Tôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.
Tối 19/1/2007, tôi được trò chuyện với ông tại buổi cơm do Hội đồng Nhân dân TP HCM mời. Phong cách bộc trực đầy tự tin của ông ngay lúc đầu đã gây chú ý.
Những công thức rất đời
Ngồi xuống bàn, ông chợt cầm chai rượu Vang ĐàLạt lên và hỏi: giá bán chai này trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Chai rượu ngoại cùng loại tren thị trường Việt Nam hiện nay có những loại nào, của nước nào chính, giá bao nhiêu? Ai dạy cho nhà sản xuất Việt Nam chế ra rượu vang, đã bao năm rồi và hiện nay máy móc của nhà máy là của nước nào? Khi nếm thứ vang trắng của thương hiệu Vang Đà Lạt và được hỏi có ngon không, ông lựng khựng vẻ như tìm lời. Ông hỏi rượu vang đỏ cùng loại. Nếm xông vang đỏ, ông mới gật gù, vang đỏ ngon hơn. Được hỏi về nhưng thách thức đối với Singapore mà ông bận tâm nhất hiện nay, ông đổi giọng trầm trầm như tâm sự: Thế giới đang thay đổi. Môi trường sống thay đổi, lối ống con người thay đổi. Các nước đang nỗ lực phát triển và sự soán ngôi lẫn nhau diễn ra thường xuyên liên tục. Nước nào đứng yên lạ bị tụt hậu lập tức. Cạnh tranh là sống còn nhưng cạnh tranh như thế nào?Hãy chọn đúng lĩnh vực mình có thể cạnh tranh. (Compite and move on!, mấy lần ông lặp lại những từ ngắn gọn này).
Singapore tự biết nước mình nhỏ, dân mình ít nên cạnh tranh bằng tiến bộ khoa học, bằng trình độ tiên tiến trong sinh học, y học, phần mềm quản lý. Singapore có một kinh nghiệm tốt trong tiếp cần kiến thức khoa học là: phải giỏi tiếng Anh.
Vậy bí quyết quản lý kinh tế xã hội của Singapore là gì, ông nói đến một số công thức mà nghe qua ai cũng biết chỉ để mà thờ như bàn thờ thì ai cũng phải vái lạy. Những công thức ông kể ra lại rất đời vì đều đã kiểm nghiệm từ cuộc sống, từ thực tiễn hành động. Quản lý kinh tế xã hội là kết hợp giữa kinh tế thị trường và nhận thức xã hội. (Nghĩ kỹ lại mà xem, các nhà quản lý của ta khi thì ngả sang cực này lúc lại chạy sang cực kia). Làm sao thay đổi thói quen, nâng cao nhận thức của người dân, ví dụ trong bảo vệ môi trường, tham gia quản lý đô thị? 98% dân Singapore nay đã có nhà riêng, họ được hiểu đầy đủ rằng nếu họ không tôn trọng các quy định quản lý, môi trường sồng của họ xuống cấp thì giá trị bất động sản của họ cũng giảm sút. 20% dân Singapore hiện làm ăn, giao tiếp với khắp thế giới, internet, điện thoại di động và mọi phương tiện khác khiến thế giới vợi họ như cái làng nhỏ, họ luôn phản ứng nhanh với các chính sách quản lý. Vì vậy, các nhà quản lý phải đủ kiến thức và thông tin.
Tôi hỏi ông: “Càng ngày càng thấy tính chuyên nghiệp là rất quan trọng trong quản lý. Làm thế nào xây dựng và nâng ao tính chuyên nghiệp trong mọi lĩnh vực quản lý của Singapore?”. Ông không phải suy nghĩ nhiều. Học kiến thức cơ bản, mới mẻ và có hệ thôgns cũng chỉ là một phần nhỏ của công viêc. Cách chúng tôi làm là cử người đi học xong về tìm cách thể nghiệm, đưa vào vận hành, điều chỉnh cho phù hợp rồi lại tiếp tục cập nhật kiến thức mới, đưa vào thực hành tiếp và lại tiếp tục cập nhật kiến thức mới, đưa vào thực hành tiếp và lại tiếp tục điều chỉnh luôn luôn để tìm ra mô hình phù hợp. Như vấn đề giải quyết kẹt xe. Chúng tôi không xây thêm cầu, đường mà hạn chế số lượng xe ô tô riêng lưu thông. Bằng cách bán đấu già quyền mua xe mới trong tổng số mà tỷ lệ xe hơi được phép tăng hàng năm nay buộc dân vào thành phố, giờ cao điểm phải trả tiền, thu tiền thêm những con đường hạn chế xe vào trong giờ cao điểm, tăng thêm ưu đãi cho phương tiện vận tải công cộng… Sau này, thành phố London cũng ứng dụng cách của Singapore.
Nói chung ngày nay học lẫn nhau trong thực tế rồi vận dụng điều chỉnh cho quốc gia mình là một cách khôn ngoan khá phổ biến. Như Thượng Hải năm 1986 còn đầy những khu ổ chuột đã sang Singapore học cách quản lý đô thị, phát triển cây xanh, bảo vệ môi trường và giờ đây, nhìn chung Thượng Hải đã có những mặt về quản lý đô thị hơn Singapore rồi. Gần đây, Trung Quốc thường xuyên cử những đoàn cán bộ quản lý sang nghiên cứu mô hình của Singapore, cứ mỗi quý họ lại luân chuyển 50 cán bộ đến nước chúng tôi.
Ấn tượng rõ nhất của tôi là ông nói gì cũng mạch lạc, thẳng thắn. Không thấy có những câu nhiều lời ít ý hay sáo rỗng vô hồn. Tìm hiểu gì cũng thiết thực, không cần phô trương hiểu biết của mình hay tỏ ra có quan tâm, có… quan điểm quần chúng.
Nói thật với người nhà
Xem lại các tin bài trên các báo Việt Nam ghi lại các cuộc tiếp xúc của ông trong năm ngày từ Bắc chí Nam, kể cả đoạn ông khuyên hãy đưa sinh viên miền Bắc, từ Hà Nội, Hải Phòng vào Nam học cách kinh doanh kiếm tiền và đưa những tinh hoa trong sinh viên miền Nam “cấy” vào các đại học ở Hà Nội, phải thấy ông đã luôn thẳng thắn. Tôi cũng đã nghe tường thuật cuộc gặp riêng giữa ông với các chuyên gia kinh tế và ngoại giao chuyên nghiệp ở Hà Nội.
Nhưng còn gì khó nói nữa ? Thì đây, ông đã bộc bạch với các nhà báo Singapore khi về nhà…
Rằng Việt Nam đã phát triển rất ngoạn mục nhưng… còn lâu, phải vài thập niên mới theo kịp các nước châu Á khác. Phải 20, 30, 40 năm nữamowis hy vọng đuổi kịp Malaysia. Năm 2005, thu nhập quốc dân đầu người của Malaysia là 4.960 USD, của Việt Nam là 620 USD và củaSingapore là 27.490 USD. Những thách thức lớn nhất là: hạ tầng cơ sở kém quá, các chuẩn mực giáo dục còn bất bình đẳng quá. Một trở ngại lớn của Việt Nam trong giáo dục là kém tiếng Anh. Các tài liệu đào tạo hiện phải dịch ra tiếng Việt nên tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc nhiều.
Chừng nào họ có thể trực tiếp dạy và học bằng tiếng Anh thì giáo dục mới tiến nhanh, mà.. chắc còn lâu.
Đội ngũ lãnh đạo của Việt Nam hiện rất trẻ và thực lòng thiết tha đổi mới. Nhưng họ càng muốn đi nhanh thì càng bị nạn quan liêu gắn chặt với tham nhũng trong hệ thống trì kéo lại. Vậy Singapore sẽ làm được gì ở Việt Nam? Thế mạnh nhất của Singapore là hệ thống quản lý của đất nước. Ông nhấn mạnh, giá trị của Singapore đang tăng lên mỗi ngày ở phần mềm kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, vận hành các lĩnh vực. Vậy hãy biết tận dụng nó ở Việt Nam.
Thói quen giật gân của các nhà báo xúi giục tôi bảo là, à, qua Straits Times ta lật tẩy được cảm nghĩ thật của ông về Việt Nam. Nhưng nói vậy chắc không phải. Vậy là khi ở Việt Nam, có thể vì lịch sự ông không đưa ra lời bình về khoảng cách đau khổ để duổi kịp Malaysia, Singapore và về các thách thức căn bản. Nhưng quan điểm cơ bản của ông không thay đổi, mỗi quốc gia phải tự giải quyết cho được bài toán định vị mình trong một “thế giới đang thay đổi” (câu nói ông luôn lặp lại). Phải trung thực nhìn rõ thân phận mình, giá trị thực của quốc gia mình để tự tin đi tới (vì dừng lại là chết) trong tâm điểm cuộc cạnh tranh toàn cầu.