Khám phá những “ván bài” của các thiên tài

11:22 SA @ Thứ Năm - 22 Tháng Mười, 2009

Đọc cuốn Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử là bạn đang chứng kiến một cuộc đấu trí giữa những bộ óc thông minh nhất trong lịch sử, căng thẳng và quyết liệt hơn “chiến tranh giữa các vì sao” nhiều.

Tên sách: Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử (The Code Book: the Science of Secrecy from Ancient Egypt to Quantum Cryptography)
Tác giả: Simon Singh
Dịch giả: Phạm Văn Thiều - Phạm Thu Hằng
Phát hành: Nxb Trẻ

* * *

Tiếp sau các cuốn Bảy nàng con gái của Eva viết về di truyền học, Thế giới lượng tử kỳ bí về lượng tử, tủ sách Khoa học & Khám phá tiếp tục giới thiệu tới độc giả Việt Nam cuốn sách căn bản và hấp dẫn nhất từ trước đến nay về khoa học mật mã: Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử.

Người ta nói rằng Thế chiến I là cuộc chiến của các nhà hóa học, bởi vì đó là thời gian khí mù tạt và clo lần đầu tiên được sử dụng. Thế chiến II được cho là chiến tranh giữa các nhà vật lý học, với sự ra đời của bom nguyên tử. Và Thế chiến III (nếu có) sẽ là của các nhà toán học, vì chính họ sẽ là lực lượng điều khiển thứ vũ khí vĩ đại của nhân loại thời nay: thông tin.

Có thông tin thì cùng với nhu cầu phải chia sẻ, sẽ có nhu cầu bảo mật. Đó là lý do vì sao khoa học mật mã ra đời, và lịch sử phát triển môn khoa học này cũng là nội dung của cuốn sách chúng ta đang nói đến ở đây.

Hấp dẫn, căng thẳng từ đầu đến cuối

Như nhiều cuốn sách khoa học phổ thông khác của phương Tây, Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử mở đầu hết sức cuốn hút bằng việc tường thuật lại một câu chuyện đầy kịch tính.

Đó là buổi sáng thứ bảy, ngày 15/10/1586. Tác giả viết như thể chính ông đang được dự phiên tòa xét xử Nữ hoàng Mary của xứ Scotland, bị buộc tội âm mưu ám sát Nữ hoàng Anh Elizabeth, để chiếm ngôi.

Elizabeth chỉ có thể xử tử Mary nếu triều đình của bà chứng minh được rằng Mary có tham gia âm mưu phản nghịch. Mà chỉ có thể chứng minh điều đó nếu người ta giải mã được những bức thư bà trao đổi cùng kẻ mưu phản, bao gồm toàn những ký hiệu vô nghĩa.

Các lá thư đều đã được mã hóa. Đằng sau những ký hiệu bí ẩn kia là một bí mật chết người: kế hoạch ám sát Nữ hoàng Elizabeth. Vấn đề của triều đình và tòa án nước Anh là phải giải mã chúng để có thể tuyên án xử tử kẻ chủ mưu - Nữ hoàng Mary xứ Scotland.

"Nói cách khác, nếu mật mã của Mary đủ mạnh để che giấu được bí mật của mình thì bà có cơ may sống sót. Đây không phải là lần đầu tiên mạng sống của một người phụ thuộc vào sức mạnh của một mật mã".

Tác phẩm của Simon Singh về khoa học mật mã đã mở đầu ấn tượng như thế.

Sau đó tác giả đưa người đọc ngược dòng lịch sử, trở về những ngày còn là "thuở sơ khai" của kỹ thuật mật mã. Độc giả ham hiểu biết ắt sẽ thấy thú vị vô cùng với các thủ thuật "giấu thư": cạo tóc người đưa tin, viết thư lên da đầu ông ta rồi chờ tóc mọc lại để che đi thông tin bí mật; viết thư bằng thứ mực trong suốt làm từ cây thithymallus, khi cần giải mã, người nhận chỉ cần hơ nóng thư là sẽ đọc được...

Tác giả Simon Singh còn khá trẻ, ông sinh năm 1964. Ông là người gốc Ấn Độ, theo học vật lý tại Anh và lấy bằng Tiến sĩ về vật lý hạt nhân tại ĐH Cambridge và Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN). Bạn đọc có quan tâm tới khoa học mạng hẳn đều biết CERN là nơi làm việc của cha đẻ của web, Tim Berners-Lee.

Không chỉ là tiến sĩ vật lý, Simon Singh còn là một nhà truyền thông xuất sắc: Ông là đạo diễn, nhà sản xuất phim khoa học cho BBC, tác giả bộ phim tài liệu nổi tiếng Định lý cuối cùng của Fermat (1994). Cuốn sách cùng tên mà ông viết sau đó (đã xuất bản ở Việt Nam) cũng trở thành best-seller ở Anh.

Không chỉ là tiến sĩ vật lý, Simon Singh còn là một nhà truyền thông xuất sắc: Ông là đạo diễn, nhà sản xuất phim khoa học cho BBC, tác giả bộ phim tài liệu nổi tiếng Định lý cuối cùng của Fermat (1994). Cuốn sách cùng tên mà ông viết sau đó (đã xuất bản ở Việt Nam) cũng trở thành best-seller ở Anh.

Sẽ còn thú vị hơn khi người đọc bắt đầu làm quen với những kỹ thuật mã hóa ở dạng đơn giản nhất, để rồi từ đó, cùng tác giả lần lượt tham gia vào những "ván bài" cam go hơn, khi các hệ thống mật mã phức tạp hơn đã ra đời.
Ví dụ, từ "belief" (tiếng Anh nghĩa là niềm tin) có thể được mã hóa như thế này: belief -> be-lief -> bee-leaf (trong đó "bee" là con ong, "leaf" là cái lá) -> dòng ký hiệu sẽ là một con ong và một chiếc lá.

Vừa đọc sách vừa... chơi ô chữ

Người đọc có thể thấy rằng "lịch sử của mật mã là câu chuyện về cuộc chiến kéo dài hàng thế kỷ giữa người lập mã và người giải mã".

Chớ tưởng rằng cuộc đọ sức trí tuệ ấy là trò chơi vô ích. Ngược lại, nó đã có tác động to lớn tới lịch sử nhân loại, bởi vì nó kích thích sự phát triển trong thật nhiều lĩnh vực: toán học, văn bản học, ngôn ngữ học, lý thuyết thông tin, lý thuyết lượng tử.

"... những người lập mã và phá mã cũng đã làm giàu thêm cho những lĩnh vực này và thành quả của họ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ, mà đáng kể nhất là trong lĩnh vực máy tính hiện đại".

Mật mã - những dòng ký tự, ký hiệu bí ẩn - đã quyết định kết cục của vô số trận chiến, dẫn đến chiến thắng, vinh quang cho một bên cùng với sự thảm bại, cái chết của bên kia. Nếu bức điện của Ngoại trưởng Đức Arthur Zimmermann gửi Đại sứ Đức ở Mexico năm 1917 không bị phe Đồng minh giải mã, thì Mỹ sẽ không bao giờ biết rằng Đức sẽ mở rộng chiến tranh, và như vậy, Mỹ sẽ chẳng bao giờ tham chiến. Lịch sử thế giới thế kỷ 20 có thể đã khác.

Dẫn dắt chúng ta đi từ hết câu chuyện này tới câu chuyện khác, Mật mã - từ cổ điển đến lượng tử mang lại vô số điều thú vị, lôi kéo chúng ta vào những câu đố hóc hiểm, những suy luận tuyệt vời thông minh... Nếu bạn là người thích chơi giải đố, chơi ô chữ, hoặc muốn thử thách bản thân với những suy nghĩ căng thẳng khi đọc sách, thì bạn rất nên đọc tác phẩm này.

Tác giả Simon Singh. Ảnh: Indepedent.co.uk

Vũ khí của thời đại thông tin

Ngày nay, hơn bất kỳ lúc nào trong lịch sử, thông tin đã trở thành hàng hóa. Và như thế, thiết tưởng không cần phải nói nhiều về tầm quan trọng của mật mã.

Thông tin kinh tế, an ninh quốc phòng, chuyện đời tư... Sống trong kỷ nguyên Internet, chúng ta càng cần đến mật mã hơn bao giờ hết, và do đó cuộc chiến mã hóa - phá mã lại càng cam go hơn. Cuốn sách của Simon Singh vì thế đã chứng tỏ tính thời sự rất cao.

Nếu vì đọc tác phẩm này mà có độc giả trẻ Việt Nam nào nuôi ước mơ trở thành một nhà khoa học mật mã, thì xin chúc mừng: Bạn sẽ bước chân vào thế giới của những bộ óc thông minh nhất nhân loại, và có thể nói không ngoa rằng tương lai kinh tế - an ninh - quốc phòng của đất nước trong thời đại thông tin này trông cậy rất nhiều vào bạn.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sách khoa học là best-seller, tại sao không?

    07/07/2019Đoan Trang (thực hiện)16 năm trong nghề, dịch giả Phạm Văn Thiều đã giới thiệu đến bạn đọc Việt Nam rất nhiều cuốn sách kinh điển về khoa học thuộc các lĩnh vực “cao siêu”: lượng tử, vũ trụ học, di truyền học, toán học… Ít ai ngờ được điều mà ông khẳng định: Sách khoa học là thứ sách bán chạy, và người dịch có thể sống tốt với nghề.
  • Khi vật lý gõ cửa bản thể học

    12/04/2016Nguyễn Tường BáchKhủng hoảng về vật lý hiện nay là khủng hoảng về ontology, khủng hoảng về bản thể học của thế giới chúng ta. Mặc dù đi đến cửa ngõ của triết học rồi, nhưng nền tảng, bản thể của nó là gì, đó là điều mà chúng ta chưa biết. Khi vật lý học gõ cửa trên bản thể học thì ở đó Phật giáo có thể trả lời một vài câu hỏi...
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Mối quan hệ giữa triết học và bức tranh vật lý học về thế giới

    11/01/2015TS. Nguyễn Ngọc Thu, TS. Bùi Bá LinhMặc dù việc xây dựng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là công việc của các nhà khoa học tự nhiên, nhưng bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới không thể được xây dựng thuần túy từ các thành tựu của các ngành khoa học tự nhiên được. Bức tranh khoa học tự nhiên về thế giới là một công trình sáng tạo khoa học vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân khoa học tự nhiên...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Bảy nàng con gái của Eva

    18/08/2009Hoàng ThưTựa đề rất thơ này là tên của một cuốn sách khoa học phổ thông hết sức hấp dẫn về di truyền học. Tác giả của nó là một nhà bác học nổi tiếng kiêm… phóng viên truyền hình, vì thế chắc chắn ông rất biết cách viết sách như thể kể một câu chuyện, ly kỳ và cuốn hút.
  • Nếu bạn muốn “thử” tìm hiểu về lượng tử…

    10/08/2009Hoàng Thư… thì bạn nên bắt đầu với cuốn Thế giới lượng tử kỳ bí như con đường dễ đi nhất để trả lời những câu hỏi như: vật chất là gì? tại sao nói ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt? Bạn đừng sợ, bởi những khái niệm “khủng khiếp” đó đều đã được giải thích trong cuốn sách best-seller này, với tác giả là một cô gái chưa tốt nghiệp phổ thông.
  • Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan

    09/10/2008CC. biên dịch và chú thíchTạp chí La Recherche số tháng 4/2008 có đăng bài báo của 3 tác giả Michel Bitbol, Anton Zeilinger, Markus Aspelmeyer, Carlo Rovelli & Matteo Smerlak nêu lên quan điểm sai lầm của Einstein về cơ học lượng tử và đưa ra một quan điểm mới về CHLT: Cơ học lượng tử tương quan (Relational Quantum Mechanics). Nội dung bài báo không chỉ liên quan đến CHLT mà đặt ra một vấn đề quan trọng trong nhận thức luận đối với thế giới khách quan...
  • Nguyên lý đột sinh với vật lý hiện đại

    22/03/2008CC. biên dịchTheo một trong ba tác giả, Robert Laughlin, giải Nobel vật lý năm 1998: đột sinh (emergence) là nguyên lý cấu trúc vật lý theo đó xuất hiện những định luật mà ta không thể suy diễn từ những nguyên lý vật lý cơ bản hơn. Quan điểm đột sinh của Robert Laughlin được nhiều nhà khoa học chia sẻ, tạo nên một nguyên lý khoa học mới có khả năng làm lung lay cơ sở vật lý hiện đại...
  • Những thiên tài của thế kỷ 21

    30/03/2007Hoàng An (theo Thế giới của những điều kỳ diệu)Ngày nay, mỗi phát hiện là một bước tiến. Nhưng kể cả khi nó nổi tiếng, thì nó cũng chỉ là một viên gạch trên bức tường cao. Những thiên tài như Einstein làm hơi khác: họ lấy ra từ bức tường cũ vài viên gạch, quan sát kỹ rồi xây dựng tòa nhà mới...
  • Đạo của vật lý

    10/07/2006Nguyễn Tường Bách dịchNhững tính chất lạ lùng của vật lý hiện đại đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa đã tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nềnvật lý hiện đại không khác bao nhiêu với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa...
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Bản giao hưởng dở dang

    28/02/2006Đây là cuốn sách phổ biến rất thành công về “Lý thuyết dây và siêu dây” của Brian Greene, giáo sư vật lý lý thuyết 35 tuổi của Đại học Columbia, Hoa kỳ. Dịch giả Phạm Văn Thiều đã liên hệ và được tác giả đồng ý cho phép dịch cuốn sách trên ra tiếng Việt “Dây” có thể làm được cái việc mà cuối cùng Einstein đã thất bại: liên kết hai ý tưởng không thể kết hợp của vật lý thế kỷ XX...
  • Thuyết Tương Đối & Thuyết Lượng Tử

    24/01/2006Việc cho ra đời thuyết "tương đối" và thuyết "lượng tử" đã ghi tên Albert Einstein vào danh sách những nhà bác học, khoa học hàng đầu thế kỉ và tạo nên 1 cuộc cách mạng trong khoa học và nó vẫn được áp dụng rộng rãi cho tới tận ngày nay sau gần 100 năm ra đời...
  • Cái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm

    07/11/2005GS. TS. Phạm Duy HiểnBạn hãy tìm lấy những giây phút tĩnh lặng một mình dưới bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao leo lét phía chân trời. Biết đâu cái thế giới xa xăm ấy đã lụi tàn hàng trăm triệu năm trước mà ánh sáng vẫn cứ lầm lũi hành trình qua vũ trụ mênh mông để mang đến cho bạn những dấu ấn của một thời...
  • Nhà vật lý thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới: Trịnh Xuân Thuận

    19/08/2005Giáo sư - Tiến sĩ người Mỹ gốc Việt - Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Cả cuộc đời ông dành cho thiên văn học. Ông không chỉ nghiên cứu vũ trụ với tư cách một nhà thiên văn mà còn nghiên cứu nó ở góc độ triết học. Trịnh Xuân Thuận còn là một nhà văn nổi tiếng viết về vũ trụ. Những tác phẩm của ông chủ yếu nghiên cứu về thiên văn nhưng đẫm chất văn chương và triết học như: Giai điệu bí ẩn (1988); Số phận của vũ trụ, Big Bang và sau đó (1992); Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2000); Nguồn gốc và nỗi buồn (2003)... Ông hiện là giáo sư ĐH Virginia (Mỹ)...
  • Về cuốn sách Lượng tử và Hoa sen

    18/08/2005Tác phẩm viết chung với Matthieu Ricard, mà báo chí Pháp gọi đây là cuộc đối thoại giữa một nhà khoa học trở thành Phật tử (tức tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard) và một phật tử trở thành nhà khoa học (Trịnh Xuân Thuận). Tác phẩm này xuất bản ở Pháp (NXB Nil-Fayard 2000) và ngay lập tức nó được dịch ra 12 thứ tiếng. Bản dịch ở Hoa Kỳ có tên là Lượng tử và hoa sen. Nếu bạn cầm cuốn này trên tay, bạn không thể bỏ xuống được, bởi đó là cuộc đối thoại rất lý thú xung quanh các vấn đề của vũ trụ, sự sống, ý thức hệ... xen lẫn với các triết thuyết nhà Phật...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • xem toàn bộ