Trước khi có thiên tài

Trường Chinh dịch
06:16 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Tư, 2016

Tôi tự cảm thấy cuộc nói chuyện của tôi không thể đem lại cho các bạn điều gì bổ ích hoặc thú vị, bởi vì quả thật, tôi không biết gì cả. Nhưng thoái thác, chần chừ quá lâu rồi, cuối cùng không thể không đến đây nói vài câu.

Tôi thấy hiện nay, trong tiếng hò hét của những người đòi hỏi giới văn nghệ, có thể nói mãnh liệt nhất là đòi hỏi thiên tài xuất hiện. Rõ ràng cái đó có thể chứng tỏ hai điều: một là Trung Quốc hiện nay không có thiên tài nào, hai là mọi người đã chán ngấy cái nền văn nghệ hiện nay rồi. Thế thì, có thiên tài hay không?Có lẽ có chăng, nhưng chúng ta đây và nhiều người khác nữa không ai thấy. Nếu chỉ căn cứ vào chỗ mắt thấy tai nghe, thì có thể nói là không có; chẳng những thiên tài mà cả quần chúng làm cho thiên tài xuất hiện nữa.

Thiên tài không phải là con quái vật tự nó sinh ra, tự nó trưởng thành, ở chốn đồng hoang, rừng rậm, mà là quần chúng có thể làm cho thiên tài xuất hiện, đẻ ra và nuôi nấng cho nên không có quần chúng đó thì không thể có thiên tài được. Có một lần, Napôlêông đi qua dãy núi Anpơ 1) nói: “Ta còn cao hơn cả núi Anpơ!”. Hùng vĩ bao nhiêu! Có điều không nên quên rằng sau lưng ông ta, có bao nhiêu là binh lính; không có họ, nhất định ông ta sẽ bị kẻ địch bên kia núi bắt sống hoặc đuổi chạy trở về rồi; hành động, ngôn ngữ của ông ta sẽ không nằm trong giới hạn của sự anh hùng nữa, mà phải quy cho là của con người điên. Cho nên, tôi nghĩ rằng, trước khi đòi hỏi thiên tài xuất hiện, hãy nên đòi hỏi có một quần chúng có thể làm cho thiên tài xuất hiện đã. Ví như muốn có cây to, muốn xem hoa đẹp, thì nhất định phải có đất tốt; không có đất, thì không có hoa và cây nhiều. Hoa và cây, không có đất không được; khác nào Napôlêông, không có binh lính giỏi không được.

Thế nhưng, dư luận và xu thế của xã hội hiện nay, thì một mặt cố nhiên đòi hỏi thiên tài, nhưng mặt khác lại muốn cho thiên tài diệt vong, đến đám đất sửa soạn cho thiên tài xuất hiện cũng định phá đi nốt. Hãy cử một vài thí dụ.

Một là “chỉnh lý quốc cố” 2) . Từ sau khi trào lưu tư tưởng mới tràn đến Trung Quốc, thật ra nó có mạnh mẽ gì đâu, nhưng có một số cụ già, lại có cả thanh niên nữa, đã mất hồn mất vía, đứng ra bàn về quốc cố. Họ nói: “Trung Quốc có bao nhiêu cái hay, cái đẹp đều không chỉnh lý, bảo tồn, lại đi cầu cái mới, thật là hư đốn chẳng khác gì ruồng bỏ di sản của tổ tiên”. Cái lối đem tổ tiên ra mà nói như thế tất nhiên là uy nghiêm lắm, nhưng tôi thì không tin rằng khi cái áo khoác ngoài cũ nát chưa giặt giũ cho sạch và thay đi được, há lại không thể may một cái áo khoác ngoài mới hay sao? Lấy tình trạng hiện nay mà nói, ai muốn làm gì cứ tùy tiện, các cụ muốn chỉnh lý quốc cố tất nhiên cứ việc đến cửa sổ hướng nam vùi đầu mà đọc những chồng sách chết đi; còn như thanh niên, họ có những học vấn sống và nền nghệ thuật mới của họ, ai làm việc người nấy, cũng chẳng phương hại gì. Nhưng vác cái lá cờ đó mà đi hiệu triệu người khác, thì thế là muốn Trung Quốc vĩnh viễn cách tuyệt với thế giới rồi. Nếu cho rằng ai cũng phải như thế, không thế không được, thì lại càng hết sức hoang đường. Chúng ta tán gẫu với người buôn đồ cổ, tất nhiên ông ta khoe đồ cổ của ông ta đẹp như thế này, thế nọ, nhưng ông ta quyết không hề chửi nhà hoạ sĩ, bác nông dân, bác công nhân… rằng họ quên mất tổ tiên! Quả thật người buôn đồ cổ nọ thông minh hơn nhiều nhà quốc học lắm! Hai là “sùng bái sáng tác” 3) . Nhìn bề ngoài, tựa hồ như cũng ăn khớp với việc đòi hỏi thiên tài. Kỳ thực không phải. Trong tinh thần đó, có hàm ý bài xích những tư tưởng từ ngoài vào, những tình điệu của các nước khác, cho nên cũng có thể làm cho Trung Quốc cách tuyệt với trào lưu thế giới. Đã có nhiều người chán không muốn nghe những tên Tônxtôi, Tuôcghêniep, Đôxtôiepski rồi, nhưng tác phẩm của họ đã có cuốn nào dịch ra tiếng Trung Quốc đâu? Tầm con mắt tù túng, chỉ nhìn được những việc trong nước, nghe nói đến Pie, Jôn thì đã chán rồi, nhất định phải Trương Tam, Lý Tứ 4) mới được, thế là nhà sáng tác xuất hiện. Nói thực thì những tác phẩm tốt cũng không khỏi có lấy ít tinh thần và kỹ thuật ở tác phẩm nước ngoài. Lời văn có thể hay ho, nhưng nội dung tư tưởng thường không bằng các tác phẩm dịch được, thậm chí, còn muốn thêm vào một ít tư tưởng truyền thống cho nó thích hợp với khẩu vị người Trung Quốc. Nhưng người đọc lại bị nó ràng buộc, thế là tầm con mắt dần dần bị thu hẹp lại, cơ hồ co rút vào trong khuôn sáo cũ. Tác giả và độc giả làm nhân quả cho nhau, bài xích những trào lưu khác, đề cao quốc tuý, làm sao mà thiên tài xuất hiện được? Dù cho có xuất hiện nữa, cũng khó lòng sống.

Quần chúng mà có thái độ như thế thì là tro bụi, chứ không phải là đất, và trên thứ tro bụi đó, không thể nào có gỗ tốt, hoa thơm.

Lại có cái lối phê bình ác ý cũng như thế. Đã từ lâu người ta mong mỏi có những nhà phê bình; đến bây giờ có một số nhà phê bình ra đời rồi. Đáng tiếc, trong bọn họ có khá nhiều kẻ là nhà “bất bình” chứ không phải là nhà phê bình. Tác phẩm vừa đến tay đã hằm hằm mài mực, hạ ngay một câu kết luận rất là sáng suốt: “Chà, non nớt quá! Trung Quốc cần có thiên tài!”. Về sau thì ngay những người không phải là nhà phê bình cũng kêu như vậy, nghe người ta kêu thì kêu. Kỳ thực, dù là thiên tài đi nữa, thì khi lọt lòng cũng khóc một tiếng như bất cứ đứa trẻ bình thường nào khác, chứ quyết không phải là đã làm ra được một bài thơ hay ngay đâu! Vì non nớt, rồi cứ nhè vào đầu mà đập, thì có thể chết khô ngay. Tôi mắt trông thấy có mấy nhà văn bị họ chửi cho đến nỗi run bắn lên. Những nhà văn đó tất nhiên không phải là thiên tài rồi, nhưng tôi mong rằng dù họ tầm thường đi nữa, cũng nên để lại.

Các nhà phê bình ác ý cho ngựa phóng trên đám mạ non, tất nhiên như thế khoái lắm; nhưng đám mạ non kia lại bị thiệt, những cây mạ bình thường cũng như những cây mạ thiên tài. Non nớt đối với già giặn, cũng như trẻ con đối với người già, chẳng có gì là nhục hết. Tác phẩm cũng thế, mới đầu thì non nớt, không cho là nhục được. Bởi vì nếu không bị dập vùi thì nó lớn lên, thành thục, già giặn. Chỉ có suy yếu, hủ bại thì mới không có thuốc cứu chữa mà thôi! Tôi cho rằng bất cứ người non nớt hay già giặn, nếu như óc non nớt, thì đều nói ra những điều non nớt cả. Chỉ vì mình muốn nói thì nói, nói rồi, hơn nữa, in ra rồi, thế là việc mình xong; đối với bất cứ lời phê bình nào, dù phất ngọn cờ gì cũng mặc kệ, không thèm đếm xỉa.

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn (1881 – 1936)

Ngay các bạn ngồi đây, tôi đoán cũng đến chín phần mười muốn có thiên tài xuất hiện. Nhưng tình hình như thế đấy, không những thiên tài xuất hiện không được, mà đất bồi dưỡng thiên tài cũng không có. Tôi nghĩ thiên tài phần lớn là trời cho; chỉ đất bồi dưỡng thiên tài thì tựa hồ mọi người đều có thể làm ra được. Làm đất cho có công hiệu, bức thiết hơn là đòi hỏi thiên tài. Bằng không thì dù có thiên tài hàng ngàn hàng vạn, cũng không thể phát triển được, bởi vì không có đất, và sẽ trở thành như một đĩa rau giá mà thôi!

Làm đất là phải mở rộng tinh thần ra, tức là tiếp thu trào lưu mới, thoát khỏi cái sáo cũ, để có thể dung nạp, hiểu thấu những thiên tài sẽ xuất hiện. Lại phải không ngại làm những công việc tầm thường, tức là sáng tác được thì tất nhiên cứ sáng tác, bằng không thì dịch, giới thiệu, thưởng thức, đọc xem, tiêu khiển, đều được cả. Lấy văn nghệ để mà tiêu khiển, nói ra tựa hồ như hơi buồn cười, nhưng rút cục vẫn còn hơn là vùi dập nó.

Tất nhiên không thể so sánh đất với thiên tài được, nhưng không phải là người hết sức kiên trì chịu đựng gian khổ thì không dễ gì mà làm đất được. Có điều, việc là do người làm, như thế còn chắc chắn hơn là ngồi đợi thiên tài trời phú cho. Chỗ đó là chỗ vĩ đại của đất; và cũng chính là chỗ có nhiều hy vọng. Vả lại cũng sẽ được đền bù. Thí dụ, hoa đẹp sẽ từ trong đất nở ra, người xem cố nhiên là được nhìn ngắm, thích thú đã đành, mà đất cũng được nhìn ngắm thích thú, chứ không nhất thiết chỉ có bản thân hoa mới vui mừng hớn hở - giá thử đất cũng có linh hồn.

Tháng giêng năm 1924

(Đây là bài nói chuyện ở Hội Ái hữu trường trung học trực thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh ngày 17 tháng 1 năm 1924, sau có đăng lại trên tờ phụ trương báo Thần kinh với một đoạn tiểu dẫn của tác giả như sau: “Anh Phục Viên: Hôm nay xem lại bài nói chuyện ở trường trung học trực thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh hồi tháng giêng, thấy cái sinh mệnh của nó tựa hồ như đang còn, cho nên tôi sửa chữa lại; gửi anh để đăng báo. Đêm 22, Lỗ Tấn”. Về sau, đăng trong tập Nấm mồ)

Chú thích:

1)Alpes: dãy núi giữa hai nước Pháp và Ý; năm 1800, Napôlêông khi tiến quân sang Ý tác chiến với quân đội Nga, đã vượt qua dãy núi này.

2)Chỉnh lý quốc cố:một phong trào do Hồ Thích đề xướng. Năm 1919, Hồ Thích đã đưa ra chủ trương “Hãy nghiên cứu sâu vấn đề, và ít nói đến chủ nghĩa”. Sau đó thì đưa ra chủ trương “chỉnh lý quốc cố” (1919), “đi vào phòng nghiên cứu” (cũng năm 1919), “không nên tham gia các “phong trào cứu quốc” (1925), hòng ngăn trở các nhà trí thức và thanh niên học sinh tham gia đấu tranh cách mạng. Đối với những chủ trương đó của Hồ Thích, hồi bấy giờ ông Lý Đại Chiêu và nhiều nhà macxit khác đã phê phán kịch liệt. Lỗ Tấn cũng là một trong những người lên tiếng phản đối. Trong bài này, ông nhằm chống lại một số luận điệu của những kẻ phụ hoạ Hồ Thích đưa ra.

3)Sở dĩ Lỗ Tấn nói đến việc “sùng bái sáng tác” là vì hồi bấy giờ có dư luận xem thường các tác phẩm dịch. Theo bài “Chúc mừng việc giao lưu văn hoá giữa Liên Xô và Trung Quốc” viết năm 1932, thì Lỗ Tấn nhân đọc bài “Luận về thơ” của Quách Mạt Nhược viết năm 1920 mà đưa ra những ý kiến nói trong bài diễn thuyết trên. Quách Mạt Nhược hồi đó nói như sau: “Tôi cảm thấy các nhân sĩ trong nước chỉ chú trọng đến bà mối mà không chú ý đến người con gái, chỉ chú trọng đến phiên dịch mà không chú trọng đến việc sáng tác”. Nhưng Quách Mạt Nhược nói câu đó chính là vì hồi bấy giờ trên tờHọc đăngxuất bản ở Thượng Hải, ở trang nhất thì lại đăng một truyện dịch. Kỳ thực, Quách Mạt Nhược cũng là người rất chú trọng việc phiên dịch. Chính ông đã dịch một số tác phẩm của Gơt, Sile, Tônxtôi… Đây là một sự hiểu lầm.

4)Người Trung Quốc nóiTrương Tam, Lý Tứcũng như ta nói anh X, anh Y.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bi kịch phi lý của phát xít đối với nhân tài

    08/05/2016Nguyên AnhCuốn tự truyện của Primo Levi "Có được là người" kể về những ngày tháng sống và làm việc trong nhà tù của phát xít của một nhà hóa học, bên vực thẳm của cái chết, sự tha hóa, cuộc đấu tranh vô vọng để tồn tại và làm người, đã thu hút sự chú ý của độc giả toàn thế giới và nó xứng đáng với địa vị một trong những kiệt tác văn chương.
  • Nhân tài chính trị - Lời giải cho bài toán phát triển

    08/07/2014Nguyễn Trần BạtNhững bài toán chính trị truyền thống bao giờ cũng chứa đựng trong nó những yếu tố riêng biệt của từng thời đại và do đó, nhà chính trị buộc phải giải các bài toán chính trị truyền thống bằng những lực lượng trong thời đại của mình trên cơ sở tính đến những nhân tố riêng biệt đó. Trong trường hợp của Việt Nam, một nhân tài chính trị cần phải giải quyết sáu vấn đề căn bản nhất - đó là định vị Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới, xây dựng hệ tư tưởng kinh tế Việt Nam, xây dựng hệ tư tưởng quân sự Việt Nam, xây dựng chương trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa bên cạnh Trung Quốc, xây dựng tầng lớp thượng lưu và đội ngũ trí thức trong xã hội Việt Nam và thừa nhận các giá trị phương Tây...
  • Cách mạng và sự hội tụ nhân tài

    21/08/2010Nguyễn Khắc PhêDịp hội tụ những người con ưu tú đã “có nhiều cống hiến trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” (Lời Đại tướng Võ nguyên Giáp) đã nhắc tôi nhớ lại một bài học về sự hội tụ nhân tài, từ một sự trùng hợp kỳ lạ 65 năm trước, mà anh Phan Tân Hội, con trai luật sư Phan Anh - người đã cùng GS. Tạ Quang Bửu thành lập TTNTTH nói với tôi sau cuộc gặp gỡ...
  • Khám phá những “ván bài” của các thiên tài

    22/10/2009Hoàng ThưĐọc cuốn Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử là bạn đang chứng kiến một cuộc đấu trí giữa những bộ óc thông minh nhất trong lịch sử, căng thẳng và quyết liệt hơn “chiến tranh giữa các vì sao” nhiều.
  • Thiên tài và đa tài

    29/08/2009Đặng Anh ĐàoĐã là thiên tài, dẫu chỉ ở một lĩnh vực nghệ thuật, tác phẩm của họ cũng đủ để thắp sáng chân trời của bao thế kỷ trôi qua. Song, ở một số nghệ sĩ hiếm hoi, trời lại phú cho họ không chỉ một tài năng đặc biệt...
  • Triết học không còn là đặc sản của những "thiên tài"…

    01/10/2008Văn Bảy (thực hiện)(TT&VH) - Bùi Văn Nam Sơn sinh năm 1947 tại Vĩnh Trinh, Duy Xuyên, Quảng Nam, từng học khoa Triết, Đại học J. W. Goethe, Frankfurt/M, CHLB Đức. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, khoảng 15 tác phẩm do ông dịch, chú giải, hoặc giới thiệu, chú thích, hiệu đính… được giới học thuật và bạn đánh giá rất cao. Sau ba quyển Phê phán của I. Kant và Hiện tượng học Tinh thần của Hegel, nay ông vừa cho ra mắt bản dịch và chú giải quyển Khoa học Lôgíc của Hegel (NXB Tri thức, 2008). TT&VH có một cuộc trò chuyện đặc biệt với ông.
  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Những thiên tài của thế kỷ 21

    30/03/2007Hoàng An (theo Thế giới của những điều kỳ diệu)Ngày nay, mỗi phát hiện là một bước tiến. Nhưng kể cả khi nó nổi tiếng, thì nó cũng chỉ là một viên gạch trên bức tường cao. Những thiên tài như Einstein làm hơi khác: họ lấy ra từ bức tường cũ vài viên gạch, quan sát kỹ rồi xây dựng tòa nhà mới...
  • Doanh nghiệp và nhân tài

    01/01/1900Phạm Anh TuấnHiện nay, khi tri thức là một nguồn lực sản xuất quan trọng, việc giành giật nhântài trở thành tiêu điểm của mọi ngành nghề, lĩnh vực, tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Để tồn tại và phát triển, bên cạnh vốn, công nghệ, thị trường... các doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng lôi kéo, giữ chân nhân tài bằng lương bổng, đãi ngộ, khả năng thăng tiến...và cuộc cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn với sự cómặt ồ ạt của các Công tylớn nước ngoài khi kinh tế nước nhà hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới bằng việc Việt Nam gia nhập WTO
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Để tạo nhân tài hay đào tạo người biết việc?

    25/09/2006Bùi Trọng LiễuMới đây, tôi thấy một số người dùng cụm từ “đào tạo nhân tài". Đằng sau từ ngừ còn có khái niệm, quyết tâm va cách tiến hành. Vì thế nên tôi đã tìm tra từ điển, rồi lại hỏi thăm đồng nghiệp trong và ngoài nước về ý nghĩa của cụm từ đó, rốt cục cũng chẳng ai giải thích được cho thỏa đáng. Tôi đành thử "đoán" và viết mấy dòng này như những câu hỏi cần được nêu.
  • Đôi điều về trọng dụng nhân tài

    25/07/2006Ánh HồngHiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyênkhí mạnh thì nước thịnh,nguyên khí yếu thì nước suy" bởi thế các bậc thánh đế, minh vương xưa nay không ai là người không lo chăm sóc, vunxới…” Trích văn bia Quốc Tử Giám.
  • Doanh nghiệp cần làm gì để giữ nhân tài?

    11/06/2006Nguyễn Tiến ĐứcNhân tố con người từ lâu vẫn được coi là nguồn lực quý giá nhất của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh lời nhận xét trên hoàn toàn đúng và minh chứng hùng hồn là sự thành công của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Các sản phẩm của Microsoft, Apple, Google cho chúng ta thấy nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm của các doanh nghiệp này chủ yếu là chất xám...
  • Câu chuyện đầu xuân với Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI

    11/01/2006TS. Nguyễn Đình Cát...đến nay kinh tế nước ta vẫn ở trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi suy nghĩ nhiều về bài toán "đuổi kịp" và buồn rầu nhận thấy rằng tư duy "đuổi kịp” trong xã hội ta hơi trầm lắng...
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ