Mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong “luận ngữ” của Khổng Tử
Bốntác phẩm kinh điển nổi tiếng của Nho giáo mà bất kỳ người nào nghiên cứu học thuyết này cũng đều biết đến là Đạihọc, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,được nhà triết học nổi tiếng đời Tống là Chu Hy (1130 - 1200) sắp xếp, kế thừa cách chú giải của các nhà tư tưởng Tống Nho đi trước, cũng như chú giải của chính ông thành bộ sách có tên chung là Tứ thư tậpchú, trong đó Luận ngữđược xem là một trong những tác phẩm khởi đầu quan trọng cho một nền Nho học Trung Hoa do Khổng Tử sáng lập. Đây là cuốn sách đề cập đến các vấn đề của triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức... Có thể nói, những tinh tuý được rút ra từ những vấn đề đó nhằm mục đích xây dựng con người toàn thiện, toàn mỹ cho một xã hội phong kiến lý tưởng theo học thuyết của Không Tử. Trong bài viết này, từ bình diện triết học, chúng tôi muốn làm rõ mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong Luận ngữcủa Khổng Tử.
Để làm rõ mẫu người quân tử - con người toàn thiện trong học thuyết Khổng Tử, chúng ta cần phải lý giải tại sao ông lại chọn đối tượng quan tâm trong học thuyết của mình là con người và các quan hệ của con người. Song, trong khuôn khổ của một bài viết, chúng tôi không thể thực hiện được điều đó mà chỉ muốn nói rằng, bất kỳ ai khi nghiên cứu học thuyết của Khổng Tử cũng đều thống nhất ở điểm cho rằng, đứng trước một xã hội đang phải hứng chịu sự suy thoái về đạo đức của con người (cái mà Trời phú cho con người khi con người xuất hiện và được đặt nó vào vị trí trung tâm của Vũ trụ), xác định đối tượng quan tâm của mình ở trần thế, Khổng Tử muốn làm cho con người thấy được chính bản thân mình, thấy được sự băng hoại về bản tính đạo đức (tính bản thiện) vốn giống nhau khi nó mới được sinh ra nhưng cũng ngay lập tức bị phân hoá, đồng thời dạy cho con người biết cái căn bản nhất của nó là Nhân tính.Chính vì vậy mà ông không đề cập, hay nói đúng hơn là cố ý tránh đề cập đến những vẫn đề sống - chết, mà chỉ chú ý đến bậc trí giả, đó là người biết "chuyên vào việc nghĩa để giúp dân, kính trọng quỷ thần nhưng tránh xa" (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi - Luận ngữ, VI, 20).
Khổng Tử cũng không thích nói về những điều kỳ diệu, về sự hiện diện của thần thánh. Điều này chúng ta có thể biết được qua cuộc đối thoại giữa Quý Lộ và Khổng Tử. Quý Lộ hỏi về việc thờ quỷ thần, Khổng Tử nói rằng: "Thờ người còn chưa nổi, làmsao thờ được ma?". Thưa: Dám hỏi về sự chết. Khổng Tử nói: "Sống còn chưa biết rõ, làmsao biết được sự chết?" (
Qua đó, chúng ta thấy, Khổng Tử hạn chế nhiệm vụ của mình ở việc phục vụ mọi người, quan tâm đến công việc quốc gia, nhưng ông vẫn cho rằng, cuộc sống của mọi người, của dân tộc lại phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo đúng đắn hay sai lầmcủa thiên tử và hệ thống quan lại. Đường lối đó là Đạo Khác với quan niệm của
Vậy ai là người có thể thực hiện sứ mệnh nói trên trong lịch sử tư tưởng
Trong Kinh Dịch đã có khái niệm con người toàn thiện hay thiện nhân. Đó là người biết
Mọi điều hay lẽ phải trong phép ứng xử đạo đức đã được các thánh nhân đời xưa vạch ra. Khổng Tử chỉ là người thuật lại và mong muốn học thuyết của mình có người thực hiện. Người đó chính là bậc quân tử,hay còn gọi là con người toàn thiện.Chữ "quân" trong cụm từ “quân tử” thường dùng để chỉ người đàn ông đạo đức, người toàn thiện hoặc "siêu nhân". Ngoài ra, chữ "quân" đó còn đùng để chỉ các bậc quân vương. Ngạn ngữ
Mâu thuẫn giữa hai mặt trái ngược nhau của con người đã có từ lâu. Song, đối với Khổng Tử, nó trở nên cực kỳ quan trọng và cấp bách. Lúc nào ông cũng dành sự quan tâm của mình xung quanh vấn đề con người, xem sự xa rời bản tính (Trời sinh) ban đầu như là nguyên nhân dẫn đến sự đảo lộn trật tự thế giới và đó chínhlà sự xa rời Đạo. Giữ mình
Người quân tử có sức mạnh biến cải nhân dân đến chỗ tất hơn. Sức mạnh đó không chỉ là lời nói, mà còn là sức mạnh bên trong, là đạo đức. Người quân tử lấy đạo đức làmđộng cơ thúc đẩy nhân dân hành thiện. Khổng Tử nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giải trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tất lành" (Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ, đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ,hữu sỉ thả cách - Luận ngữ, II,3).
Ngôn ngữ là biểu hiện của tư duy khi sự biểu hiện đó không phù hợp thì tư duy của người phát ngôn có thể không lành mạnh cũng có khi việc phát ngôn quáchất phác, không đủ sức thuyết phục người nghe cũng bất lợi. Vì vậy, khi nêu ra đặc trưng của người quân tử, Khổng Tử đã xem xét mối tương quan giữa tính chất phác (Trời cho) với học vấn: "Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên quân tử" (Chất thắng văn tắc đã, văn thắng chất tắc sử, văn chất bân bân nhiên hậu quân tử - Luận ngữ, VI, 16).
Một trong những đặc điểm nổi bật của con người toàn thiện là mối quan hệ của nó với cộng đồng xã hội. Khổng Tử nói: "Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người"(Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu - Luận ngữ, II, 14). Câu này được địch
Con người chu toàn có thể được xem như là tấm gương, là chủ thể của mọi thiện chân, cho nên ai cũng kính nể. Khi được tất cả kính nể thì trong quan hệ không thể thiên lệch với bất kỳ người nào, nhóm nào, bè đảng nào. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại. Vì không có tính chu toàn, nên kẻ tiểu nhân chỉ có thể cấu kết với những người đồng tâm, đồng ý với mình, chính vì thế mà xã hội để bị phân chia thành phe nhóm khác nhau, đấu tranh cho quyền lợi của phe nhóm mình và chèn ép các nhóm khác, thậm chí đấy tới mức thù hằn nhau. Như vậy, xét về mặt cấu trúc hệ thống, tiểu nhân có thể được coi là những bộ phận trong một chỉnh thể, luôn nằm trong sự thống nhất biện chứng và bản thân nó không thể đại diện cho một chỉnh thể xác định, tức là luôn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ bắt buộc, không tự do, nó được xem như Iàcông cụ để phục vụ cho những mục đích nào đó. Ngược lại, "quân tử không thể là công cự (quân tử bất khí - Luận ngữ, II, 12).
Bảo tồn được tính thiệncao cả ban đầu là điều kiện để người quân tử trở nên phổ biến. Đã là phổ biến thì người quân tử có thể chi phối cuộc sống một cách toàn vẹn. Mặt khác, chính vì giữ được tính thiệncao cả đó mà người quân tử thể hiện mình như là người hoàn thiện với đầy đủ phẩm cách tất đẹp trong việc thi hành đạo nhân: "Nết hiếu và nết để có phải là gốc của việc thi hành đạo nhân đó chăng"? (Hiếu đễ dã giả, kỳ vi nhân chi bản dư - Luận ngữ, 1,2).
Từ việc đề cao đức hiếu, đễ, Khổng Tử đi đến thuyết chính danh.Đối với câu hỏi cái gì cần cho đường lối trị quốc đúng đắn, Khổng Tử trả lời: "Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Luận ngữ, XII, 11). Câu trả lời thật là đơn giản, song lại hàm chứa một nội đung khá đầy đủ về chính danh. Khổng Tử nhận thấy, trong một xã hội thịnh trị, có những đẳng cấp xã hội, thì bổn phận của mỗi con người phải được phân định một cách rạch ròi, trình độ tri thức của họ cũng phải tương ứng với công việc mà họ đảm nhận: "Hiểu biết là hiểu biết, không hiểu nhận là không hiểu. Thế cũng là đã hiểu rồi vậy" ( Tri chi vi tri chi,bất tri vi bất tri. Thị tri dã - Luận ngữ, II,17). Đặc biệt, đối với bậc quân tử lại càng phải thận trọng trong cuộc sống. Điều gì chưa nắm chắc, chưa rõ thì không nên cả quyết một cách vội vàng: "Người quân tử đã nêu được tên gọi (danh chính)ắt nói được ra lời, đã nói được ra lời ắt làmđược. Đối với lời nói ra, người quân tử không bao giờ cẩu thả vậy" (Quân tử danh chi tất khả ngôn dã, ngôn chi tất khả hành dã. Quân tử ư kỳ ngôn vô sở cầu nhi dĩ hĩ - Luận ngữ, XIII, 3).
Như vậy, quân tử chưa phải là người lý tưởng (mặc dù các nhà tư tưởng Tống Nho đã đặt nó ngang hàng với thánh nhân). Bản thân người quân tử cũng tự nhận thấy mình chưa phải là người hoàn thiện, nên họ luôn tự xác định phải thường xuyên hoàn thiện hoá bản thân để trở nên tất hơn. Trong cuộc sống hàng ngày không ai có thể tránh được sai lầm, song người quân tử là người biết sai để sửa và đó cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người toàn thiện.
Quân tử là mắt khâu liên kết giữa thánh nhân và người thường, là sợi chỉ nối quá khứ với hiện tại. Quân tử "Sợ ba điều: Sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời nên không sợ, [mà còn] khinh nhờn bậc đại nhân, diễu cợt lời của thánh nhân" (Quân tử hữu tam uý: Uý thiên mệnh, uý đại nhân, uý thánh nhân chi ngôn. Tiểu nhân bất tri thiên mệnh nhi bất uý dã, hiệp đại nhân, vũ thánh nhân chi ngôn - Luận ngữ, XVI, 8). Quả thật, nếu không biết sợ, không cảm nhận được sự hiện diện của trời, sỉ vả quá khứ và coi thường những điều thánh thiện thì tất thảy những cái đó sẽ dẫn tới tai hoạ nghiêm trọng. "Chẳng biết được mệnh trời, không lấy gì để làmngười quân tử. Chẳng biết lễ, không lấy gì để lập thân. Chẳng biết phân biệt nổi lời phải trái, không lấy gì để biết người" (Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử đã, bất tri lễ vô dĩ lập dã. Bất tri ngôn, vô dĩ tri nhân dã - Luận ngữ, XX, 3). Quân tử khác với tiểu nhân là ở chỗ biết lễ do đi theo đường chính, nắm được đạo Trung dung, biết được mệnh trời mà "vươn lên" để đạt đến cao thượng, đến trạng thái hoàn thiện và làm cho người khác cùng hoàn thiện thêm. Khổng Tử nói: "Người quân tử đạt tới chỗ cao thượng, kẻ tiểu nhân đạt tới chỗ thấp hèn" (Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt - Luận ngữ, XIV, 24).
Sự "vươn lên" đến trạng hoàn thiện là một quá trình tự cải tạo của người quân tử Con đường khó khăn của sự nghiệp cải tạo đó xuất phát từ nghiên cứu vạn vật, không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt và làm cho ý mình thành thật, tiến tới chính tâm để tu thân, tề gia, trị quốc và cuối cùng là bình thiên hạ. Từ bậc thiên tử cho tới thường dân ai cũng phải lấy sự tu thân làmgốc. Vì vậy, khi
Con đường hoàn thiện hoá là con đường giải thoát. Ở các tôn giáo khác nhau, quan niệm về giải thoát cũng khác nhau song mục đích chỉ là một - đó là khắc phục quan niệm coi tự kỷ là trung tâm. Trong tư tưởng của Khổng Tử, đó là sự chiến thắng của con người đối với chính bản thân mình, vượt lên trên mình, là sự phục hồi lễ, khôi phục thiện nhân khởi thuỷ. Con đường giải thoát đó phải do chính người quân tử thực hiện thông qua sự tự hoàn thiện mà phương pháp và mục tiêu của sự tự hoàn thiện đó đã được thánh nhân vạch ra. Khi
Giải thoát bản thân khỏi sự ràng buộc của những dục vọng, từng bước nâng cao tri thức của mình về vạn vật (cách vật), về thế giới con người (biết người, yêu thương con người) là con đường hoàn thiện chân chính của Quân tử. Chiến thắng bản thân có nghĩa là chiến thắng những gì trong con người đang cản trở nó quay về với toàn bộ phẩm chất tất đẹp ban đầu mà Trời ban cho. Việc làm đó là phù hợp với Quân tử - con người toàn thiện, vốn chỉ cầu ở mình chứ không bao giờ cầu ở người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường