Mai Liên dịch06:23 CH @ Thứ Năm - 16 Tháng Sáu, 2016
Một cậu học trò nhỏ tha thiết muốn có được trí khôn và sự hiểu biết. Cậu đến tìm nhà thông thái tên Socrates, để xin lời khuyên cho mình.
Socrates là một nhà thông thái lớn tuổi và nổi tiếng với lượng kiến thức khổng lồ về nhiều lĩnh vực. Cậu bé hỏi ông làm thế nào để cậu cũng đạt được trình độ tinh thông như vậy. Là người ít lời, Socrates không nói gì mà chỉ hành động.
Ông dẫn cậu bé đến bờ biển, giữ nguyên áo quần trên người và tiến thẳng ra sóng nước. Ông thích làm những điều kỳ lạ và gây sự hiếu kỳ như thế, đặc biệt là khi ông đang cố gắng chứng minh một điều gì. Cậu học trò cẩn thận làm theo hướng dẫn và rón rén cùng Socrates đi ra biển, nước chỉ đến dưới cằm. Không nói một lời, nhà thông thái vươn tay đặt lên vai cậu bé. Nhìn sâu vào mắt cậu học trò, ông ấn đầu cậu xuống nước với toàn bộ sức bình sinh của mình.
Cậu bé vẫy vùng, và chỉ trước khi tính mạng cậu bị cuộc sống lấy đi thì Socrates mới thả cậu ra. Cậu trồi lên trên mặt nước, hổn hển hớp lấy không khí, và cố nín thở để không cho nước biển tràn vào miệng. Cậu nhìn xung quanh tìm Socrates để trả đũa. Trước sự hoang mang của cậu bé, nhà thông thái kiên nhẫn đứng đợi trên bãi cát. Khi quay lại bờ, cậu giận dữ hét lên, “Tại sao ông lại cố giết tôi?” Nhà thông thái từ tốn đáp lại bằng một câu hỏi: “Cậu bé, khi ở dưới nước và không biết mình có còn sống để nhìn thấy ngày mai hay không, cậu đã muốn gì nhất trong tất cả mọi thứ trong thế giới này?”
Cậu học trò ngẩn người ra trong vài giây rồi bước đi cạnh nhà thông thái. Cậu khe khẽ trả lời, “Tôi muốn thở.” Lúc bấy giờ, khuôn mặt nhà thông thái rạng rỡ với nụ cười thật tươi. Ông nhìn cậu học trò nhỏ một cách trìu mến và nói, “Khi nào cậu thấy cần phải có trí khôn và sự hiểu biết như nhu cầu hít thở thì lúc đó cậu sẽ có được chúng.”
01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
26/07/2006Đỗ Kiên CườngChâu Hồng Lĩnh, chuyên viên tin học tại Boston có bài viết: “Tri thức thúc đẩy quá trình tiến hóa?” với nhiều nhận định gây tranh cãi về thuyết tiến hóa, một trong những thành tựut rí tuệ sáng chói nhất của nhân loại. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin góp đôi lời bàn luận với tác giả, mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần...
19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
23/08/2015Vương Trí NhànTôi thường thấy ở mình kẻ nào khôn hơn chút đỉnh, giao thiệp với người kém hơn chút đỉnh, thuần chỉ nói dối. Đứa “ăn cắp có giấy”, đứa ăn cắp chưa có cấp bằng cũng đều một mực như thế cả...
10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
26/07/2006Châu Hồng LĩnhKhi luận bàn về một sự vật hay hiện tượng, trước hết chúng ta phải xác định một định nghĩa cho nó. Vậy Tri thức là gì ? "Tri thức" có vai trò như là một từ của một ngôn ngữ, đồng thời, "Tri thức" cũng có vai trò là sự diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
03/01/2006Biên dịch: Minh Sơn"Nếu là bạn tốt của VN thì phải phê phán VN. Tôi tin có rất ít sự phê bình mang tính xây dựng liên quan tới chính sách và thành tựu kinh tế xã hội của VN, cả ở trong nước lẫn nước ngoài", Trên tinh thần đó, ông Thomas Vallely, Giám đốc chương trình Việt Nam của ĐH Harvard đã "xin trình bày bài phê bình dưới đây" tại phiên thảo luận có nội dung "Giáo dục ĐH Việt Nam: Nguồn lực và cơ hội" trong khuôn khổ hội nghị khoa học của các nghiên cứu sinh VN tại Mỹ...
19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
29/06/2003Nguyễn Quang ChiểuSinh viên không dễ có ngay thu hoạch của mình nếu chỉ bằng lòng với “cua” tài liệu mình có, hoặc những gì các giáo sư giảng, mà càng cần phải suy nghĩ, so sánh, suy xét xa hơn để tìm ra thực chất vấn đề cần nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, điều trước hết phải biết cách đọc sách có hệ thống...
04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.