“Triết học đã chết“ và "Tôi không tin vào Toán học"

09:34 SA @ Thứ Ba - 28 Tháng Mười, 2014

Hai trí tuệ lớn của thế kỷ 20 đã biểu lộ phản ứng bằng những phát biểu mỉa mai, có mang hơi hám chế diễu này: Albert Einstein – “ tôi không tin vào toán học” . Và, Stephen Hawking “Triết học đã chết”. Đó là những suy tư ở tầm hệ thống, chỉ có ở tư duy của những trí tuệ lớn.

Vào đầu thế kỷ 20, hình thành mạnh mẽ một Trường phái Toán học hình thức, biến Toán học trở thành một hệ thống ký hiệu và việc làm toán chỉ còn là thuộc lòng những thao tác kỷ thuật, những thủ tục tuân theo một chuỗi suy diễn lôgic hình thức, mà không cân quan tâm đến ý nghĩa của những ký hiệu đó là gì. Cho nên ta phải hiểu, Toán học mà Einstein ám chỉ, chính là thứ Toán học hình thức đó. Thứ Toán học không gắn liền với vận động Vật chất cụ thể, Vì vậy, ông không trao niềm tin của mình vào thứ Toán học như vậy được. Phản ứng đó của Einstein mang hơi thở Triết học nhân văn thật là sâu sắc .

Cái “chết” mà Hawking nghĩ về Triết học hiện đại, không phải là cái chết theo nghĩa sinh học, cái chết tiêu vong. mà là cái chết “lâm sàng”. Cái chết do tạm thời mất Cảm xúc. Với một tầm nhìn bao quát, ông cảm nhận sự thiếu đồng hành Triết học và Vật lý học, là một điều đáng lo lắng. Dường như trong một cảm giác bất an, Hawking đã thốt lên:“Triết học đã chết ?”. Ông cho rằng, Triết học đã vô cảm trước một chấn động lớn của Tư duy, một cuộc cách mạng Khoa học làm đảo lộn nhận thức của nhân loại về Thế giới, về bản chất của Vật chất, cùng với những thuộc tính phi truyền thống của nó, mà Vật lý học khám phá từ những năm đầu của thế kỷ 20. Những khám phá đã mở đường cho Khoa học công nghệ đẩy nền văn minh nhân loại lên những đinh cao chưa từng thấy. Thế mà, Triết học vẫn chưa thoát ra khỏi trói buột của Tư duy cổ điển để có mặt kịp thời trong một thời điểm lịch sử tư tưởng có tính bước ngoặc như vây.

Phải chăng, trong chiều sâu suy nghĩ của các Triết gia vẫn coi Triết học là một khoa học duy lý tự thân?, Sự tìm kiếm tri thức chỉ là một phân nhánh của Triết học?

Một Nhà khoa học Tự nhiên kiệt xuất như Hawking mà trăn trở trước thực tại Triết học như vậy, nói lên nỗi lo âu của ông về nguy cơ của những mưu toan lợi dụng Khoa học, xuyên tạc và bóp méo chân lý khoa học để chống lại chính Khoa học và Thế giới quan khoa học. Là một Nhà Vật lý lý thuyết kiệt xuất, mà ông vẫn chăm lo đến đời sống của Triết học, sản phẩm tư tưởng vô giá của nhân loại, quả là tư duy của một nhân cách lớn.

Vậy Triết học hiện đại phải điều chỉnh theo mô hình nào? Thừa kế những tinh hoa của Triết học cổ điển, “Từ nay, mô hình duy nhất của thế giới có thể chấp nhận được là dựa trên Vât lý hiện đại”. Đó là tuyên bố, hoàn toàn có cơ sở, của Nhà triết học Cơ đốc giáo xuất săc nhất của thế kỷ 20 – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp – Jean Guitton. Sự đồng hành Vật lý học - Triết học, mà Hawking kỳ vọng, là cuộc đồng hành hình với bóng. Bóng là phản ảnh cái chung nhất, cái đặc trưng nhất của hình. Hình là phản ảnh toàn bộ những thuộc tính làm nên bản chất của đối tượng. Do đó mà Triết học không trực tiếp đi tìm tri thức từ đôi tượng, tức là từ bản thể Tự nhiên, bởi vì phương pháp luận của Triết học là Tư duy duy lý, không sử dụng bất cứ phương tiện thực nghiệm nào. Từ những nguyên lý, những định luật cụ thể của từng hệ Vật lý riêng biệt, Triết học phải phát hiện cho được những qui luật chung nhất của vận động Vật chất, của Tự nhiên, đồng thời làm nổi bật những hệ quả tất yếu mà chúng phản ánh vào những qui luật chung của Xã hội. Bởi vì đó là những mạch ngầm luân lưu, liên kết giữa Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, cùng các chuyên ngành khoa học khác với nhau.

V.I. Lênin đã từng căn dặn : “Triết học không có quyền gì được tồn tại độc lập, và tài liệu của nó đều nằm ở trong các ngành khác nhau của khoa học thực chứng”. Người còn viết : “Trào lưu mạnh mẽ đi từ Khoa học Tự nhiên sang Khoa học xã hội không những chỉ tồn tại ở thời đại Petty, mà cả ở thời đại Mác. Đến thế kỷ 20, trào lưu đó vẫn còn mạnh không kém thế, nếu không phải là mạnh hơn

Từ năm 1844, trong Bản thảo kinh tế - Triết học, C. Mác phê phán gay gắt quan điểm tách rời một cách cứng nhắt Khoa học Tự nhiên với Khoa học Xã hôi, đồng thời đưa ra dự đoán : “Về sau, Khoa học Tự nhiên bao hàm trong nó Khoa học về Con người, và Khoa học về Con người bao hàm trong nó Khoa học Tự nhiên. Đó sẽ là Khoa học đích thực

C. Mác và Lênin kịch liệt chống lại quan niệm coi “Triết học là khoa học của các Khoa học”. Vì vậy, không có khái niệm vè vai trò dẫn đường và lót đường của Triết học đối với Khoa học Tự nhiên, vì nó dễ gây lẫn lộn. Mặt khác, Lênin cũng không quan niệm rằng, sự tác động giữa các Khoa học chỉ đi theo một chiêu. Trong tiến trình phát triển, hai nhóm Khoa học ấy tác động lẫn nhau. Đó là hiện tượng tự tổ chức, tự điều khiển ở qui mô Hệ thống : Qui mô Vũ trụ.

Nếu mục đích dẫn đường, và thậm chí là lót đường, là để xây dựng một hệ thống (hoặc một phần hệ thống) các Khái niệm, Phạm trù, cho các ngành Khoa học cụ thể sử dụng, thì chẳng hóa ra, như Hawking từng mỉa mai, rằng “…Nhiệm vụ còn lại của Triết học là trò phân tích ngôn từ, ngữ nghĩa” ? Đó là làm Từ điển chứ đâu còn là làm Triết học nữa.

Nhưng, nếu hiểu Dẫn đường là dự báo hướng phát triển của Khoa học trong tương lai, như C. Mác dự đoán, thì hoàn toàn có cơ sở.

Vật lý học, như chúng ta biết, đang chịu nhiều biến đổi sâu sắc. Tiêu điểm của Vật lý học trong thế kỷ 20 là Cấu trúc của Vật chất đã được dịch chuyển sang Cấu trúc của Vũ trụ . Từ những thập niên cuối thế kỷ 20, trong bầu không khí huyên náo của cuộc săn tìm một lý thuyết thống nhất, với tên gọi “Lý thuyết của mọi sự vật”, thì dường như đã hé mở một hướng dịch chuyển mới từ cấu trức Vật chất đến cấu trúc sự sông và Ý thức, Trong đó, những phát biểu thẳng thắn của nhiều Nhà vật lý tên tuổi, nói về “Lý thuyết của mọi sự vật”, đã cho rằng : một lý thuyết Vật lý “mọi sự vật” liệu có chứa trong nó lý thuyết về Ý thức hay không ? Nó có bao hàm một lý thuyết về Đạo đức,về hành vi của con người hay về Thẩm mỹ ?Ngay cả khi ý niệm của chúng ta về Khoa học, có được mở rộng tới mức bao hàm được cả những thứ đó đi nữa, thì liệu chúng ta có còn nghĩ nó là “Vật lý học” hay có thể qui về Vật lý học nữa hay không?.

Về phần tôi, có lẽ tôi đã có đủ sự kiêu ngạo của Nhà Vật lý để tin rằng một “Lý thuyết mọi sự vật” vật lý, ít nhất phải chứa những mầm mống để giải thích được hiện tượng Ý thức… ( phát biểu của Roger Penrose – Nhà Toán học-Vật lý, Viện Toán, ĐH Oxford, Anh).

Cùng dịp đó, Louis de Broglie khẳng định : Vật lý và Siêu hình hay Vật chất và Ý thức, tinh thần, chỉ là một. Và, tương tự như thế, cách giải thích Cơ học lượng tử của Trường phái Copenhague cũng đã xóa bỏ mọi ranh giới của Vật chất, Ý thức và Tinh thần. Chúng thống nhất với nhau bằng một tương tác nào đó trong một tổng thể hài hòa của toàn Vũ trụ…

Rất có thể, đó là cơ sở để Triết học hiện đại dự cảm sự ra đời của một Khoa học mới với một phương pháp luận tiếp cận cũng hoàn toàn mới. *

Hà Nội, ngày 15/1/2011
Hà Yên

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học và năng lực tư duy của con người trong kỷ nguyên toàn cầu

    06/11/2019PGS.TSKH Lương Đình HảiĐã có nhiều quan niệm khác nhau về triết học và do vậy, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về vai trò của triết học. Có thể xem xét vai trò của triết học từ nhiều phương diện khác nhau, bởi trong thực tế, triết học có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người. Một trong những tác động lớn của triết học đến con người và xã hội là tác động lên năng lực tư duy của con người.
  • Bước ngoặt tinh thần trong triết học

    22/10/2018GS.Đỗ Duy MinhThời kỳ Khai sáng có thể được nhìn nhận như là một cuộc cách mạng văn hoá, một lý tưởng về cộng đồng nhân loại chưa được nhận thức một cách đầy đủ, hay một đặc trưng trí lực kiểu hiện đại lan toả toàn thế giới. Trọng tâm của bài viết này nói về trí lực thời kỳ Khai sáng, một hệ tư tưởng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.
  • “Trà dư tửu hậu” và triết học

    05/05/2015Võ Trần Bình PhươngQuanh năm quay cuồng với chuyện làm ăn, bàn chuyện kinh tế, chính trị, thời sự; cuối năm có lẽ là dịp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời... Thử một lần không bàn về chuyện kinh tế, TBKTSG đã “trà dư tửu hậu” với nhà nghiên cứu triết học phương Tây Bùi Văn Nam Sơn...
  • Trắc nghiệm triết học căn bản

    29/12/2014Phan Chí ThànhNgày xuân mời các bạn dừng tay giải trí bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm triết học ABC sau đây.
  • Triết học cần tự điều chỉnh

    08/12/2014Giáp Văn DươngCơ sở của nhận định này là sự tụt hậu của Triết học so với các ngành khoa học cụ thể, đặc biệt là Vật lý, trong việc nhận thức thế giới. Triết học dường như đã trở thành bất lực trong việc trả lời những câu hỏi rất cơ bản như: Làm sao chúng ta có thể hiểu được thế giới? Bản chất của thực tại là gì? Mọi thứ từ đâu đến? Liệu vũ trụ có cần một Đấng sáng thế?
  • Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975

    02/08/2014Dương Ngọc DũngVề phương diện chính trị văn hóa có thể khẳng định ngay thành phố Sài Gòn là trung tâm của miền Nam, giống như Huế ở miền Trung hay Hà Nội ở miền Bắc. Cái gọi là triết học phần lớn phát xuất từ các trí thức Nam bộ có may mắn được đi học trường Tây và hấp thu văn hóa Pháp...
  • Triết học - Khoa học

    09/11/2012Phan Huy ĐườngTriết học nghiêm túc giống khoa học đích thực ở hai điểm và cũng khác khoa học ở hai điểm...
  • Nguyễn Vĩnh Nguyên lùa hai con bò vào triết học

    17/09/2010Văn BảyĐi tìm hoang dãlà tác phẩm mới nhất của Nguyễn Vĩnh Nguyên, một cuốn sách về hai con bò mê triết lí, mà theo lời giới thiệu là “dành cho độc giả thiếu nhi từ 8 đến 88,8 tuổi”. Toàn bộ cuốn truyện này là lời kể của một con bê về hành trình vượt lên bầy đàn, từ bỏ ông chủ tàn bạo, vô tâm để đi tìm hoang dã cùng với “anh trai” nó - một con bò đực khù khờ nhưng ưa suy tư và đặt ra những câu hỏi khác thường...
  • Triết học là gì?

    28/04/2010Hình như triết học không có một chủ đề xác định nào như trong các khoa học và các nghiên cứu kinh viện. Phải chăng triết học bao gồm mọi lĩnh vực tri thức? Hay nó chỉ đơn thuần là tư tưởng, không có một đối tượng riêng biệt nào? Triết học có phải là một khoa học mang đến cho ta tri thức chắc chắn và chính xác, hay chỉ là nghệ thuật suy nghĩ?
  • Tiếu lâm và triết học

    03/03/2010Nguyễn Vạn PhúChuyện tiếu lâm và triết học là hai lĩnh vực rõ ràng không liên quan gì đến nhau; một bên đọc lướt để cười, một bên nghiền ngẫm để giải đáp những bí ẩn của cuộc đời. Thế nhưng hai tác giả Thomas Cathcart và Daniel Klein lại bỏ công viết một cuốn sách nhằm “tìm hiểu triết học thông qua chuyện tiếu lâm” với tựa đề “Plato và Platypus bước vào quán rượu…”.
  • Vật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại

    09/12/2009David Lindley*Công trình có ảnh hưởng lớn của một nhà tư tưởng quan trọng nhất thế kỷ XX, Vật lý và triết học là một diễn giải ngắn ngọn và dễ hiểu của Heisenberg về cuộc cách mạng trong vật lý hiện đại mà ông hay chính xác là các tư tưởng của ông đóng vai trò chủ đạo.
  • Đối thoại triết học giữa người và chó Léo

    06/11/2009N.V.NThử cất đi bộ mặt suy tư nghiêm trọng để cười cùng triết học khi đọc cuốn sách này. Cuốn sách viết về cuộc đối thoại giữa một con chó tên là Léo và ông bạn triết gia của nó. Câu hỏi lớn bao trùm cuốn sách mỏng này là: Một con người thì khác gì một con vật?
  • Các hệ thống triết học hiện đại

    25/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchTrong cuộc đời, một số triết gia danh tiếng đã thay đổi quan điểm triết học, chuyển từ trường phái này sang trường phái khác; một số còn có khả năng đại diện cho nhiều trường phái triết học khác nhau...
  • Hành trình vào triết học

    30/06/2009Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình...
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Triết học là gì?

    04/06/2009Phạm QuỳnhNói triết học, ai cũng nghĩ đến một môn học nghiêm trang, cao kỳ, huyền bí, bàn những nghĩa cao xa, xét những lẽ thâm thúy, người thường không thể hiểu được. Có người nghe đến tên triết học mà sợ, tưởng như cái yêu thuật của một phái cuồng nho dùng để huyễn diệu người đời. Bởi nhiều người hiểu lầm về triết học như thế, nên triết học đã hầu coi như một món không đàm, không có quan hệ gì đến sự thực, đến việc đời, mà nhà triết học thành nhà thuyết lý suông, chỉ biết mơ màng trong cõi lý tưởng.
  • Huyền thoại và triết học

    12/01/2009Nguyễn Văn TrungChưa có nhà khoa học nào khẳng định được lúc nào, giai đoạn nào trong đó đã xẩy ra sự chuyển hoá quyết định khiên con vật kể trên kia thành con người. Vấn đề không cần đặt ra ở đây và ta chỉ cần xác định yếu tố quyết định sự biến đổi về phần này - yếu tố làm cho con người khác con vật đó là sự đột khởi của tự do, của ý thức. Tự do, ý thức như vậy là hai đặc tính của con người với tư cách là người.
  • Văn hóa, triết lý và triết học

    11/12/2008Lương Việt HảiBài viết góp phần luận giải mối quan hệ giữa văn hóa, triết lý và triết học. Văn hóa là nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển các hệ thống triết học. Các triết lý, các hệ thống triết học lại là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc...
  • Triết học luận về “phát triển văn hóa”

    08/10/2008Ioanna Kucuradi,Từ góc độ triết học, bài viết đưa ra và luận giải một số vấn đề về phát triển văn hoá nhằm làm sáng tỏ vấn đề tại sao Liên hợp quốc ra tuyên bố về Thập niên phát triển văn hoá. Những vấn đề mà bài viết đưa ra và luận giải là: Khái niệm phát triển, nhất là vấn đề phát triển trong chính sách của các quốc gia thuộc Liên hợp quốc, những nội dung của "phát triển văn hoá", tính dân tộc và tính toàn cầu trong các quan niệm về "phát triển văn hoá", phát triển văn hoá và các chính sách văn hoá. Trong đó, đáng chú ý là những luận giải của bài viết về các nghĩa của khái niệm "văn hoá".
  • Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu

    14/12/2007Thạc sĩ Phạm HùngCuốn sách này là tập hợp các báo cáo khoa học của các học giả đã tham gia Hội thảo quốc tế “Nhận thức lại vai trò của triết học trong kỷ nguyên toàn cầu” do Viện Triết học phối hợp với Liên đoàn quốc tế các hội triết học tổ chức tại Hà Nội vào tháng 6/2006. Mặc dù đây không phải là cuốn chuyên khảo, nhưng toàn bộ nội dung cuốn sách này đều tập trung bàn về một chủ đề đang được giới triết học trong nước và thế giới quan tâm - "Nhận thức lại triết học ngày nay”...
  • Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta

    18/04/2007Dương Phú HiệpViệc nghiên cứu và giảng dạy triết học vẫn còn yếu kém, bất cập. Nhiều vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra chưa được các nhà triết học nghiên cứu đầy đủ và do đó, chưa có sự trả lời thoả đáng. Công tác giảng dạy triết học chưa khắc phục được tình trạng "thầy không thích dạy, trò không thích học". Cần làmgì để khắc phục những yếu kém trong nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta?
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • xem toàn bộ