Câu chuyện đầu xuân với Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI

08:06 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Giêng, 2006

Nhân dịp đầu xuân, chúng tôi đã có buổi trò truyện thân mật với Gs, Ts Nguyễn Cảnh Toàn, người vừa được Viện tiểu sử Hoa Kỳ phong tặng danh hiệu “Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI”

PV: Được biết giáo sư có nhiều suy nghĩ độc đáo trong lĩnh vực giáo dục, khoa học?

GS: Tôi được đọc để góp ý kiến vào dự thảo các Văn kiện Đại hội X của Đảng. Tôi suy nghĩ nhiều về câu sau đây được viết tiếp ngay vào sau phần kiểm điểm thành tích: "... Tuy nhiên, cho đến nay kinh tế nước ta vẫn ở trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xaso với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới". Tôi suy nghĩ nhiều về bài toán "đuổi kịp" và buồn rầu nhận thấy rằng tư duy "đuổi kịp” trong xã hội ta hơi trầm lắng. Chúng ta thường dễ thỏa mãn với những tiến bộ so với quá khứ của chúng ta mà ít nghĩ đến việc rút ngắn khoảng cách giữa ta với các nước khác.

Mới đây tôi đọc một tài liệu (báo Người lao động số ra ngày 26/4/2004) cho biết: Năm 2002, với 80 triệu dân, Việt Namcó chưa đầy 100 người đăng ký bằng sáng chế (patent), còn Hàn Quốc với52 triệu dân, có đến 100.000 người(!). Phải làm sao cho thanh niên ta thấy xấu hổ trước những con số như vậy rồi nung nấu một quyết tâm rửa nhục.

PV: Vậy giáo sư có ý kiếngì trướcnhững con số như vậy?

GS: Ta hay nói "đổi mới tư duy" những nội dung đổi mới như thế nào, các giải pháp cụ thể ra làm sao? Nói chung, tôi thấy ta có đổi mới khi suy nghi về các mục tiêu cần đạt đến nhưng rất chung chung, thiếu các giải pháp cụthể, để chắc chắn đạt đến mục tiêu và thường thay vào đó là những cụm từ "kiên quyết", "ra sức", “quyết tâm"... Đành rằng ý chí mạnh là quan trọng nhưng phải có ánh sáng khoa học soi đường không ý chí mạnhcó thể dẫn tới tổn thất lớn.

PV: Vậy, theo Giáo sư, ánh sángkhoa học cụ thểlà gì?

GS: Trước hết là khoa học tư duy, vì tư duy dẫn dắt hành động. Dĩ nhiên phải giả thiết có cái "tâm", bởi lẽ người xấu, nhiều khi biết sai vẫn cứ làm vì lợi ích cá nhân cục bộ.

GS-VS Nguyễn Cảnh Toàn là nhà khoa học lớn, có nhiều đóng góp cho hai ngành toán học và giáo dục Việt Nam. Ông làmột nhà toán học, nhà quản lý giáo dục, người thầy mẫu mực, thầy được coi là “người Việt Nam đầu tiên bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Toán học tại Liên Xô”. GS-TS Nguyễn Cảnh Toàn từ một giáo viên trung học bằng con đường tự học, tự nghiên cứu đã trở thành một nhà toán học nổi tiếng với môn Hình học siêu phi Euclide, một thầy giáo giảng dạy toán nổi tiếng và giữ nhiều chức vụ: chủ nhiệm khoa Toán (1958); Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội II (1967); Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1975); Thứ trưởng bộ GD - ĐT (1976). Hiện nay giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.

Ngày 25.5.2005, Viện Tiểu sử Danh nhân Quốc tế Hoa Kỳ đã phong tặng ông danh hiệu "Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI".

PV: Nhưng cái "tâm" cũng có quy luật hình thành của nó?

GS: Đúng vậy, cho nên trong khoa học tư duy có ẩn khoa học tâm lý.Ví dụ các nhà quản lý giáo dục hay lên án các thí sinh không thi đậu vào Đại học, nhưng điều đángnói ở đây là các thí sinnh không chịu đi học ở một trường Trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở dạy nghềnào đó mà cứ đeo đuổi việc thi lại vào Đại học. Ai đúng, ai sai? Theo tôi, các nhà quản lý lại phi tâmlý: tâm lý con người, khi đã đỗ THPT mà tiếp tục học thì đều muốn học một cái gì cao hơn trung học, cho nên họ không hứng thú gì việc lại tiếp tục học "trung học". Đã thế, lại đặt họ ngồi cùng chiếu với THCS làm họ thêm tủi thân: công phu 3 năm học THPT, có cái bằng tú tài, rốt cuộc chỉ như anh tốt nghiệp THCS sau khi đã được bố túc văn hóa 2 năm trong trường dạy nghề.

Chủ trương như vậy lại chuốc thêm một sự tốn kém vô ích vì lập ra trường dạy nghề tốn kém hơn lập ra trường phổ thông, nên tránh việc đưa người vào trường nghề để bổ túc văn hóa. Tú tài của ta bây giờ nhiều lắm, cứ mở ra cao đằng dạy nghề ngắn hạn thì số hỏng thi vào đại học phần lớn sẽ vui vẻ đi học nghề và ta cũng sớm phổ cập THPT.

PV: Xin Giáo sư nói tiếp về khoa học tư duy?

GS: Đối tượng của khoa học là giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy con người. Tư duy lại cực kỳ quan trọng, vì hàng ngày, hàng giờ, nó chỉ đường cho hành động ở từng con người. Nhưng khoa học tư duy lại rất ít được quan tâm so với khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ở thư viện của thành nhố Nữu Ước(Mỹ) người ta nhận xét rằng. số sách về "giun" gấp mười số sách về "tư duy", mặc dù "giun" chỉ mới là một phần rất nhỏ của "giới tự nhiên". Người ta quen vởi khả năng "suy nghĩ tự nhiên" và bằng lòng với khả năng đó mà không biết rằng "suy nghĩ một cách khoa học" thì lợi hại vô cùng. Cũng giống như người ta quen với "thở tự nhiên", không biết đến lợi hại của "thở khoa học " mà tấm gương tiều biểu là ông Nguyễn Khắc Viện, người chỉ còn 1/2 lá phổi nhưng nhờ thở khoa học mà sống thêm được hơn 30 năm so với dự đoán của thầy thuốc.

PV: Xin giáo sư cho biết vai trò củakhoa học tư duy đối với nhà quản lý?

GS: Tôi sẽ nói kết hợp với khoa học quản lý vì có tư duy đúng mới quản lý đúng, có quản lý đúng mới tạo thuận lợi lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH mới giải được bài toán "đuổi kịp" hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với nước ta. Sự vật cụ thể thì nhiều vô kể, nên phải khái quát để có định hướng, nhưng nếu khái quát đến mức chỉ còn hai chữ "đổi mới " thì lại hóa ra "trống rỗng". Theo tôi, trong quản lý hiện nay ta rất yếu về "tư duy hệ thống", "tư duy nội lực", "tư duy tối ưu, và trùm hơn cả tư duy trên là "tư duy biện chứng".

PV: Xin Giáo sư choví dụ cụ thể?

GS: Hiện nay ta đương làm cải cách giáo dục pho thông, chưa làm cải cách giáo dục Đai học. Có lẽ vì cho rằng giáo dục phổ thông là cơ bản nên phải làm trước. Suy nghĩ này là đúng nếu ta cô lập Việt Nam ra khỏi thế giới. Nhưng nếu ta đặt Việt Nam vào hệ thống toàn thế giới và ta có chủ trương "hội nhập", "chấp nhận cạnh tranh" thì thứ tự đó là không ổn. Hậu quả ta được gánh chịu là giáo dục Đại học của ta rất yếu so với ngay giáo dục Đại học Thái Lan, nói chi so với giáo dục Đại học Hàn Quốc hay Singapore. Thiệt đơn và thiệt kép. Thiệt đơn là thiệt về số lượng và chất lượng đào tạo, thiệt kép là ở chỗ gián dục Đại học của ta mất uy tín khiến cho người của ta đổ xô đi du học tự túc, vung ra mỗi năm vài trăm triệu USD, đáng lẽ nên để vào củng cố giáo dục Đại học ở trong nước, khiến cho việc ký kết tương đương bằng cấp gặp khó khăn…

Một ví dụ khác là ta làm cải cách giáo dục phổ thông mà không tôn trọng tính hệ thống của chương trình, đem cả chương trình phổ thông cắt ra làm ba đoạn với ba dự án riêng rẽ, nên xảy ra lắm điều lủng củng, chưa biết đến năm nào kết thúc, chỉ riêng việc phân ban, bắt đầu thí điểm từ năm 1992, để phải làm đi làm lại, riêng đợt thử đầu tiên ở 53 tỉnh, 215 trường, tốn cỡ 200 tỷ đồng, sau 7 năm phải bỏ. Hồi cải cách giáo dục năm 1950, tính hệ thống được tôn trọng, việc viết sách giáo khoa được giải quyết rất gọn chỉ trong 3 tháng hè 1951.

PV:Giáo sư nghĩ thế nào về nạn dạy thêm, học thêm trànlan?

GS: Thật là tai hại vì nó làm suy thoái nội lực "tự học" ở thanh, thiếu niên trong lúc mà " hát huy nội lực" của người học quyết định chất lượng học tập và cho phép phát triển số lượng vì, dựa vào khả năng tự học, ta có thể phát triển mạnh hình thức tự học từ xa.

PV: Nhưng người ta bảo: "Học từ gầnmà chưa ăn thua, nữa là từ xa”?

GS: Có khác gì ngày xưa người ta bảo: "Thằng Tây có tàu bay, đại bác, ta chỉ có giáo mác thì đánh nó sao được, nhưng Bác Hồ và Đảng đã chỉ ra cách đánh và cuối cùng đã đánh thắng cả Tây, cả Mỹ. Giáo dục từ xa, mới xem lướt qua thì có nhiều khó khăn, nhưng moi khó khăn lại có thể chuyển hóa thành thuận lợi. Ví dụ khó khăn "xa thầy" thể chuyển hóa thành thuận lợi "khó ỷ lại vào thầy, học phải phát huy mạnh nội lực". Chính vì vậy mà tôi nghĩ rằng "nước ta phải coi giáo dục từ xa là một mũi nhọn chiến lược của giáo dục" và mong Đại hội X của Đảngsẽ ghi như vậy vào trong Nghị quyết của Đại hội. Ngoài ra phải có một mũi nhọn chiến lược nữa là khoa học tư duy. Nó quan trọng vì ai cũng tư duy rồi mới hành động, chọn khoa học tư duy làm mũi nhọn thì tận dụng được thế mạnh cửa ta và tránh được thế yếu, cụ thể là:

Dân tộc ta vốn thông minh, có thêm khoa học này thì như hổ mọc thêm cánh.

Thế giới cũng chưa đi xa lắm, ta cũng dễ đuổi kịp.

Làm khoa học này không cần trang thiết bị nên nước nghèo cũng như nước giàu.

Trong khoa học tư duy ngày nay có sáng tạo (creatology) dạy cho người ta sáng tạo mà cơ sở triết học của nó lại là triết học DVBC (duy vật biện chứng), triết học của chế độ ta.

Mong rằng nghị quyết Đại hội X sẽ ghi “khoa học tư duy", đặt nó ngang hàng thậm chí cao hơn so với khoa học mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Tìm hiểu thêm về khái niệm tư duy

    19/10/2005Phạm Hồng QuýTư duy là gì? Đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Triết học nghiên cứu tư duy dưới góc độ lý luận nhận thức. Lôgíc học nghiên cứu tư duy ở các quy tắc tư duy đúng. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của quá trình nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu cơ chế hoạt động thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của các quá trình tư duy ở con người .Điều khiển học nghiên cứu tư duy để có thể tạo ra "Trí tuệ nhân tạo". Tâm lý học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại cụ thể của tư duy với các khía cạnh khác của nhận thức...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Sáng tạo là gì?

    06/08/2005Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Phương Pháp Luận sáng tạo: 21 & một

    11/02/2003...sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá nó ở nước ta? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST...
  • Altshuller - cha đẻ của phương pháp luận sáng tạo

    11/02/2003Genrich Saulovich Altshuller (1926-1998) là người khai sinh ra phương pháp luận sáng tạo TRIZ (giúp canh tân, sáng chế sản phẩm mới trong khoảng thời gian ngắn nhất), là một trong những nhà bác học kiệt xuất nhất của thế kỷ 20.
  • Phương pháp giúp con người sáng tạo

    11/02/2003Kỹ sư Dương Xuân Bảo, người được mệnh danh là nhà truyền bá tư duy Altshuller vào Việt Nam, khẳng định rằng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) sẽ giúp mọi người tiếp cận vấn đề trực tiếp và khoa học hơn, nâng cao sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.
  • Trường đại học sáng tạo sáng chế TRIZ

    10/02/2003Trường đại học sáng tạo sáng chế được thành lập theo sáng kiến của Thầy Altshuller và Thầy cũng là người cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy. Trường có mục đích đào tạo các nhà sáng chế chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, giảng dạy phương pháp luận sáng tạo (PPLST) và các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo sáng chế.
  • Phương pháp luận sáng tạo hay trò chơi nguy hiểm?

    10/02/2003Tuấn Thành5 kg là số lượng tài liệu của một môn học được gửi đến các cấp lãnh đạo có liên quan nhằm vận động đưa môn học này vào giảng dạy trong chương trình đại học. Đó là môn học gì mà tài liệu lại đồ sộ đến như vậy?
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ