An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN
Chungta.com lưu trữ những ý tưởng không phải là để "tôn thờ" nó mà mong các ý tưởng ấy có khả năng áp dụng tốt vào thực tế, có giá trị, ý nghĩa để giải quyết các vấn đề khó của cuộc sống. Ý tưởng càng ý nghĩa khi nó điều chỉnh được cách chúng ta phân tích và giải quyết nhiều vấn đề - từ những vấn đề lớn cho mỗi cá nhân đến thời đại.
Lẽ nào hành trang của mỗi chúng ta đến tương lai với một nền văn hóa đậm đà bản sắc, một nền kinh tế hùng mạnh và cuộc sống tươi đẹp lại thiếu vắng những ý tưởng sâu sắc của nhau? Nếu bạn đã từng tâm huyết, day dứt và suy ngẫm những ý tưởng của mình và thấy ý tưởng đó còn có giá trị cho cuộc sống hiện đại, hãy chia sẻ với chungta.com. Đó là mong mỏi của ban biên tập website!
Hôm nay, chungta.com xin chọn bài báo sau của nhà báo Trường Phước viết cách đây 5 năm, tháng 2/2003 trên báo Doanh Nghiệp cuối tháng để minh họa cho những điều nêu trên. Dù ông đã mất, song suy tư của nhà báo vẫn có thể hữu ích cho xã hội hôm nay...
Năm 1945, đất nước vừa độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: "Chúng ta phải thực hiện ngay:
1. Làm cho dân có ăn
2. Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành.
Mục đích chúng ta đi đến chính là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập".
Nhà báo Trường Phước (1949-2004)- biên tập viên Đài Truyền hình Việt Nam, phụ trách chuyên mục Chính sách & Cuộc sống, Vấn đề hôm nay trên kênh VTV1. Nhà báo cũng viết rất nhiều bài báo tâm huyết về chủ đề đổi mới kinh tế của đất nước. |
Trong những lời giản dị đến nôm na này: chứa đựng những tư tưởng cực kỳ sâu sắc 4 việc phải thực hiện ngay ấy cũng là nhiệm vụ chiến lược của việc xây dựng đất nước, tuỳ theo từng điều kiện và sự phát triển cụ thể nhưng ở thời nào, ăn, mặc, ở, học hành cũng luôn luôn là mục đích của con người. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ không bao giờ hứa hẹn điều gì cao xa trái lại. Người bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu thiết thực của người lao động. Tự do độc lập là điều kiện cơ bản của mỗi quốc gia, hơn nữa là điều kiện tiên quyết để xây dựng một nền kinh tế - xã hội CNH - HĐH theo định hướng XHCN. Nhưng Người cũng biết rằng "Chúng ta giành được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do độc lập cũng không làm gì".
Đi vào con đường hội nhập kinh tế quốc tế hôm nay, đương nhiên không còn hiện tượng chết đói, chết rét nhưng nếu nền sản xuất kinh doanh của chúng ta vẫn yếu kém, thiếu khả năng cạnh tranh giữa một thị trường rộng lớn và đầy thách thức thì cũng khó mà đảm bảo độc lập tự chủ thực sự. Đi tới một sự phồn vinh đích thực về kinh tế là để "nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập". Rõ ràng hai yếu tố phát triển kinh tế và giữ vững độc lập tự chủ liên quan chặt chẽ với nhau, "giúp sức" cho nhau.
Đằng sau những lời lẽ bình thường, không bác học của Hồ Chí Minh là tầm nhìn xa rộng của nội thiên tài và trong hoàn cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cái nhìn ấy cũng đúng!
Theo con số thống kê gần đây, nước đã tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và đã chiếm 90% tổng thương mại toàn cầu .việc tham gia WTO là tất yếu là đòi hỏi cấp bách để phát triển kinh tế - xã hội "sánh vai với các cường quốc năm châu". Nhưng trong hoàn cảnh đó, chúng ta giữ vững độc lập tự chủ với tư cách là một nguyên tắc bất di bất dịch như thế nào? Chắc chắn là trước hết phải có một đường lối, chính sách độc lập tự chủ về phát triển kinh tế xã hội, có thực lực và tiềm lực kinh tế đủ mạnh ở mức cần thiết. Đồng thời phải có một số yếu tố vật chất thiết yếu để bảo đảm an toàn và điều kiện cơ bản cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững cũng như sự độc lập. Là chủ về kinh tế trong tình huống phức tạp như bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, mức cần thiết về kết cấu hạ tầng. an toàn môi trường v.v... Đó là những vấn đề cực lớn và vừa phải làm ngay, vừa thực hiện lâu dài Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang lo tính và bắt tay thực hiện khẩn trương. Thực ra vấn đề nào cũng quan trọng mà trong phạm vi một bài báo nhỏ, khó mà bàn hết được.
Riêng tôi chú ý vấn đề này: An ninh tài chính. Vấn đề này cũng cơ bản như an ninh lương thực, an ninh năng lượng hay an toàn môi trường. Về thực chất nó liên quan tới tiềm lực kinh tế và toàn bộ nền sản xuất xã hội. Đã xa rồi tình trạng các nguồn tích luỹ quốc gia đều từ viện trợ quốc tế và tuy chưa đạt mức tích luỹ 35 - 40%GDP như Hàn Quốc hay Trung Quốc. Năm 2001 chúng ta có mức tích luỹ bằng 28,8% GDP. Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Khả năng huy động nguồn vốn trong nước để đầu tư cho CNH - HDH đã mở ra Luật Doanh nghiệp tạo ra những khả năng mới để huy động nguồn vốn thực sự trong dân và của người Việt Nam ở nước ngoài. Nếu chúng ta thúc đẩy được thị trường chứng khoán phát triển, không còn là " tủ kính trưng bày làm ví dụ" như hiện nay thì đây là một kênh khai thác nguồn vốn hữu hiệu.
Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích: Không có một tỷ lệ nhất định vốn trong nước mà chỉ dựa vào nguồn vốn bên ngoài, nhất là vốn vay thì khó có thể có được độc lập tự chủ kinh tế và cũng không thể phát triển đất nước một cách bền vững. (Báo Nhân Dân ngày l3/09/2002). Điều khẳng định này rất đúng. Dẫn chứng còn nóng hổi là vừa xảy ra những khủng hoảng làm lung lay cả một quốc gia như Argentina hay lao đao, vất vả như Brazil vì mất cân đối giữa vốn vay nước ngoài và nguồn tích luỹ trong nước. Đảng và Nhà nước ta vẫn khẳng định tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn nước ngoài là vô cùng quan trọng. Nhưng nếu chỉ dựa và nước ngoài sẽ có nguy cơ đổ vỡ và khi ấy cũng khó giữ lược độc lập tự chủ thật sự hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam khẳng định tiếp tục tăng cường giúp đỡ Việt Nam. Những nước đang tạm thời gặp khó khăn như Nhật Bản vốn cam kết tiếp tục viện trợ vốn ODA cho Việt Nam - đó là kinh tế của nhiều yếu tố tổng hợp. Nhưng vẫn phải thấy rằng, các nhà tài trợ, các nhà đầu tư " trông giỏ bỏ thóc" nhìn xu hướng đổi mới phương án kinh tế, sự ổn định chính trị và khả năng thanh toán các khoản vay mà tiếp tục cho vay hay không. Trong chiến lược kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến 2010 và yếu 2001 đến 2005 chúng ta dự định nâng mức tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế lên khoảng 30% GDP và bảo đảm nguồn vốn trong nước chấm hơn 60% trong tổng vốn đầu tư phát triển Nhưng sự tranh thủ các nguồn vốn lừ bên ngoài vần tiếp tục tăng cường. Có lẽ một số địa phương và một số doanh nghiệp nhà nước cần hiểu sâu sắc cái lẽ đơn giản là sự đời có vay có trả, sòng phẳng cả gốc lẫn lãi. Còn phía Nhà nước cũng đang có chiến lược quản lý chặt chẽ vayvà trả. Xây dựng quỹ dự trữ ngọai tệ đủ mức cần thiết, lợi dụng các nguồn vốn vay nước ngoài để kiếm chác, thậm chí vẽ ra những dự án như " làm sạch nước Hồ Tây". Thực hiện những dự án mà ngay sau đó chất lượng để tồi tệ như sửa chữa Nhà hát lớn hoặc chưa làm dự rủn sút thảm hại như Hầm chui Văn Thánh II . Đứng về mặt an ninh tài chính là góp phần đưa đất nước đến khó khăn và mang nợ nần sang cả đời con, đời cháu. Ngày nay, mỗi lần khánh thành một 1 công trình, bên cạnh niềm vui mừng về việc sẽ có một cơ sở vật chất mới, đem lại lợi ích cho quốc kỳ dân sinh, người ta cũng suy nghĩ tới nguồn vốn. Việc sử dụng có hiệu quả và chuyện vay trả nếu là vốn từ bên ngoài. Một công trình vừa khởi công như Nhà máy giấy Thanh Hoá với vốn đầu tư hoàn toàn của Tổng công ty Giấy và tỉnh Thanh Hoá là một điều phấn khởi và mong sao ta có nhiều dự án như thế.
An ninh tài chính trước hết là sử dụng hiệu quả. Không thất thoát, phát huy tác dụng thực sự các nguồn vốn dù trong nước hay nước ngoài. Đó thực sự là tiết kiệm như lời Hồ Chủ tịch nói, "không phải là coi đồng xu to như cái trống" mà là sử dụng đúng mục đích. Mục đích đúng thì dù phải tốn kém như Công trình khí - điện - đạm Nam Côn Sơn hay sắp tới là công trình Sơn La - một công trình thuỷ điện lớn tầm cỡ Đông Nam Á, công suất từ 1.970 đến 2.400 KW giá thành dự tính 37 ngàn tỷ đồng - Quốc hội và Chính phủ cũng quyết thi công vì tương lai lâu dài của CNH - HĐH. Nhưng các khoản chi phí về ô tô con, về tiếp khách, về trụ sở về thiết bị văn phòng... lại cần được tính toán chi li. Tăng một khoản lương cán bộ dù chi 10 nghìn đồng hay 20 nghìn đồng, tiêu chuẩn một cán bộ lão thành cách mạng hay Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng dù chưa nhiều song cả nước cộng lại là hàng nghìn tỷ đồng. Tất cả đều liên quan tới an ninh tài chính của quốc gia. Vừa tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để xây dựng, phát triển, vừa đảm bảo mức tăng quỹ tiêu dùng xã hội khoảng 5-6% một năm để tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân xoá đói giảm nghèo là một bài toán không dễ giải.
Trong khi phải tiếp tục kích cầu: khuyến khích người ta mua hàng đắt tiền ở các siêu thị. đã có những căn hộ khá giả, có người mua được ô tô hay đi làm bằng taxi... thì nhân dân ta không quên rằng vẫn có những bà mẹ đi chữa bệnh cho con sống bằng cơm từ thiện của bệnh viện. Những anh xe ôm chỉ mong mùng 1 Tết có tấm bánh chưng cho con, chưa kể những xã vùng sâu, vùng xa, những bản làng quanh năm đào cu rừng độ nhật. Tất cả trông vào nền tài chính quốc gia và như người trong ngành tài chính hay nói: "cái bánh" có to mới chia được nhiều người. Chung tay làm cho cái bánh" to ra và chia ra đúng mục đích là nhiệm vụ của mỗi người, không chỉ là sản xuất kinh doanh mà còn là đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch. Việc Quốc hội công bố công khai ngân sách quốc gia là một biểu hiện tích cực của phương châm đó. Bên cạnh đó là hệ thống pháp luật, quy chế phải chặt chẽ, nghiêm minh. Công ty Đông Nam Associates vừa bị phát hiện trốn thuế và gian lận thương mại có tổ chức đã nhiều năm với những thủ đoạn tinh vi của "các nhà Việt kiều yêu nước" Nguyễn Trọng Thăng, Nguyễn Gia Thiều và đồng bọn. Người ta nói quá nhiều về Hà Kiều Anh, cô hoa hậu hết thời bán mình cho đồng tiền, điều ấy có gì đáng nói ? Điều đáng nói là với những người như Thăng, như Thiều ở đất nước họ sống, trốn thuế và gian lận thương mại là điều không làm được bởi điều luật nghiêm minh. Họ quay về mảnh đất sinh ra mình, nơi mới bước vào kinh tế thị trường, còn nhiều điều phải hoàn thiện, luồn lách và thao túng đế tha hồ trốn thuế và gian lận thương mại. Họ không quay về góp phần xây dựng đất nước như bao Việt kiều tâm huyết đã làm. Gánh nặng an ninh tài chính của đất nước bị những Thăng, Thiều, Hà Kiều Anh hay lũ buôn lậu ở Hang Dơi làm cho càng nặng thêm. Phía các cơ quan chức năng rút thêm được những bài học cay đắng và bổ ích, kể cả bài học quản lý con người vì Đông Nam Associates không thể hành lang trong một quãng thời gian lâu như vậy nếu những kẻ có chức có quyền không tiếp tay.
Hoá ra an ninh tài chính liên quan chặt chẽ với an ninh chính trị và trật tự xã hội!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng