Nghệ thuật ảo hóa của tư duy

05:41 CH @ Thứ Ba - 14 Tháng Tám, 2018

1. NGHỆ THUẬT ẢO HÓA CỦA TƯ DUY

Giải thích câu theo ý khác
Ngôn ngữ tự nhiên vốn mơ hồ. Tính mơ hồ đó biểu hiện ở chỗ cùng một câu mà ý nghĩa biểu đạt khác nhau. Thuật Giải thích câu theo ý khác là phương pháp giành chiến thắng trong tranh luận bằng cách dựa vào yêu cầu tranh luận của mình mà đưa ra cách giải thích riêng biệt về một câu nào đó.
Dùng thuật Giải thích câu theo ý khác, giải thích một câu nào đó theo một ý bất ngờ thường làm cho lời tranh luận của ta mới mẻ, mạnh mẽ. Ta hãy xem đoạn tranh luận giữa Lí Khắc và Ngụy Văn Hầu.
Theo ghi chép Thích Uy. Lã thị Xuân Thu, có lần Ngụy Văn Hầu hỏi đại thần Lí Khắc: “Nguyên nhân nước Ngô diệt vong là gì ?” Lí Khắc lập tức trả lời: “Là vì nhiều lần đánh nhiều lần thắng.” Ngụy Văn Hầu phân vân không hiểu. Lí Khấc liền giải thích:
“Nhiều lần đánh, nhân dân sẽ mệt mỏi. Nhiều lần thắng, nhà vua sẽ sinh kiêu. Lấy ông vua kiêu ngạo thống trị nhân dân mệt mỏi, đó chính là nguyên nhân bại vong. “
“Nhiều lần đánh nhiều lần thắng”
thường là dẫn đến nguyên nhân nhà nước hưng thịnh. Còn Lí Khắc ở đây đã khéo léo giải thích mà rút ra kết luận khiến nước Ngô diệt vong, thật là độc đáo, sinh động mà mạnh mẽ.
Dùng thuật Giải thích câu theo ý khác để đưa ra lời giải thích bất ngờ cũng thường biểu đạt lối mỉa mai châm biếm với đối phương. Chẳng hạn: Khi Uyn-sơn làm thống đốc bang Níu Jersey, ông ta nhận được điện thoại từ Washington, D.C. nói rằng một nghị sĩ bang Niu Jersey – tức bạn của ông – đã qua đời.
Uyn-sơn rất xúc động, lập tức hủy bỏ mọi cuộc hẹn trong ngày. Sau mấy phút, ông lại nhận được cú điện thoại của một chính trị gia Niu Jersey.
“ông thẳng đốc”, người nọ lắp bắp nói “Tôi, tôi hi vọng có thế thay thế vị trí của ông nghị sĩ nọ.”
Được lắp Uyn-sơn rất bực với thái độ “nhanh nhẹn” của y. ông chậm rãi trả lời “Nếu nhà quàn đồng ý, thì cá nhân tôi cũng nhất trí. “
Câu: “Thay thế vị trí của ông nghị sĩ nọ” có thể chỉ ý: thay ông nghị sĩ kia để làm nghị sĩ; cũng có thể chỉ ý: thay thế vị trí trong nhà quản của ông.

.

.
2. CẬY SỐ ĐÔNG
Chân lí không phải bao giờ cũng nằm trong tay đa số. Thế nhưng, trong khi biện luận, kẻ ngụy biện không phải là để tìm tới chân lí trong nhận thức mà là lấy đa số làm lí do, cho rằng đa số là đúng đắn, đa số là chân lí. Đó chính là ngụy biện kiểu Cậy số đông.
Ta hãy quan sát câu chuyện hài hước nước ngoài như sau:
Xưa kia có một phú thương vốn tính keo kiệt. Con trai ông ta bên ngoài vay nợ rất nhiều, nhưng ông ta không chịu hoàn trả. Đứa con đành phải hẹn với các chủ nợ là đợi khi bố chết sẽ tra hết. Có một hôm, đứa con trai thực sự là không đợi được nữa, liền bàn với chủ nợ là đem chôn sống ông bố. Hắn ta tấm gội và thay quân áo cho ông phú thương rồi ấn ông ta vào quan tài. Quan tòa đi qua nghe tiếng kêu la của ông liền bước vào hỏi. Phú thương trong quan tài nghe thấy có người hỏi, cho là có cơ may được cứu sống, bèn hét toáng lên: “Cứu tôi với ! Đại nhân. Thằng con tôi định chôn sống tôi!”.
Quan tòa trách mắng đứa con nọ: “Sao may lại định chôn sông bố mày ? “
“Đại nhân, ông ta lừa ông đây, ông ta chết thật rồi mà. Không tin, ông hay hỏi mọi người. ” Thằng con trả lời.
Quan tòa quay ra hỏi những người đứng quanh: “Các ông đều làm chứng chứ?”
“Chúng tôi làm chứng.” Bọn chủ nợ đáp.
Thế là quan tòa nói với phú thương trong quan tài rằng: Sao tôi có thể tin một mình nguyên cáo là ông ? Lẽ nào bao nhiêu người thế này đều nói dối đây ? Nói xong liền khoát tay tuyên án “Chôn đi !”

Rõ ràng phú thương là sống thế mà quan tòa lại chơi cái trò ngụy biện kiểu Cậy số đông, chỉ dựa vào đa số, làm lẫn lộn phải trái, đưa ra phán đoán sai lầm, thật là giả dối cực độ.
Ngụy biện kiểu Cậy số đông sở dĩ là giả dối, bởi vì đa số không tất yếu là chân lí.Chân lí có lúc thuộc về thiểu số. Nếu chỉ lấy đa số làm căn cứ để luận chứng thì khó mà tránh khỏi hiệu quả ngụy biện dãn tới đảo lộn trắng đen. Lại ví dụ:
Theo Truyện Viên Xán. Tống Thư: Từ xa xưa, ở miền nam có một quốc gia nhỏ bé ở nơi heo hút. Đất nước này không có sông ngòi, chỉ có một mạch nước suối. tên là Cuồng Tuyền. Những ai uống nước suối này vào, thảy đều phát điên. Ngoài quốc vương ra, người dân cả nước ai cũng uống nước này. Thế là cả nước ai cũng cuồng điên, kẻ thi ngây dại, kẻ thì cười sằng sặc, kẻ thì mình trần tóc xõa, kê thì nhe răng há miệng, thật là đủ các kiểu, hết sức kì quặc. Chỉ riêng quốc vương đào một cái giếng ở sân sau mà ăn uống nước này. Bởi vậy vẫn bình thường. Nhân dân thấy vua nói năng phong thái khác với mọi người thì ngỏ là nhà vua bị điên, liền họp bàn và quyết định giúp vua chữa khỏi điên. Mọi người ùa vào cung, đè vua xuống giường, người thì lấy kim châm, kẻ thì đốt ngải. Quốc vương bị hành hạ đến kêu la thảm thiết, không thể chịu nổi nữa. Và cuối cùng cùng đành phái tới bên Cuồng Tuyền mà tợp mấy ngụm. Uống xong, nhà vua cũng phát cuồng. Lúc này thì cả nước không trừ một ai, điên tuốt.
Khi nhân dân cả nước.gần như bị điên rồi thì bọn người điên nọ Cập số đông, lấy đa số làm căn cứ. Những ai đầu óc tỉnh táo lại bị coi là người điên khùng, còn kẻ điên thực sự lại cho là đầu óc tỉnh táo. Như vậy. đúng sai, đen trắng bị đảo lộn hết.

3. UY HIẾP BẰNG VŨ LỰC
Trong biện luận, người biện luận không thuyết phục hằng lí lẽ mà lấy vũ lực để uy hiếp, đe dọa bắt buộc đối phương phải tiếp thu quan điểm của mình. Đó chính là ngụy biện kiểu Uy hiếp bằng vũ lực.
Theo báo chí thì tại một vùng quê ô’ Tương Tây có cô gái tên là Ngô X công anh chàng Trân Y hủy bỏ hôn ước. Nhà họ Ngô có món lẽ ăn hỏi hơn 600 đồng chưa kịp trả cho nhà họ Trần. trần Y tiền gõ 5 tên côn đồ từ Thường Đức thì hứa là đối được tiền thì trả công mỗi thằng là 40 đồng. Bọn chúng cơm no rượu Say tại nhà họ trần, xong liền đằng đằng sát khí xông tới nhà họ Ngô đòi nợ:
“May ! Cầm ngay 600 đồng ra đây !”
“Trong 3 tiếng không nộp ra thì dỡ nhà gán nợ ! “
Nhà họ Ngô thấy bọn này nói là làm thì sợ, đành phải vay nợ xóm làng cho đủ số 600 đồng. Lúc này mới tránh khỏi cái họa bị dỡ nhà.

Trần X đòi nợ không theo cách dùng lí lẽ thiệt hơn mà dùng sức mạnh của xã hội đen, dọa dỡ nhà, lấy vũ lực làm hậu thuẫn. Đó chính là một điển hình của ngụy biện kiểu Uy hiếp bằng vũ lực.
Uy hiếp bằng vũ lực thường là xảy ra khi kẻ ngụy biện đã thất bại bằng bàn luận lí tính, tức là khi đuối lí cùng lời mà không chịu bị thua, không còn cách gì, thế là ngang ngược chà đạp công lí, dùng vũ lực đề uy hiếp.Cũng có kẻ không bao giờ dùng lời lẽ, hễ thấy không vừa lòng là xắn tay áo lên đòi đối phương ra ngoài đánh nhau, muốn ra gì thì ra. Loại người này ỷ vào sức khoẻ thường dùng vũ lực để áp đảo đối phương. Người đời nói: già đòn non nhẽ mà, đó là cách giải quyết của họ.
Loại ngụy biện này không chỉ tồn tại trong đám mọi người, trên vũ đài quốc tế cái gọi là ngoại giao sức mạnh thực chất cũng là ngụy biện kiểu Uy hiếp bằng vũ lực. Ví dụ:
Ngày 12 tháng 2 năm 1938, Hít-le và Xusnigơ – thủ tướng áo hội đàm tại Pốt-sđam. Trong hội đàm, Hít-le đe dọa:
“ông Xusnigơ, đây là bạn dự thảo văn kiện. Trong đó không có gì phải thảo luận ca. Tôi sẽ không thay đối một chút nào trong đó đâu. ông cần phải giữ nguyên mà kí thôi, trong ba ngày phải làm theo yêu cầu của tôi. Nếu không, tôi sự ra lệnh tiến quân vào áo. “
Hít le sở dĩ ngạo mạn như vậy, cương bức đối phương phải khuất phục, chính là hắn ta có một thực lực quân sự hùng mạnh làm hậu thuẫn. Lại ví dụ:
Ngày 14 tháng 3 năm 1938, Hít le hội đàm với Ha sa là tổng thống Tiệp và bộ trướng ngoại giao nước này là Sê vát Cơphuski đã uy hiếp là quân đội Đức ngay hôm đó đã tiến quân. Gặp phải kháng cự ở đâu đó và đã tiêu diệt sạch. Binh lực Đức trong trận này là một sư đoàn, còn Tiệp là một tiểu đoàn. Y yêu cầu phải kí ngay vào văn kiện đâu hàng. Thế là, từng bước từng bước ném cho tổng thống và bộ trượng ngoại giao Tiệp văn kiện đầu hàng, lại còn nhắc lại:
“Nếu cự tuyệt thì trong hai tiếng Praha một nửa sẽ biến thành đống gạch vụn.”
Tổng thống Tiệp hoảng hốt mà ngất đi, tiêm thuốc hồi tỉnh xong buộc phải kí vào bản án tử hình cho đất nước.

Đó chính là ngoại giao sức mạnh, là điển hình của việc cậy vào sức mạnh.

4. CẬY VÀO QUỶ THẦN ( HAY LÀ SỬ DỤNG YẾU TỐ MÊ TÍN, TÂM LINH , HUYỀN HỌC, PHONG THUỶ )
Khi người ta dưới ách áp bức của tự nhiên và xã hội mà không chống nổi thì đã tin tưởng một cách mù quáng rằng trong coi u minh có thần linh chi phối vận mệnh đời sống con người. Tư tưởng mê tín vào thần linh rất phổ biến trong xã hội phong kiến. Và ngay cả khi khoa học phát triển cao như ngày nay, số người tin vào quỷ thần cũng không ít. Kẻ ngụy biện cũng thường hay dựa vào tư tưởng mê tín đối với quỷ thần của mọi người mà bào chữa cho cái giả dối của họ, khiến âm mưu được thực hiện. Đó là ngụy biện kiểu Cậy vào quỷ thần. Ví dụ:
Năm 1052, Nùng Trí Cao châu Quảng Nguyên ở miền nam dấy binh đánh Tống. Tống Nhân Tông cử đại tướng là Địch Thanh mang đại quân đi dẹp. Đại quân ra khôi Quế Lâm, đường đi hiểm trở, lòng quân dao động, không ít binh sĩ bỏ trốn. Để ổn định tinh thân quân đội, Địch Thanh nghĩ ra một cách. Một hôm, Địch Thanh nói với các tướng sĩ:
“Lần này đến miền nam thảo phạt phiến quân là lành hay dữ để cho thần linh quyết định. Nếu lành, thì ta tung ra đất 100 đồng tiền, đồng nào cũng ngửa, chỉ cần một đồng sấp là do Lúc đó ta sẽ ban sớ hồi triều.”
Có người khuyên: “Dù có may mắn thế nào thì 100 đồng tiền tung ra cũng không thể có 100 đồng đều ngửa. Nếu có đồng sấp thì lòng quân sinh biến, không chiến mà hồi triều, chẳng phải là chống lại thánh chỉ sao ? Xin đại tướng quân xét kĩ! “
Địch Thanh không nghe, bảo tâm phúc đưa ra một túi tiên đồng. Quân sĩ kẻ nào cũng chăm chú theo dõi. Chỉ thấy ông ta lầm nhầm khấn: “Thần minh bảo hộ, thần minh bảo hộ… ” Bỗng ông ta vốc một nắm tiền mắt nhắm lại rồi tung lên. Khi tiền rơi xuống, quân sĩ quây đến xem, cả 100 đồng đều ngửa. Quả thật là thần linh bảo hộ! Toàn quân đều biết, tiếng hò reo hoan hô vang dậy.
Lúc này Địch Thanh lệnh cho tâm phúc mang một trăm cái đinh, đóng các đồng xu lên mặt đất, rồi dùng lụa xanh phủ lên, tự tay đậy kín. Rồi đó thành tâm nói: “Chờ đạo quân thắng trận trở về, đến đây sẽ lễ tạ thần minh.” Lúc này toàn quân tinh thần lên cao, thế như chẻ tre, và đã nhanh chóng bình định được cuộc phiến loạn do Núng Trí Cao gây ra.

Kì thực, những đồng tiền này chỉ toàn có mặt chính. Địch Thanh lợi dụng tâm lí tin vào quỷ thần của các tướng sĩ và những đồng tiền chỉ có mặt chính nọ, kết quả là đạt được mục đích dự định.
Với ngụy biện kiểu Cậy vào quỷ thần, chỉ cần tin chắc là trên thế giới hoàn toàn không có thần linh thì ngụy biện kiểu này sẽ phá sản.
Trong Duyệt Vi Thảo đường bút kí của Thanh Kỉ Vân có vụ án như sau:
Có một tổng đốc tên là Đường Chấp Ngọc thụ lí một vụ án giết người. án đã xem xét xong. Một hôm về đêm, ông một mình ngồi trước nến, bỗng nghe thấy tiếng khóc tỉ ti, mỗi lúc một gần bên cửa sổ. Mở rèm ra, ông thấy một con ma người đây máu quỳ dưới bậc thềm. ông nghiêm giọng quát, con ma bèn dập đầu nói: “Đứa giết chết tôi vốn là A, nhưng quan huyện xử nhầm cho B. Không trừng phạt đúng thủ phạm, để nó lọt lưới, lôi chết cũng không nhắm mắt!” Đường Chấp Ngọc nói: “Ta biết rồi “. Ma lúc đó mới chịu đi.
Ngày hôm sau, Chấp Ngọc đích thân thẩm vấn các phạm nhân, thảy đều nói áo quần người chết mặc đúng như đêm qua ông thấy. ông càng tin là thật, dựa vào lời ma mà xét lại A có tội. Viên quan sơ thẩm nhiều lần đề đạt giải thích nhưng ông không nghe. Sau đó sư da (người giúp việc) đến cầu kiến, biết đầu đuôi câu chuyện, liền phản bác: “Đã là ma thì chỉ có bóng, không có thực thể, nó rời đi phải là nhanh chóng mà biến mất. Không thế là trèo qua tường. Đó chắc chắn là phạm nhân mướn bọn đạo tặc biết trèo tường vượt rao làm chuyện này”. Đường Chấp Ngọc nghe vậy bỗng hiểu ra, thế là vẫn giữ lại phán quyết của viên quan sơ thẩm.

Tên tội phạm để rửa sạch tội lỗi và vu vạ cho người khác mà nói ra chuyện quỷ thần. Đường đường một tổng đốc công mắc lừa. May mà sư da từ cái vô lí mà biết tỏng âm mưu của bọn sát nhân, khiến chúng thất bại.

Trên thực tế, hầu hết các nhà đầu tư là người làm kinh tế liên quan đến may rủi nhiều, nên rất thích nghe đến nhũng chuyện về tâm linh hay huyền bí như phong thuỷ, dịa lý, hướng nhà hướng gió ….rồi các quan hệ kiêng kỵ do tập tục văn hoá đem lại, nếu chúng ta khéo léo vận dụng rất có lợi thế trong thuyết trình dự án. Tuy nhiên cần nghiên cứu sâu, kỹ lĩnh vực mình thể hiện,nếu không sẽ lộ tẩy cái đuôi dốt nát gây phản cảm hơn nhiều do nói nhăng nhít lung tung.

5. DỰA VÀO CẢM TÌNH

Tình cảm là sự thể nghiệm chủ quan và phản ánh do sự vật nhất định dẫn tới Khi một người có thái độ theo chiều hướng hoan nghênh với sự vật nào đó anh ta tiếp xúc với sự vật này sẽ sinh ra tình cảm khẳng định như vui mừng, thích thú. Khi một người có thái độ phản đối hoặc cự tuyệt với một sự vật nào đó, anh ta tiếp xúc với sự vật này sẽ nãy sinh tình cảm như ghét bỏ, giận buồn. Khi Kẻ ngụy biện trình bày quan điểm của mình hoặc phản bác chủ trương của người khác thì không nêu sự thực nói lí lẽ, mà chỉ là lấy tình cảm yêu ghét của mình làm căn cứ luận chứng. Nếu là người mình yêu thích thì lời nới là chân lí, nếu là người mình chán ghét lời nói ra thảy đều giả dối. Đó chính là ngụy biện kiểu Dựa vào cảm tính.
Ngu Nột thời Nam Triều có thể coi là một điển hình như vậy. Một lần có chàng trai là Trương Suất đưa bài văn của mình cho ông ta nhận xét. Ngu Nột đâu có coi anh chàng vô danh tiểu tốt Trương Suất ra gì ? ông ta lơ đễnh giở qua mấy trang sau đó nói một cách ngạo mạn:
“Những cái này thật chẳng ra sao, thế mà đưa cho tôi xem ư? “
Thực tế thì bài văn của Trương Suất viết rất khá nên nghe Ngu Nột nói vậy thì anh ta không bằng lòng. Một thời gian sau, anh ta lại đưa sáng tác của mình cho Ngu Nột xem, lần này thì anh ta nghĩ ra một kế, nói dối đây là tác phẩm của nhà văn Thẩm Uớc. Ngu Nột nghe bảo là tác phẩm của nhân sĩ quyền uy thì vội xem với một thái độ khác, vừa đọc vừa khen:
“Ngòi bút của nhà văn nối tiếng quả thật khác thường !”
Trương Suất thấy thái độ của Ngu Nột như vậy thì không kìm nổi mà nói: “Thưa tiên sinh, thực ra đây là bài văn của cái người ông nói là không đáng một xu viết ra đây ạ!”
Ngu Nột nghe vậy thì vô cùng bối rối khó xử.

Vốn là đánh giá một bài văn hay hoặc dở thì phải lấy cái tốt xấu của nội dung tư tưởng bài văn và cái cao thấp của phương pháp viết văn làm tiêu chuẩn, bất kể đó là tác phẩm của người nổi tiếng hay vô danh tiểu bối. Thế mà Ngu Nột lại không thế, ông ta nói tác phẩm của vô danh tiểu bối là “cái thứ không ra gì”, còn khi nghe bảo là của người nổi tiếng thì ca ngợi là “quả thật khác thường”. Phương pháp luận chứng này của ông ta rõ ràng là ngụy biện kiểu Dựa vào cảm tình.
Nhưng trường hợp lấy cảm tình mà chi phối sự phán đoán của mình thật không hiếm.Chẳng hạn những trường hợp sau:
- Hít le, tên trùm Nadi chống lại thuyết tương đối không phải là căn cứ vào bản thân thuyết này có phải là khoa học hay không, mà là do Einstein – nhà khoa học phát minh thuyết này là người Do Thái – đối tượng bọn Nadi căm ghét,
- Người yêu Hàn Dũ vì Hàn Dũ là đại văn hào đứng đầu bát đại gia Đường – Tống và nếu có ai bảo Hàn Dữ mắc bệnh hoa liễu thì chắc chấn sẽ bị họ mắng là nói láo;
- Người sùng bái Đường Thái Tông vì Đường Thái Tông là hoàng đế anh minh – Trinh Quán chi trị, và nếu có ai bảo anh ta rằng Đường Thái Tông đã giết anh mình mà lên ngôi vua thì sẽ bị họ coi là hoàn toàn sai lầm;
- Có người nhân vì Bacon làm quan không thanh liêm, từng bị bãi chức vì nhận hối lộ mà đã cự tuyệt thừa nhận giá trị các trước tác học thuật của Bacon;
- Do La Quán Trung trong Tan Quốc diễn nghĩa đã bôi nhọ Tào Tháo mà nhiều người xem xong tiểu thuyết, do bị cảm nhiễm mà đã phủ nhận những thành tựu của ông ta trong văn học sử;

Những ví dụ liệt kê chính là chỉ lấy cảm tình tốt xấu của mình đối với người khác để thay cho sự phán đoán đối với sự vật khách quan. Đó chính là ngụy biện kiểu Dựa vào cảm tình.
Rất nhiều sự thực mách bảo chúng ta rằng lời người được yêu thích không phải đều là quý và giá trị, có thật cũng có cả giả đấy; ngược lại, lời người mà ta căm ghét cũng chưa chắc đều là giả dối, thường là có giả, cũng có thật. Nếu cảm tình của một người mà thao túng lí trí, ngay cả sự thực cơ bản, quy tắc logic cơ bản cũng không đếm xỉa thì không tránh khỏi sa vào ngụy biện.

6. ĐOÁN ĐỊNH CHỦ QUAN

Ý thức chủ quan của con người do ảnh hưởng bởi biết bao nhân tố, có lúc không phù hợp với khách quan thế nhưng, có kẻ ngụy hiện trong quá trình biện luận không xuất phát từ thực tế khách quan mà chỉ dựa vào suy nghĩ chủ quan để đưa ra đoán định về sự vật khách quan, lấy mong muốn chủ quan hoặc thành kiến cá nhân để luận chứng tính chân thực của luận đề. Đó chính là ngụy biện kiểu Đoán định chủ quan.
Hàn Phục Cừ trong truyện Hàn Phục Cừ xử trộm cắp chính là vậy:
Tlên quân phiệt Sân Đông là Hàn phục Cừ, y là một tên thô lỗ vô học. Nhưng để tỏ ra mình công chính liêm minh, xét án như thần, thì thường hay tự thụ lí các vụ án. Hắn ta định án hoàn toàn không theo pháp luật, mà là cứ phán bừa, xử theo ý thích.
Một lần, Hàn phục Cừ mặc bộ thường phục, dạo phố để thị sát dân tình. Vừa vặn gặp hai tên trộm cắp bị bắt. Hắn bèn lệnh cho sĩ quan trực ban: “Đưa tên ăn trộm qua đây” bọn ăn trộm bị giải đến. Họ Hàn chỉ một tên trong đó:
“Mày trộm gì ? “
“Dạ tiểu nhân trộm một con bò “.
“ờ ! Còn khá. Bò lặng thinh, mày ăn trộm nó, nó không la lên, nói lên là cái gan ăn trộm của mày không ghê gớm gì. Thả nó ra! “
Hàn Phục Cừ lại hỏi tên kia:
“Mày trộm cái gì ?”
“Tiểu nhân trộm một con gà “.
“Hay cho thằng trộm gà ! Mày biết tội chưa ?”
Tiểu nhân biết tội ạ “
“Hừ! Tội mày to lắm. Con gà mày bắt nó sẽ kêu quang quác. Mày dám trộm gà thì cái gì mà không dám trộm hả? Lôi ra ! Xử bắn !”

Mọi người đều biết con bò có giá hơn con gà, bởi vậy tội của tên trộm bò nặng hơn nhiều so với tên trộm gà. Thế mà, tên quân phiệt nọ không căn cứ vào tình tiết nặng nhẹ để xử, mà là căn cứ vào “bò không kêu” và “gà biết kêu” để xác định mức tội nặng nhẹ tên trộm bò vô tội, tên trộm gà bị bắn. Cái cung cách xử án dựa vào Đoán định chủ quan này không chỉ là vô lí đến buồn cười, mà còn là ngụy biện làm đảo lộn trắng đen. Đó chính là ngụy biện kiểu Đoán định chủ quan.
Ngụy biện kiểu Đoán định chủ quan sở dĩ vô lí, nguyên nhân là luận cứ của kẻ ngụy biện chỉ là sự đoán định chủ quan cho là đường nhiên. Loại luận cứ này thật không đáng tin cậy, dùng luận cứ như vậy là để đạt mục đích luận chứng cho quan điểm của họ một cách ngang trái.

7. MƯỢN CỚ KHÔNG BIẾT

Có những người ngụy biện khi vi phạm pháp quy thì thường mượn cớ nói: “Tôi không biết, người không biết không có tội mà ! ” để rồi giải thích cho mình. Loại ngụy biện này là ngụy biện kiểu Mượn cớ không biết. Ví dụ:
A và B là những thanh niên hiếu thắng cùng thách nhau đấu vật, nhưng trước hết, họ lập một giao ước “trong thi đấu, nếu có bề gì, thậm chí chết người thì đều không được truy cứu trách nhiệm “. Kết cục là do. A không thận trọng mà dẫn đến cái chết của B. Sau đó, A bị tòa án xét xử. Trên tòa, A hùng hồn nới:
“Tôi không biết là đã lập giao ước rồi mà nhỡ đánh chết người vần bị tòa án quy tội. Bới vậy, tôi không phải chịu tội ! “

Đó chính là ngụy biện kiểu Mượn cớ không biết.
Ngụy biện kiểu Mượn cớ không biết là vô lí, bởi vì không biết một sự vật nào đó tồn tại không có nghĩa là sự vật đó không tồn tại. Không biết điều luật nào đó không có nghĩa là người này không bị ràng buộc bởi quy định của điều luật này.
Dù là loại ngụy biện này xem ra thì vô lí đến buồn cười, nhưng kẻ ngụy biện thắng bằng cách đó đâu có hiếm gì.
Ở Nhật Bản từng xảy ra một chuyện thế này. Một người đi săn mang bộ da cáo ra hiệu da lông thú để bán. Nhưng căn cứ vào “Quy định thi hành luật săn bắn” thì cáo là động vật hoang dã cấm săn. Cảnh sát phát hiện người thợ săn nọ không hiểu luật pháp liền đưa tới sở cảnh sát, xử phạt tiền. Người thợ săn không phục, phản bác lại:
“Việc không được bắt cáo thì tôi cũng biết, thế nhưng, đây tôi bắt con cầy, pháp luật đâu có quy định không được bắt cầy nào ? “
“ô!” Cảnh sát lúc này mới ngớ ra. Nhưng rồi họ phản kích lại: “Cáo và cầy là cùng loại, cho nên cầy cũng trong hạng mục cấm săn bắt ! “
Thế nhưng, người thợ săn vẫn ngoan cố, nói rằng không biết đây là cáo và kiên quyết không nộp phạt. Vụ án này đành phải chuyển qua tòa án.
Trong lần xử sơ thầm rồi phúc thẩm, người thợ săn đều bị coi là có tội.
Bởi vì nhà động vật học giám định cáo và cây là cùng loại. Nhưng với tiền đề cáo cầy cùng một loại thì vụ án này chuyển tới tòa án tối cao lại xử người thợ săn là vô tội. Nguyên nhân xử bị cáo vô tội là:
“Cáo và cầy tuy là cùng một loại động vật, nhưng cũng có địa phương gọi tên khác nhau. Bị cáo cho rằng cáo và cầy khác nhau, với những động vật cấm săn bắt mà phân biệt không rõ là không phải cố tình phạm pháp “

Kì thực bắt cáo là bắt cáo, biết cũng thế mà không biết cung thế, đều là vi phạm quy định thi thành luật săn bắt. Thế nhưng, người thợ săn nọ đã chơi cái trò ngụy biện Mượn cớ không biết mà ngang nhiên vô lí.
Với ngụy biện kiểu Mượn cớ không biết, cần phải lấy căn cứ thực mà phản kích đích đáng. Ví dụ, Giôn-đơ nguyên là phân tử Nadi(1), năm 1958 cư trú tại Ca-na-đa. Nhiều năm qua y tung tin đồn nhảm rằng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai Nadi đâu có giết hại người Do Thái, chuyện giết hại đó là dựng lên, mục đích là bắt nước Đức phải bồi thường. Thế là, người phụ trách “Hiệp hội kỉ niệm vụ tàn sát Ca-na-đa” năm 1982 tố cáo Giôn-đơ, vạch ra cái tội phao tin phỉ báng. Tòa án đưa ra các tập sách Giôn-đơ đã in, mọi người thấy vậy đều phẫn nộ. Thế nhưng, Giôn-đơ lại bào chữa rằng:
“Căn cứ vào quy định tại điều 177 của bộ luật hình sự Ca-na-đa, chỉ khi biết rõ là tình hình không xác thực mà cố tình phao tin đồn nhảm mới cấu thành tội phạm. Thế nhưng, tôi luôn luôn tin rằng chưa hề xảy ra chuyện thảm sát bởi vậy không phải là đồn nhảm, và vì thế không thể xét tội”.
Bên thưa kiện lập tức phản bác, tội ác “tàn sát” của Na-di ngày nay đã là điều thường thức của cả phụ nữ và trẻ em, bất cứ một người phát triển bình thường nào đều không thể không biết. Giôn-đơ cứng họng. Qua tranh luận liên tiếp ngày 28 tháng 2 năm 1985, tòa án hình sự địa phương Tô-rông-tô tuyên cáo là Giôn-đơ có tội phao tin đồn nhảm.

Đứng trước sự thực đanh thép, trò ngụy biện kiểu Mượn cớ không biết của Giôn-đơ đã hoàn toàn thất bại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 9 câu ngụy biện điển hình của người Việt

    20/07/2020Quang MinhCó một thói quen rất nguy hiểm mà người Việt thường xuyên sử dụng trong giao tiếp, đó là thói quen ngụy biện. Thói quen này đã lây nhiễm một cách vô hình từ giao tiếp thường nhật, từ tâm lý thắng thua khi tranh cãi, và nhất là trong cộng đồng mạng…
  • Cái xấu và năng khiếu ngụy biện của người Việt

    28/11/2018TS. Lương Hoài NamKhông ít người lấy sự nghèo để biện minh, bảo vệ sự tồn tại cho nền giao thông xe máy, nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè… Một số người thậm chí còn đấu tranh để những thứ không phù hợp với các đô thị hiện đại, văn minh này tồn tại vĩnh viễn, bất chấp những hậu quả khủng khiếp...
  • Thói ngụy biện ở người Việt

    28/02/2017BTĐTrong cái sự thực phức tạp, mờ mờ ảo ảo của vấn đề, có cái đẹp riêng. Không phải cái đẹp trơn tru, tròn trĩnh, nhưng là cái đẹp khắt khe của sự thật. Tương tự, một lời phát biểu nghịch lí có cái đẹp của nó, vì nó có thể đánh thức chúng ta về một thế giới phức tạp, một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên vượt qua chính mình bằng cách cho các tế bào trí tuệ có cơ hội làm việc.
  • Cảm giác có lỗi

    29/10/2015Vương Trí NhànKhiêm tốn, biết điều có vẻ như là một cái gì xa lạ trong tâm lý con người đương thời. Có thể bạn cho rằng tôi đã quá lời ư? Hãy thử lướt qua báo chí và các chương trình truyền hình hàng ngày. Có phải nhìn đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười tự mãn, những lời hoa mỹ khoe tài khoe giỏi.
  • Quang Trung - Nguyễn Huệ là anh em: Lỗi của ai?

    17/07/2015Ngân AnhChương trình Chuyển động 24 của VTV1 ngày 11/7 vừa đưa một clip với nội dung phỏng vấn một loạt học sinh với câu hỏi chung “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”
  • Ngụy biện

    13/07/2014Đoan TrangCâu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim...
  • Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào?

    05/11/2004Bùi Quang MinhTrong lao động và cuộc sống hàng ngày, bất cứ với ai, ở đâu và vào lúc nào cũng đều cần phải có tư duy chuẩn xác, chân thực và đúng đắn. Để đến được sự chuẩn xác trong suy nghĩ, mỗi chúng ta đã trải qua không biết bao nhiêu suy nghĩ sai lầm, thiển cận, chủ quan, thiếu chính xác và không ít trong số đó đã phải trả giá đắt. Đây là bài viết phân tích một số lỗi căn bản của quá trình tư duy...
  • xem toàn bộ