Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển kinh tế
Ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế, còn là công cụ, là phương thức để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Nền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét: Nhận thức được thực chất của bước chuyển này, chi phối được nó, chúng ta sẽ tính được những sai lầm chủ quan, nóng vội duy ý chí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc, sao chép, "nhập ngoại" các mô hình kinh tế thị trường ngoại lai một cách máy móc.
Đúng như ý kiến của một số nhà nghiên cứu lý luận, thực chất của bước chuyểnđótrước hết là ởsự đổimới các quanhệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiều sở hữu tương đối thuần nhất với hai hình thức tập thể và Nhà nước, thì hiện nay, cùng với hình thức sở hữu chủ đạo là sở hữu Nhà nước, nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác. Những hình thức sở hữu đó, trong thực tiễn vận hành của nền kinh tế, không hẳn đã đồng bộ với nhau. Song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đa dạng và năng động của kinh tế thị trường.
Điều có ý nghĩa đối với việc xác định đặc điểm của nền kinh tế quá độ ở nước ta hiện nay có lẽ vẫn là sự thừa nhận xu hướng chủ yếu trong sự vận động của nó: tiếp tục đổi mới và hoạt động có hiệu quả kinh tế Nhà nước để kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy thúc đẩy và điều chỉnh các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế đề trên cơ sở đó, giải quyết các vấn đề xã hội ngay ở tầng vĩ mô sao cho tăng trưởng kinh tế không trở nên mâu thuẫn gay gắt với trật tự bình thường của đời sống xã hội.
Đảng ta không coi cơ chế thị trường là liều thuốc vạn năng và vì vậy không khuyến khích phát triển nó về mọi phương diện. Bởilẽ, việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế thị trường sẽ rơi vào một sai lầm nguy hiểm từ phía khác. Kinh tế thị trường tuy có nhiều điểm mạnh nhưng bản thân nó vốn có những giới hạn, những khuyết tật mang tính tự phát hết sức bướng bỉnh. Hơn thế nứa, quan hệ thị trường còn là môi trường thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Thực tiễn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua cho thấy, bên cạnh tác động tích cực là cơ bản, những tác động tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra cũng hết sức nghiêm trọng, đặc biệt trên phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chúng ta mới áp đụng cơ chế thị trường chưa được bao nhiêu, song bên cạnh những thành tựu, chúng ta đã phải trả giá không nhỏ cho những hiện tượng tiêu cực, như do cách làm ăn thuần tuý chạy theo lợi nhuận đã dẫn đen các hình thức lừa đảo hối lộ, trốn thuế, nợ nần khó trả, do thương mại hoá một cách tràn lan, xâm nhập cả vào các lĩnh vực dễ thương tổn như y tế, giáo dục, văn hoá... đã làm cho các giá trị đạo đức, tinh thần bị băng hoại và xuống cấp, đồng tiền đã chi phối nhiều quan hệ giữa người với người, sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội có chiều hướng tăng lên, lối sống ích kỷ, thực dụng có nguy cơ ngày càng tăng... Bởivậy, Đảng ta chỉ rõ: vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không
Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm... Đi vào kinh tế thị trường phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tôi đa nhưng khuynh hướng tiêu cực đó.
Cũng phải thừa nhận rằng, các vấn đề nói trên, dù ít dù nhiều cũng là các vấn đề của bản thân cơ chế quản lý.Trong nền kinh tế hiện nay của ta, cơ chế quản lý đang ở giai đoạn hình thành nên thường là không đồng bộ, thiếu hụt. Chúng ta chưa thực sự tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Cơ sở pháp lý của các hoạt động kinh tế còn có nhiều điều bất cập. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, phân cấp quản lý... còn nhiều điều bất hợp lý. Do vậy, trong một số vụ án kinh tế, cơ chế quản lý đôi khi vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của kinh tế thị trường. Tính chất không rõ ràng, thiếu xác định trên cả phương điện pháp lý lẫn trên phương diện kinh tế - xã hội dường như đang là một cái gì đó rất phổ biến, rất đặc trưng cho các quan hệ trong nền kinh tế nước ta.
Rõ ràng là cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tiến tới một cơ chế thị trường đích thực, văn minh, nhưng hiện tại vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế kinh tế cũ. Cơ chế quản lý kinh tế mới bước đầu đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, đang ở giai đoạn sơ khai, mang nhiều yếu tố tự phát, chưa tạo được môi trường thực sự lành mạnh và an toàn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với vẫn còn những yếu kém cả về mặt chính sách lẫn pháp lý hướng dẫn nền kinh tế. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế biểuhoạch hoá, quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai, thủ tục hành chính... đã đổi nhưng chưa
Cần thiết phải lưu ý rằng, khác với cơ chế hành chính - bao cấp, cơ chế thị trường với các quy luật khách quan của nó, thường biểu hiện ra như là một cơ chế tự phát hơn, tự nhiên hơn và nằm xa sự chi phối của con người hơn. Bởi vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, việc nắm được các yếu tố tự giác và tự phát của nền kinh tế hiểu được phương thức hoặc tìm ra được phương pháp kiểm soát thích hợp là điều hết sức có ý nghĩa. Thực tế những năm đổi mới vừa qua chứng tỏ rằng, trong một số quá trình kinh tế - xã hội nhất định, chúng ta đã thực sự làm chủ được những tác động tự giác cũng như những tác động tự phát của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có quá nhiều hiện tượng và quá trình mà chúng ta còn buông lỏng sự kiểm soát hoặc chưa thực sự có khả năng kiểm soát sự vận động của chúng.
Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc chúng ta bước đầusử dụng thị trường như là một công cụ, một phương thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, đã đem lại những kết quả tích cực cả về phương diện thực tiễn lẫn phương diện nhận thức:
Thực tiễn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã cho chúng ta thấy, sản xuất hàng hoá cùng với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, rằng nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là cơ hội để các cộng đồng mở cửa, tiếp xúc với bên ngoài, kinh tế thị trường rõ ràng là xu thế phát triển khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Tuy nhiên, nhận ra sức mạnh của cơ chế thị trường bao nhiêu, chúng ta cũng hiểu rõ hơn bấy nhiêu mặt trái của nó đối với sự vận động của đời sống xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế đương nhiên là một mục tiêu của phát triển xã hội, nó có khả năng tạo ra điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhưng tăng trưởng kinh tế không nhất thiết đi liền với tiến bộ xã hội. Do vậy, trong quan niệm của Đảng ta, để thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chú, văn minh, thì kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, cơ chế thị trường ở nước ta tuy đã hình thành, nhưng còn ở giai đoạn sơ khai, còn mang nhiều yếu tố tự phát. Cơ chế, chính sách kinh tế chậm đổi mới, cải cách hành chính còn chậm chạp đang là trở ngại cho đổi mới và phát triển kinh tế. Tạihội thảo khoa học về kinh tế thị trường, Hội đồng lý luận Trung ương nhận định rằng: "Chúng ta đã chuyển một bước quan trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó. Do vậy, còn đan xen nhưng yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi. Những yếu tố của nền kinh tế thị trường văn minh còn ít hơn là những yếu tố sơ khai".
Thành tựu của 15 năm đổi mới vừa qua đều có tác dụng làm cho chúng ta quen dần với các quan hệ hàng hoá. Hàm lượng kinh tế trong các hoạt động xã hội ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua một số năm cải cách, đổi mới song nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyền từ cơ chế quản lý hành chính – bao cấp sang cơ chế thị trường. Đó là quá trình mà cơ chế cũ ít nhiều vẫn còn là thói quen chưa dễ xoá bỏ.Do vậy, cơ chế cũ và cơ chế kinh tế mới đang đan xen vào nhau, có chuyển hoá lẫn nhau, cái cũ dần dần nhường chỗ cho cái mới ra đời và phát triển, nhưng cũng có sự chi phối, khống chế lẫn nhau. Rõ ràng là cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta vẫn còn đang ở những bước sơ khai, đòi hỏi phải được hoàn thiện
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường mà chúng ta cần xây dựng là nền kinh tế thị trường
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường