Trẻ em Việt bị người lớn 'đàn áp' tư duy phản biện
Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt, ở trường thầy cô rầy la nếu hỏi nhiều nên trẻ chỉ biết chấp nhận...
Sau bài viết Học sinh Việt Nam 'lười hỏi, ngại tranh luận', nhiều độc giả cho rằng trẻ em bị người lớn triệt tiêu tư duy phản biện từ lúc nhỏ, trẻ nào hay thắc mắc, cãi lại sẽ bị cho là lì lợm, khó dạy bảo:
Cách dạy từ xưa đã thế. Trò mà phản biện là trò sai, thầy luôn cho là thầy đúng. Kiến thức đang dạy chắc chắn là đúng, có cãi thì sẽ sai. Bài văn cảm nhận của mỗi người nhưng lại bắt ép học sinh cảm nhận theo một hướng. Dạy thế thì ai dám phản biện.
Từ nhỏ, với những đứa trẻ, cha mẹ luôn xây dựng hình ảnh là "người lớn luôn đúng". Do đó khi đứa trẻ được ông bà cha mẹ dạy điều gì nó luôn mặc định đó là đúng mà không thắc mắc tại sao?
Hoặc có trẻ đưa ra ý kiến của bản thân và trái ngược với quan điểm của người lớn thì lại bị cho là lì lợm, không biết nghe lời, trả treo, đôi khi còn bị phạt nặng.
Từ đó cho thấy trẻ em nước ta đa phần bị "đàn áp" tư duy phản biện từ nhỏ, những đứa trẻ càng nghe lời người lớn thì tư duy phản biện càng kém. Nhưng đa số dân ta lại thích con cái mình như vậy, cho đó là dễ dạy, dễ nuôi.
Sự thật cho thấy những đứa trẻ có một độ "cứng đầu, cố chấp, ương bướng" nhất định sẽ dễ thành công sau này hơn những đứa trẻ chỉ "biết vâng lời". Những tư duy lạc hậu đó của người dân phải loại bỏ dần dần, nếu không mãi mãi học sinh Việt Nam sẽ không có tư duy phản biện tốt đâu.
Người Việt ngay từ bé đã bị cấm cãi (cấm phản biện) khi nói chuyện với người lớn. Vớ vẩn là bị ăn roi ngay. Mà khi hỏi lại bị mắng hỏi gì lắm thế. Chính vì vậy khi đi học không có thói quen tranh luận hay phản biện.
Đừng đổ lỗi cho trẻ nhỏ, hãy hỏi người lớn tại sao các em như thế? Phương pháp của cha mẹ và nhà trường không tạo cơ hội cho các em tư duy phản biện. Trẻ nhỏ chỉ là trang giấy trắng thôi
Ở một môi trường mà người lớn nói trẻ em phải răm rắp nghe theo thì tôi thấy chuyện này bình thường. Giáo viên thì luôn luôn đúng và như một người ban phát chứ không phải người chia sẻ hay cùng nghiên cứu thì không đòi hỏi gì hơn.
Quan trọng thầy cô có tạo điều kiện cho học sinh phản biện hay không, hồi nhỏ đi học nhiều khi hỏi còn bị thầy cô la mắng gây cho học sinh tâm lý ngại tranh luận. Đừng đổ lỗi học sinh.
Vấn đề không phải bản chất học sinh lười hỏi ngại tranh luận mà chúng bị triệt tiêu việc đó từ nhỏ. Ở nhà phụ huynh không trả lời mà áp đặt. Ở trường thầy cô la nếu hỏi nhiều. Riết rồi tụi nhỏ chỉ chấp nhận vì hỏi là bị la, tranh luận bị mắng là hỗn, cãi người lớn. Giáo dục phải thay đổi từ cách dạy.
VỀ VIẾT PHẢN BIỆN:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])