Tranh luận triết học

05:10 CH @ Thứ Sáu - 06 Tháng Tám, 2021

Người Việt đọc ít nhưng ham cãi nhau.

Thế cho nên khi tranh cãi từ chỗ ai nói gì cũng tin đến chỗ nhiệt thành tin rằng chỉ có một chân lý khách quan tuyệt đối và phải đạt được nó vì thế trong tranh luận phải có một ai đúng, ai sai là đương nhiên.

Thế là từ đó cứ vặn vẹo nhau, rồi hỏi bằng chứng, lập luận này kia.

Than ôi! Đời chẳng phải là mơ, cũng chẳng phải là thảo luận triết học hay thí nghiệm trong phòng nghiên cứu.

Xã hội là tập hợp vô vàn các cá nhân, các nhóm lợi ích khác nhau. 99, 9% các vấn đề tranh luận liên quan đến thời sự là vấn đề xung đột lợi ích.

Vì vậy, câu chuyện không thuần túy là khoa học hay phi khoa học, khách quan hay chủ quan, hợp lý hay phi lý mà nó là câu chuyện về quyền lợi.

Người nêu ra vì lợi ích này. 

Kẻ phản bác vì lợi ích kia.

Công luận nhìn vào đó mà phán đoán và đưa ra quyết định hợp lý mà thôi. Vì thế mới cần đến luật chơi công bằng cho tất cả các bên để các bên gây dựng ảnh hưởng và chơi đẹp.

Người ta cứ ảo tưởng về chân lý khách quan nhưng nếu ai có tí hiểu biết về khoa học và triết học thì sẽ thấy chân lý khách quan tuyệt đối đó nằm ngoài thế giới con người vì mọi thứ từ thực tại bên ngoài muốn thành nhận thức-hiểu biết của con người đều đi qua đầu óc con người (cái màng lừa đảo cực tinh vi)  cả.

Thế nên từ Socarates đến Einstein - toàn vĩ nhân siêu việt về trí tuệ đều rụt rè bảo "Tôi dốt lắm chẳng biết gì. Có chăng là biết rằng tôi chưa biết gì cả" (diễn nôm ý các cụ).

Thế nên ngớ ngẩn nhất là khi người ta viết gì, nói gì cứ nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại “Đây là ý kiến chủ quan của tôi thôi”. Vớ vẩn! Ý kiến của con người thì đương nhiên là chủ quan làm gì có ý kiến khách quan. Có chăng khi cá nhân đó đang làm cho tổ chức nào, đại diện cho tổ chức nào mà phát biểu ở đâu đó muốn nhấn mạnh ý mình nói là ý kiến cá nhân  không đại diện cho tổ chức, cơ quan nào  khi nói "Đây là ý kiến của cá nhân tôi" thì có thể chấp nhận được.

Như vậy có thể “ngầm” hiểu là chân lý khách quan là một khe hẹp nào đó đi giữa các “chân lý chủ quan” của các bên. Chính vì thế việc có môi trường để nghe được nhiều tiếng nói chủ quan rồi suy xét, phê phán các chân lý chủ quan đó cho phép người ta đi đến một nhận định nào đó hợp lý khả dĩ nhất tiệm cận thực tế hay “chân lý”.

Nói thật, tôi sợ các ông ham mê chân lý khách quan ngang ngửa những ông bảo “chỉ có tôi là đúng”. Chém gió lăng nhăng với nhau trên Facebook cho vui thì được chứ chơi với nhau ngoài đời chán ốm!

Nó chẳng khác gì đi tán gái. Thay vì tán tỉnh nàng xinh như hoa, đẹp như thơ, thướt tha như gió thì cứ chăm chăm khoe mình vừa giải được toán cao cấp, vừa kiếm 1000 tỉ hay hỏi “Nhà em có ai đi nước ngoài không?”.

P.S

Thấy bảo các giáo sư và anh em triết học ở Việt Nam đang cãi nhau hăng lắm về tính khách quan của triết học gì đó trên mạng. Thật buồn! Mạng Facebook lại thích hợp với cãi lộn hơn là tranh luận triết học. Giá như các giáo sư lên đâu đó như là báo, tạp chí rồi cân nhau cho chúng em xem thì chúng em cũng vỡ vạc ra nhiều điều. 

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt thích công kích cá nhân khi tranh luận?

    09/07/2021Công kích cá nhânlà một dạng nguỵ biện phổ biến trong tranh luận đặc biệt là trong những cuộc tranh luận giữa người Việt với nhau ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Đối với những người tôn trọng lý lẽ khi tranh luận, công kích cá nhân là loại nguỵ biện bị khinh rẻ nhất vì nó hoàn toàn không dựa trên lý lẽ, biến vấn đề cần tranh luận thành mâu thuẫn cá nhân và gây tổn thương sâu sắc cho đối phương...
  • Những thuật ngụy biện người thường hay mắc phải

    02/05/2021Với các lỗi ngụy biện này chúng ta rất dễ bị thuyết phục bởi những kết luận sai...
  • Ứng dụng đạo Phật vào việc xử lý tranh luận

    22/02/2021An TịnhTranh luận có mặt tốt, vì nó giúp mình làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Nhưng phải thừa nhận, mặt xấu nhiều hơn, dễ gây rạn nứt tình cảm, anh em đôi khi còn chẳng nhìn mặt nhau nữa...
  • Nhận dạng ngụy biện

    08/09/2020Trương Nguyện ThànhTheo tôi bước đầu phát triển kỹ năng critical thinking thì không có cách nào hay hơn là dùng mạng xã hội Facebook để nhận dạng những ngụy biện...
  • 9 câu ngụy biện điển hình của người Việt

    20/07/2020Quang MinhCó một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng mạng…
  • Tư duy phản biện - một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực

    31/03/2020GS. Russell Brooker tổng hợp và biên tậpĐể tiếp thu và nhận thức mỗi chúng ta cần có tư duy phản biện, điều này giúp phân biệt đúng sai, tránh những sai lầm khi học tập, làm việc...
  • Thói tật và vượt qua thói tật trong tranh luận

    23/06/2019Nhà văn InnasaraDo quá ham thắng, hay phần nào đó – do sợ bẽ mặt trước đám đông, lắm lúc người tham gia tranh luận trở thành ngụy biện, từ đó đẩy cuộc tranh luận vào ngõ cụt, khi quay sang tấn công cá nhân đối phương...
  • Trẻ em Việt bị người lớn 'đàn áp' tư duy phản biện

    17/06/2019Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận.
  • Nghệ thuật ảo hóa của tư duy

    14/08/2018Ngôn ngữ tự nhiên vốn mơ hồ. Tính mơ hồ đó biểu hiện ở chỗ cùng một câu mà ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Thuật Giải thích câu theo ý khác là phương pháp giành chiến thắng trong tranh luận...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Văn hóa tranh luận

    07/01/2018Tôn MinhĐây là một phạm trù văn hóa cần và buộc phải có trong một xã hội có ý thức và muốn có sự phát triển văn minh...
  • Cái xấu và năng khiếu ngụy biện của người Việt

    28/11/2018TS. Lương Hoài NamKhông ít người lấy sự nghèo để biện minh, bảo vệ sự tồn tại cho nền giao thông xe máy, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… Một số người thậm chí còn đấu tranh để những thứ không phù hợp với các đô thị hiện đại, văn minh này tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những hậu quả khủng khiếp...
  • 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận

    21/11/2017Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn...
  • Tản mạn về tranh luận

    24/04/2017Nguyễn Thị HậuTự do bày tỏ chính kiến còn là nhân cách người trí thức. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không hơn thua “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến. Không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số...
  • Thói ngụy biện ở người Việt

    28/02/2017BTĐTrong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.
  • Cách tranh luận online

    09/06/2016Lê Ngọc SơnTranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội...
  • Kỹ năng tranh luận - Đánh giá từ các huấn luyện viên của Hồng Kông

    24/10/2014Ariel ConantMặc dù như thư ký Carrie Lam ChengYuet-ngor bình luận rõ ràng rằng “nó không phải là 1 cuộc tranh luận”, Young Post đã thu thập ý kiến từ những người có kinh nghiệm trọng tài để nghe các ý kiến của họ xem ai là người chiến thắng nếu buổi nói chuyện là cuộc tranh luận thông thường...
  • Ngụy biện

    13/07/2014Đoan TrangCâu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim...
  • Giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc

    19/06/2010Andrew ChruckyGiáo dục tổng quát - được hiểu một cách đúng đắn - bao gồm giáo dục nhận thức, đạo đức và cảm xúc. Và nếu giáo dục tổng quát được coi như một thứ nằm ngoài phạm vi của luân lý, thì nền giáo dục đó sẽ tạo ra những kẻ ngụy biện, chứ không phải những người biện chứng, biết dùng kỹ năng nhận thức để nâng cao đạo đức theo một cách có sự kiểm soát của cảm xúc.
  • xem toàn bộ