Yêu nước không có nhiệm kỳ
Có muôn hình vạn trạng cách thể hiện lòng yêu nước, nhưng với một quan chức thì chắc hẳn đó phải là luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của cá nhân mình. Một khi lòng yêu nước trở thành phụ thuộc vào những lợi ích cá nhân thì lúc đó manh nha tư duy nhiệm kỳ?
Theo ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, tư duy nhiệm kỳ có một số biểu hiện sau: “Thích làm các việc hoành tráng, có tiếng, để ghi dấu ấn của cá nhân mình, khóa mình. Những việc đó thường là việc bề nổi, dễ làm, ngon ăn, nhưng không cơ bản. Để làm, họ bất chấp những điều kiện khách quan, những lãng phí gây ra...
Tìm cách né tránh, trì hoãn những nhiệm vụ cơ bản nhưng thầm lặng, hoặc khó khăn cần nhiều tâm lực thời gian. Đùn đẩy trách nhiệm kết luận và xử lý những vấn đề gai góc nảy sinh trong nhiệm kỳ, vin cớ chuyện thuộc nhiệm kỳ trước để đẩy trách nhiệm cho khóa trước, người trước, hoặc vin cớ chưa chín muồiđể gói lại, chuyển giao cho khóa sau. Nếu khóa sau cũng lặp lại cách làm này thì việc giải quyết vấn đề bị đẩy lùi vô thời hạn”.
GS. TS Tô Duy Hợp - Nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn - Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam chỉ ra một triệu chứng khác của tư duy nhiệm kỳ: “Điều tôi cho là nguy hại nhất là xuất hiệntư duy nhiệm kỳvà thuyết hạ cánh an toàn ở các nhà quản lý.
Nếu ở tư duy nhiệm kỳ là sự vơ vét trước khi kết thúc nhiệm kỳ của một số không ít quan chức, thì sự nguy hại ởthuyết hạ cánh an toàn là vô trách nhiệm đối với dân, với nước. Khi có sự kết hợp giữa tư duy vơ vét và thuyết án binh bất động thì điều đó trở nên cực kì nguy hiểm đối với đất nước”.
Đôi khi những gì diễn ra trong cuộc sống khó hiểu đến nỗi, người dân phải tự hỏi: “Đây có phải là biểu hiệntư duy nhiệm kỳ?.
Việc nhiều tỉnh cho nước ngoài thuê rừng trong thời hạn 50 năm có phải là biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ? Phải thế không, khi mà một ông Phó chủ tịch một tỉnh biên giới vùng Đông Bắc bị chất vấn về trách nhiệm cho thuê rừng đã phát biểu: “50 năm nữa, ai làm người đó kiểm soát”?
Nhiều đề án quy hoạch dễ thấy hình hài của tư duy nhiệm kỳ bởi mặc dù quy hoạch, nhưng người ta ít nhìn thấy tương lai trong đó, chỉ thấy những lợi ích nhãn tiền về bất động sản về các dự án cho một nhóm lợi ích.
Tư duy nhiệm kỳ chắc chắn không đem đến lợi ích cho số đông, nhưng làm thế nào để thanh lọc nó? Ắt hẳn, sự ngắn hay dài của nhiệm kỳ không phải là thước đo của thành công, mà thước đo đó phải là những gì đã làm được cho dân cho nước. Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama đáng để suy ngẫm: “Thà làm một nhiệm kỳ tốt còn hơn hai nhiệm kỳ tồi”.
Khi mỗi công dân có ngay trong mình lòng yêu nước, thì biểu hiện của tư duy nhiệm kỳ ở nghĩa tiêu cực nhất, sẽ hết đất sống. Người lãnh đạo thậm chí hy sinh danh vọng của nhiệm kỳ mình, để vì quyền lợi của dân như đã có tấm gương ông Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú trước đây.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã chọn những việc khó trong nhiệm kỳ của mình khi chỉ ra những việc cần làm ngay và chèo lái công cuộc Đổi Mới. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng nhiệm kỳ gây dấu ấn không thể phai trong tâm thức người Việt Nam.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dù lúc đương chức hay đã về hưu, lúc nào cũng thể hiện trọn vẹn một tấm lòng và trách nhiệm với đất nước và thời cuộc.
Với những người lãnh đạo ái quốc, nhiệm kỳ với họ được hiểu đến trọn đời.
Nguồn:Tiền Phong
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá