Từ "lời Rồng" năm Thìn 180 năm trước

02:57 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Sáu, 2018

Năm Thìn - năm con rồng, con vật thường gắn với quyền uy của nhà vua, xem lại những trang sử cũ, chợt bắt gặp những dòng ghi lại các "chiếu, dụ" của vua Minh Mạng khi mới lên ngôi, thật đáng "nể". Trong vương triều Nguyễn, vua Minh Mạng được các nhà sử học đánh giá là người có nhiều công lao với đất nước nhất. Chỉ riêng việc ông cho lập Quốc sử quán vào năm Minh Mạng thứ hai (1821) - một cơ quan làm sử chính thức của nhà nước đã để lại nhiều công trình giá trị như "Đại Nam thực lục", "Khâm định Việt sử thông giám cương lục", "Đại Nam nhất thống trí"... đã thấy ông là người có tầm nhìn xa rộng và có lòng tự trọng dân tộc rất cao.

Ngay từ lúc mới lên ngôi (Minh Mạng thứ nhất - 1820), ông đã có Chiếu viết rằng: " Ta nghe nói đường lối mở thì nước trị, lấp lại thì nước loạn... Ta tự thẹn vì mình nhỏ mọn, kính nối nghiệp lớn, những chăm chăm sợ rằng nhận lấy sự phó thác quá nặng nên thường cùng các quan huân cựu đại thần sáng sớm đã mặc áo, trưa muộn mới ăn cơm, sửa sang việc chính trị, nay gặp lúc khí trời trái tiết, dân sự ít vui, chẳng phải tại vì trong chính sự có khuyết điểm hay sao? Có những ân tình của dân chưa biết đến chăng? Người ta muốn thấy hình dáng, tất phải nhờ có gương sáng, vua muốn nghe theo lỗi mình, hẳn phải đợi người bầy tôi nói thẳng.

Vậy chuẩn cho các quan văn võ ở kinh từ tứ phẩm trở lên, ở ngoài các quan thành, doanh, trấn đều nghĩ cố gắng cùng đua nhau thưa lên xem có phải là lỗi ở tại ta... Các người đều nên chỉ bảo thẳng chỗ tra sai trái, không phải kiêng nể, cùng là chính sự thiếu sót, dân tình đau khổ đều cho phong tâu một thể. Ta sẽ thân tự xem chọn sửa cho kỳ được...".

Nhà vua viết những dòng này khi chưa đầy 30 tuổi, cách đây tròn 180 năm, cũng vào năm Giáp Thìn. Có thể coi "lời rồng" này là "tuyên ngôn khởi đầu sự nghiệp cùng vua Minh Mạng. Con người có quyền uy nhất nước chỉ cầu mong biết lỗi của mình!

Đến năm thứ ba (1822), vua Minh Mạng lại có Dụ viết: "... Nếu quan trên cai quản không biết tự mình làm gương lãnh đạo người dưới mà tư tình dung túng, bị người khác vạch ra, hoặc tự ta biết ra, trừ việc chiếu luật xử trị viên ấy, mà viên quan trên của viên ấy cũng bị giao bộ nghị xử... Nếu ta có chút quá ư vui chơi cũng nên nói thẳng sửa chữa mới là vua tôi cùng khuyên can nhau để cho chính trị thông suốt, nhân dân hòa hợp..."

Chỉ qua hai tờ Chiếu và Dụ kể trên, vua Minh Mạng đã tỏ ra thực lòng vì dân vì nước, không chỉ nghiêm khắc với cấp dưới, mà rất nghiêm khắc với chính mình, luôn muốn được cấp dưới chỉ ra điều sai trái. Nhằm chống tệ nạn ô dù, bợ đỡ, nhà vua cũng đã công khai "tuyên ngôn": khi một viên chức sai trái thì không chỉ mình y mà cấp trên của y cũng phải bị nghiêm trị. Trong đời làm vua, Minh Mạng đã nhiều lần chứng tỏ sự nghiêm khắc của mình, kể cả đối với con cháu trong gia đình. Hoàng tử Miên Thẩm (sau này trở thành nhà thơ Tùng Thiện Vương) có lần đã bị phạt chỉ vì tội gây ồn ào trong lúc vua đang đọc sách. Nguyên do Miên Thẩm ưa tổ chức diễn tuồng, vào lúc say sưa trong lớp tuồng sinh động, không để ý nhà vua đang tập trung tư tưởng đọc sách, cho nổi trống chầu lên. Biết chuyện, sáng hôm sau nhà vua liền phê: "Khởi cổ (nghĩa là nổi trống) ở trong thành mà không xin phép, Miên Thẩm phải phạt bổng 2 năm và phải đóng cửa 3 tháng luôn, không được dự triều hạ" (Theo Tôn Thất Bình - "Đời sống trong Tử Cấm Thành")

Có thể nói, với một ông vua như thế, kỷ cương phép nước được củng cố, nền hành chính được xây dựng có quy củ là lẽ đương nhiên.

Tiếc thay, thời nay, các "sếp" ưa nịnh nọt và những kẻ quen "Dạ, thưa anh" vẫn còn nhiều, dù đã bị ông Thợ Rèn "bêu dương" trên mặt báo Nhân Dân từ lâu.

Càng đáng tiếc hơn, chỉ vì các "sếp" thích kẻ nịnh bợ, không nghe lời nói thẳng mà không ít công trình đổ bể, không ít đơn vị suy sụp, gây biết bao thiệt hại cho dân, cho nước.

Năm mới, đọc lại trang sử cũ, càng hiểu thêm trong vốn cổ của dân tộc còn nhiều điều có ích cho cuộc sống hôm nay.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trường học các loài vật

    30/07/2010Minh BùiNgày xửa ngày xưa, các loài vật quyết định phải làm một cái gì đó thật lớn để đáp ứng các vấn đề của “Thế giới mới” cho nên chúng tổ chức một trường học. Chúng chọn chương trình học gồm có 4 môn: chạy, leo trèo, bơi lội và bay. Để dễ quản lý, mọi con vật đều phải học tất cả các môn...
  • Vua sáng tôi hiền

    26/09/2017Hoàng Hồng MinhLý tưởng không thể chối cãi xưa ở xứ Đông là mơ có vua sáng, tôi hiền. Có vua sáng, tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông, “đêm ngủ không phải đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi”. Chuyện này sách xưa nói mãi rồi...
  • Cái thẻ bài của mấy ông quan

    08/01/2016Nguyễn Anh NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Hội Đồng Chuột

    26/05/2014Nguyễn Tất ThịnhVì cái Xấu gắn với những ‘thứ Tiểu…’ là thuộc tính gốc rễ của chúng, khiến cho người văn minh chúng ta bị rối trí. Nhiều người tuyệt vời, giỏi giang và mạnh mẽ lắm nhưng bị rối loạn và ám ảnh bởi vài con Chuột. Nhưng Tôi lạc quan cho rằng chúng ta đã có sẵn thái độ và cách thức tích cực của mình để khống chế được vấn đề của Chuột...
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Thương nhớ quân tử

    14/12/2010Lê Thiếu NhơnĐã có không ít nhân vật từ trang sách bước ra, và trở thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của một người, hoặc một thế hệ. Anh binh sĩ cả cuộc đời gian truân Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” cũng có thể xem như một ví dụ thuyết phục.
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Ngũ Đức, vốn liếng lớn nhất cho sự thành đạt

    11/07/2010Ngọc QuyênBộ Binh pháp Tôn Tử nổi tiếng của Trung Quốc đã nêu ra “Ngũ Đức” cần có đối với kẻ làm tướng thời cổ là “Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm”. Tuy đây vốn được Tôn Tử coi là 5 phẩm chất cần có ở những người chỉ huy quân đội, nhưng người ta xác định rằng nó cũng là 5 phẩm chất mà những nhà kinh doanh trên thương trường cần có và hội tụ đủ...
  • Tinh thần dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh

    19/05/2010Hoàng Thư"Đại hội đồng UNESCO cho rằng những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam, một truyền thống có từ nhiều nghìn năm trước, và những lý tưởng của Người tiêu biểu cho khát vọng các dân tộc khác trên thế giới..." - Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội.
  • Chữ Lễ xưa và nay

    07/05/2010Phan Chánh DưỡngNhớ lại cách đây mấy năm, khi gặp lại một người bạn hiện sống ở nước ngoài, tôi nói về sự đổi mới của nước ta một cách tự hào. Thế nhưng anh ta trả lời một cách mỉa mai rằng: “Nhờ đổi mới tư duy, cuộc sống người dân Việt Nam đã tốt hơn, nhưng đạo đức xã hội lại băng hoại, tham nhũng lan tràn khắp mọi lĩnh vực, mọi cấp”. Tôi nghẹn họng, đứng lên từ giã và không bao giờ muốn gặp lại anh ta nữa. Sự thật là đổi mới có làm cho cuộc sống chúng ta tốt lên, nhưng vấn đề đạo đức xã hội, nhân cách đạo đức con người thì bị lu mờ và biến dạng dần. Ôi, chữ Lễ của chúng ta còn không và nếu còn thì ở đâu?
  • Quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ

    30/11/2009Trần Đình ThảoBài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này: một là, trên phương diện làm theo đạo “Trung dung”; hai là, trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo.
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử

    27/11/2006Nguyễn Thị Kim ChungBốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập.
  • xem toàn bộ