Trường học các loài vật

11:46 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Bảy, 2010

Ngày xửa ngày xưa, các loài vật quyết định phải làm một cái gì đó thật lớn để đáp ứng các vấn đề của “Thế giới mới” cho nên chúng tổ chức một trường học. Chúng chọn chương trình học gồm có 4 môn: chạy, leo trèo, bơi lội và bay. Để dễ quản lý, mọi con vật đều phải học tất cả các môn.

Vịt bơi rất giỏi, trên thực tế, bơi giỏi hơn cả huấn luyện viên, và cũng được điểm xuất sắc về môn bay, nhưng nó chạy thì rất tồi. Từ khi nó bị điểm kém về chạy, nó phải ở lại sau buổi học và bỏ cả bơi để tập chạy. Việc này được duy trì cho đến khi đôi chân màng của nó bị rách và nó chỉ đạt được điểm trung bình về môn bơi. Nhưng điểm trung bình được chấp nhận ở trường học cho nên không ai băn khoăn cả, trừ vịt.

Thỏ đứng đầu lớp về môn chạy, nhưng đã bị suy nhược thần kinh bởi phải tập bơi nhiều quá.

Sóc leo rất giỏi nhưng nó đã thất bại khi học bay, vì thầy giáp bắt nó phải nhảy từ dưới đất lên chứ không phải từ trên ngọn cây xuống. Nó cũng cố gắng hết sức để phát triển môn nhảy ngựa và được xếp loại C về môn leo trèo và loại D về môn chạy.

Diều hâu là một đứa trẻ khó bảo phải khép vào kỷ luật thật nghiêm. Trong lớp học leo trèo, nó đánh bại tất cả các con vật khác trên ngọn cây, nhưng nó chỉ biết sử dụng mỗi cách của nó để lên đó.

Vào cuối năm, một con lươn không bình thường có thể bơi rất tốt và cũng có thể chạy, leo trèo, bay một tí, đã được điểm trung bình cao nhất và được cử làm đại biểu cho học sinh đọc diễn văn bế mạc.

Nhưng họ nhà chó thì không vào trường để khỏi phải đóng học phí, bởi vì ban giám hiệu nhà trường không đưa vào chương trình môn đào, bới. Chúng cho con cái chúng đến học nghề với nhím và sau này theo chuột chũi và rùa đất mở một trường tư rất thành đạt.


Lời bình của Minh Bùi

Thế giới ngày nay đúng là đòi hỏi mỗi chúng ta phải thật giỏi nhiều thứ. Và cứ theo cái lôgíc đó thì chúng ta phải học thật toàn diện & học thật nhiều. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết mình mạnh gì, yếu gì và chọn phát huy những mặt mạnh của mình & biết cộng tác tập thể để có thể lấp đi những chỗ yếu, tận dụng những mặt mạnh của nhau. Đừng vì lý do phụng sự cho chỉ việc phát triển mà việc học làm cá nhân bị mất đi bản sắc của chính mình !

Là anh lãnh đạo doanh nghiệp, anh hãy dùng con người đúng theo đặc điểm của mỗi người để có được hiệu quả, đừng làm cho một anh “Thỏ nào đó” có năng lực về chạy nhưng lại suy nhược thần kinh chỉ bởi vì giao trọng trách chính là bơi lội.

Là ông lãnh đạo đất nước, đừng cố hành xử với xã hội (mà đã chọn ra ông) như với một ngôi trường của toàn các loài vật (thấp cấp hơn ông).
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Để chất xám thực sự được phát huy

    25/12/2009GS.TS Nguyễn Khắc NhẫnMặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới còn trầm trọng, các nước giàu mạnh đang đầu tư ưu tiên vào việc đổi mới và nghiên cứu để có thể cạnh tranh trên thị trường
  • Gìn giữ và phát huy những giá trị nhân văn của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa

    30/11/2009Hà Thị Thùy DươngCon đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá.
  • Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
  • Để năng lực cá nhân được phát huy

    27/06/2007Phạm Đức RụcSự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm" - là nguồn nhân lực. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc...
  • Người giỏi làm Toán: Rất lãng phí!

    21/02/2006Hoàng Lê (thực hiện)Kiến thức Toán khá cần thiết trong nhiều lĩnh vực, trong cuộc sống. Nhưng, những thứ thực sự cần thiết cũng chỉ ở tầm vừa vừa thôi, nói nôm na là 1+1=2, chứ không phải những cái hoành tráng, trừu tượng, cao siêu. Mà, Toán học bây giờ đi xa lắm rồi, ở tận chân trời nào rồi...
  • Giáo dục như thế nào để phát huy tiềm năng con người Việt Nam?

    06/02/2004Những nhận xét của em Lương Thế Vinh trên Thanh Niên số 13 (ngày 13/1/04) rất sâu sát với hiện trạng giáo dục tại các trường trung học phổ thông của nước ta. Vinh là một trong số hàng trăm ngàn học sinh phổ thông của nước ta, đã dám nói lên sự thật mà rất nhiều thầy cô không muốn nói...
  • Phát huy việc tự học trong trường phổ thông trung học

    10/02/2003Giáo sư Nguyễn Cảnh ToànNước ta hiện còn rất nghèo, đầu tư cho giáo dục bình quân đầu người chỉ mới bằng 1/10 mức trung bình, 1/100 mức cao của thế giới. Giải bài toán "đuổi kịp" như thế nào trong lĩnh vực giáo dục đào tạo khi phải lấy 1 đọ với 10, đọ với 100? - Khơi dậy nội lực, đó là câu trả lời chung. Trong giáo dục, thì nội lực trước hết là nội lực ở người học; Khơi dậy được nội lực này thì sẽ khơi dậy được nhiều nội lực khác trong ngành và trong xã hội.
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ