhau các đòi hỏi đó. Họ giúp nhau để thỏa mãn về vật chất, sung mãn về tinh thần. Các nhu cầu kia còn tùy sở thích cá nhân; nhưng cảm xúc sinh lý là một sự giao hòa; nó làm cho vợ chồng trở nên một. Cuộc sống hiện tại của họ được thể hiện như thế thì từ đó họ sẽ có tương lai. Ấy là con cái. Những người mang dấu tích của họ, và làm cho họ được sống lại một lần nữa sau khi rút tỉa kinh nghiệm bản thân. Vậy trong cuộc sống vợ chồng, ngoài chuyện các nhu cầu nhân bản của mỗi con người được thỏa mãn, ở trong đó còn chất chứa một khoảng dài thời gian của quá khứ, hiện tại và tương lai. Vậy khi sống như thế mà ta nhận ra các điều đó thì đây là hạnh phúc. Tất nhiên, cường độ của hạnhphúc và sắc thái của nó mà mỗi người cảm nhận sẽ khác nhau và cách bày tỏ cũngkhác nhau. Tuy nhiên, nói một cách tổng quát thì một hạnh phúc trọn là như thế và phải như thế.
Sung sướng khác với hạnh phúc. Ngồi nhâm nhi cốc rượu vang, bạn thấy sướng. Nhâm nhi ly rượuđó với một cô bạn gái, bạn thấy sướng hơn vì được ngắm đôi mắt long lanh của cô ta; nhưng nâng ly với vợ thì bạn thấy khác hẳn. Môi nhắp rượu, nhìn vào mắt nàng, ta thấy ở đó một chiều sâu, ký ức của một khoảng dài thời gian.
Làm sao để có hạnh phúc?
Đời sống vợ chồng thì cũng đòi phải có phương tiện: có tiền để sống. Muốn có tiền phải có công danh, muốn có công danh thì phải phấn đấu cho một địa vị. Thế nhưng, chính khi tìm cách nắm giữ những phương tiện với ý nghĩ là chúng sẽ làm ta hạnh phúc.Và khi ngộ ra thì đã mất nó! Vợ đã đi, chồng đã bỏ!
Theo sách xưa, muốn có hạnh phúc, thì phải đi theo đạo trung dung. Nó được coi là đức hạnh của con người. “Trung” là ở giữa, không lệch về bên nào, “dung” là thường; tức là dùng đạo trung làm lẽ thường. Để theo cái đạo ấy, thánh hiền bảo phải biết rõ sự lý.Sự lý của cuộc đời thì, trong tôn giáo và văn học, lời dạy vẫn là – như văn hào Andre Maurois đã nói – phải sống cho một cái gì khác chứ không phải cho mình.
Hạnh phúc là cái bánh mà ta phải nhào từ bột nên để chia sẻ với người thân, thân nhiều, thânít; chứ không phải là quả táo trên cây mà cứ đi tìm. Cái ta cầm trong tay mà cứ đi tìm, ắt sẽ chẳng bao giờ thấy!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015